Mẹ tôi rưng rưng nước mắt, vội vàng đáp lễ khi nhận quà quê của thông gia
Mở túi quà quê của thông gia, mẹ tôi rưng rưng nước mắt khi thấy bánh gai và 2 con vịt được làm sạch.
Bà mừng cho con gái được mẹ chồng yêu thương.
Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Thời đại học, tôi quen và yêu chàng trai người dân tộc Tày ở Cao Bằng. Biết hoàn cảnh của anh, mẹ tôi ngăn cản, muốn tôi cắt đứt liên lạc.
Mẹ không muốn tôi lấy chồng miền núi xa xôi. Bà sợ con gái sẽ gặp khó khăn khi về làm dâu trong gia đình có nhiều tập tục khác biệt.
Tuy nhiên, tôi vẫn quyết tâm yêu và kết hôn cùng anh. Sau đám cưới, vợ chồng tôi chọn ở lại Hà Nội làm việc. Thấy tôi không đi làm dâu, mẹ có phần yên tâm hơn nhưng không mấy gắn kết với thông gia.
Trái ngược với mẹ, tôi thích nét văn hóa độc đáo của nhà chồng. Tôi thấy mọi người gần gũi, chân phương. Bởi vậy, tôi thường về Cao Bằng thăm bố mẹ chồng, kết hợp du lịch.
Nhờ lấy chồng người Tày, tôi biết Rằm tháng 7 là dịp lễ quan trọng. Vào ngày này, con gái đi lấy chồng sẽ về thăm cha mẹ, gia đình, thể hiện lòng biết ơn.
Người Tày quan niệm, những người phụ nữ sau khi đi lấy chồng, quanh năm phải lo toan việc nhà chồng. Vì vậy, Rằm tháng 7 là dịp để họ cùng chồng con trở về thăm nhà bố mẹ đẻ.
Dù tục lệ này không áp dụng với con trai và con dâu nhưng hàng năm, chúng tôi vẫn đều đặn về thăm bố mẹ chồng vào Rằm tháng 7.
Lần đầu chúng tôi về, mẹ chồng ngạc nhiên và nhắc lại phong tục chỉ dành cho những phụ nữ đã lấy chồng. Lúc đó, tôi giải thích, ở dưới xuôi, Rằm tháng 7 là lễ Vu Lan báo hiếu, dù con trai hay con gái nếu có thời gian thì nên về bên cha mẹ.
Mẹ chồng tôi tỏ vẻ thích thú. Bà nói, ngày này có cả con gái lẫn con trai, thêm con dâu con rể thì cả bản không nhà nào vui bằng.
Video đang HOT
Về quê chồng vào dịp lễ đặc biệt, tôi được mẹ chồng dạy làm bánh gai. Món bánh này thật lắm công phu. Mẹ chồng tôi vẫn giữ thói quen giã bột bánh quyện với lá gai. Để vỏ bánh có màu đẹp và mịn, bà giã suốt mấy giờ đồng hồ, mồ hôi ướt đẫm.
Giã xong, bà chuyển sang xào nhân và gói bánh bằng lá chuối. Bánh được hấp trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Dù làm bánh thật vất vả, nhưng suốt quá trình, mẹ chồng tôi luôn vui vẻ.
Những chiếc bánh gai được làm bằng sự yêu thương dành cho con dâu của mẹ chồng tôi. Ảnh: Vịnh Nhi
Mẹ chồng kể: “Lúc bà ngoại còn sống, cứ gần đến Rằm tháng 7, mẹ nôn nao đến không ngủ. Mẹ trông đến rằm để được về thăm bà. Ngày xưa, làm dâu còn khó khăn, không thoải mái như các con. Một năm, mẹ chỉ được về thăm nhà ngoại vào mùng 2 Tết cổ truyền và Rằm tháng 7.
Phụ nữ người Tày làm bánh gai bằng cả tình yêu thương và lòng kính trọng cha mẹ. Dù vất vả, mất thời gian nhưng mẹ thấy hạnh phúc lắm.
Không chỉ làm bánh gai, sáng ngày Rằm tháng 7, con gái về nhà cha mẹ, rủ nhau ra suối làm vịt. Chị em í ới gọi nhau, chộn rộn cả một góc rừng”.
Quả thật, phong tục này của người Tày thực sự đáng trân quý. Nó giúp phụ nữ đã lấy chồng có cơ hội báo hiếu với đấng sinh thành.
Không biết từ bao giờ, tôi thấy yêu thích và háo hức về quê chồng dịp Rằm tháng 7. Tôi yêu không gian thoáng đãng của bản làng và mến sự chất phác của con người nơi đây.
Vì chúng tôi chọn về Cao Bằng nên mấy năm qua, tôi không ở cạnh mẹ vào dịp Vu Lan báo hiếu. Tuy nhiên, cả năm đã ở gần mẹ đẻ nên tôi tranh thủ dịp lễ Tết về thăm nhà chồng.
Năm nay, sức khỏe tôi có chút vấn đề nên không về Cao Bằng vui Rằm tháng 7. Tôi khá tiếc nuối và có tâm sự với mẹ chồng.
Không ngờ, ngày 14/7 âm lịch, tôi nhận được một thùng đầy ắp quà quê của mẹ chồng. Khi mở thùng, tôi thấy bên trong có 2 con vịt thật béo đã được làm sạch, 20 chiếc bánh gai và rau xanh, ngô…
Nhận được quà quê, đặc biệt là bánh gai, tôi vui không thể tả. Bởi, tôi thèm mùi bánh gai do chính mẹ chồng tỉ mẩn làm.
Ngay khi khui quà, tôi lấy điện thoại, gọi cảm ơn mẹ chồng. Nghe giọng tôi thích thú, mẹ chồng cũng vui lây. Bất ngờ, mẹ chồng dặn dò: “Con mang bánh gai và con vịt sang nhà mẹ làm quà nhé.
Dưới con không có tục lệ như ở mẹ, nhưng phận làm con và hiếu thảo thì chỗ nào chẳng giống nhau. Bao năm con về đây ăn Rằm tháng 7 là bấy nhiêu lần con không về với mẹ con dịp lễ Vu Lan. Mẹ không biết dưới xuôi chuyện quà cáp thế nào, nên cứ theo lệ trên này mà chuẩn bị thay con”.
Quá bất ngờ, tôi chẳng biết nói gì, liên tục cảm ơn mẹ chồng. Sau đó, tôi rủ chồng mang bánh và vịt sang nhà mẹ ăn cơm. Thấy vợ chồng con gái sang thăm, mẹ tôi ngạc nhiên và vui mừng khôn xiết.
Khi soạn quà tôi mang qua, mẹ tôi rưng rưng nước mắt. Bà nói, xưa nay, mối quan mẹ chồng con dâu không mấy hòa hợp, dễ phát sinh mâu thuẫn. Nhưng, tôi thật may mắn, có được mẹ chồng quá đỗi đáng yêu.
Mẹ thấy tôi được mẹ chồng yêu quý thì cảm thấy an tâm. Bà không còn đau đáu chuyện con gái làm dâu gia đình người Tày có nhiều khác biệt văn hóa.
Hôm qua, mẹ gọi điện cho tôi khoe đã mua một số đặc sản, trong đó có cốm – một thức quà đặc biệt của mùa thu Hà Nội. Bà đã đóng gói đẹp đẽ, chỉ chờ tôi ghé qua nhận và mang về Cao Bằng biếu bố mẹ chồng.
Đây là lần đầu tiên mẹ tôi hào hứng và đặt trọn tâm huyết chuẩn bị quà tặng thông gia. Hành động này của mẹ cũng giúp tôi cảm thấy vui và tự tin mình đã chọn đúng chồng.
Về làm dâu 4 năm nhưng mẹ chồng vẫn chỉ coi tôi là người dưng, khi biết nguyên nhân, tôi phải cúi đầu xấu hổ
Những lời mẹ chồng nói khiến lòng tôi đau thắt.
Tôi lấy chồng xa quê, nhà chồng cách nhà tôi gần 200 cây số. Lúc quen và yêu chồng hiện tại, tôi cũng vấp phải sự phản đối của chính bố mẹ đẻ vì không muốn con gái đi lấy chồng xa. Thế nhưng, thời điểm đó, tôi vẫn nhất quyết chạy theo tiếng gọi của tình yêu. Cuối cùng, sau nhiều lần thuyết phục bố mẹ đành chấp nhận cho chúng tôi tổ chức đám cưới.
Về phần nhà chồng tôi, cả bố và mẹ đều là giáo viên về hưu, nên rất chú trọng và khắt khe về nề nếp sống. Nhất là mẹ chồng tôi, mặt bà khá khó tính lại ít nói, nhưng một khi đã nói điều gì thì rất chuẩn mực nên mọi chuyện trong nhà dù lớn hay nhỏ đều do bà quyết định. Làm dâu một gia đình gia giáo, nề nếp như vậy quả thật không dễ dàng.
Bởi vậy sau đám cưới, tôi sợ ở chung gia đình sẽ xảy ra mâu thuẫn nên dù nhà chồng chỉ cách công ty khoảng 20km nhưng tôi vẫn bàn với chồng thuê nhà trên đó và lấy lý do là tiện cho công việc, tránh phải đi lại nhiều.
Dù không sống chung nhưng tôi vẫn luôn cố gắng hoàn thành trách nhiệm của người con dâu. Những lần về thăm, bố mẹ có nói gì thì tôi vẫn nhẫn nhịn nghe theo, bởi tôi luôn muốn gia đình hòa thuận. Biết bố mẹ già, tiền sinh hoạt cũng chỉ phụ thuộc vào lương hưu nên hàng tháng tôi đều gửi về cho ông bà 5 triệu để chi tiêu.
Thời gian tôi mang thai con đầu lòng, cứ thấy tôi về là mẹ lại chuẩn bị rất nhiều món ăn dinh dưỡng cho tôi. Tuy nhiên, món mẹ nấu không hợp khẩu vị nên tôi ăn rất ít. Thậm chí, có lần tôi phải lén nấu lại, điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị của mình không là không thể nuốt nổi. Dù không thích đồ ăn của mẹ chồng nấu nhưng tôi chưa bao giờ phàn nàn với mẹ nửa câu. Bởi tôi nghĩ, mẹ chồng là người khó tính và khắt khe bà chăm sóc tôi như vậy đã là quý rồi. Tôi nên đón nhận bằng thái độ biết ơn, chứ không nên phàn nàn để gia đình không vui, tình cảm mẹ con rạn nứt.
Ảnh minh họa
Ấy thế mà trong một lần vợ chồng tôi đưa con về quê chơi, tôi đã nghe chính miệng mẹ chồng nói với cô hàng xóm rằng tôi chỉ là người dưng. Hôm đó, cô hàng xóm qua chơi, thấy tôi đang dọn dẹp nhà cửa cô liền khen mẹ chồng tôi có nàng dâu tốt, không bù cho nhà cô có nàng dâu nói nhiều, cô làm gì cũng bị con dâu cấm cản, góp ý.
Lúc ấy, mẹ chồng tôi thở dài mà nói: "Con dâu muốn tốt cho bà thì nó mới góp ý. Chứ con dâu nhà tôi tuy hiếu thảo, ngoan ngoãn nhưng cứ như người dưng. Từ ngày về làm dâu đến nay, nó luôn giữ khoảng cách với vợ chồng tôi, tôi có làm sai nó cũng không góp ý, cả tháng không về cũng chẳng đả động gọi điện hỏi han mẹ chồng lấy một câu". Đứng ngoài nghe được những lời mẹ chồng nói, lòng tôi đau thắt, liền vào phòng chốt cửa lại rồi khóc bên trong.
Chiều hôm ấy, tôi đem những ấm ức trong lòng ra nói với chồng. Chồng tôi nghe xong liền gọi bố mẹ đến ngồi lại nói chuyện thẳng thắn, sau đó anh kể lại chuyện tôi đã nghe được mẹ chồng và cô hàng xóm nói chuyện khiến cả tôi và mẹ phải xấu hổ.
Anh kể ra những đóng góp của tôi cho gia đình và việc tôi nhẫn nhịn để gia đình được yên ấm chứ không phải như bà nghĩ. Anh còn trách mẹ không nên nói xấu con dâu với người ngoài khiến tôi vô cùng cảm kích.
Chồng tôi nói xong, mẹ chồng liền quay sang xin lỗi vì đã nói những điều không hay về tôi. Mẹ cũng nói vì ông bà chỉ có một người con trai nên luôn mong có con dâu để tâm sự, nhưng tôi lại giữ kẽ quá khiến bà buồn rầu mà lỡ lời. Nhìn thấy mẹ chồng thật thà chia sẻ, tôi cũng phải xấu hổ xin lỗi mẹ.
Sau khi tháo gỡ được khúc mắc, chồng tôi mới nói rằng: "Chúng ta đã là người một nhà thì cứ tự tin, thoải mái mà trò chuyện tâm sự cùng nhau. Có gì khó chịu thì cứ nói thẳng ra để tìm cách giải quyết, như vậy mình vừa thoải mái mà người kia cũng biết đường sửa đổi".
4 năm về làm dâu tôi luôn nhún nhường vì sợ bố mẹ chồng khó tính khắt khe, giờ muốn thay đổi thật không dễ dàng. Nhưng chồng tôi nói đúng, phải cởi mở, biết chia sẻ thì gia đình mới êm ấm được.
Sau một đêm quấn quýt mặn nồng, sáng ra tôi tá hỏa phát hiện người nằm bên cạnh mình không phải là chồng Đến một hôm, chồng tôi rủ bạn bè về ăn uống. Tôi uống nhiều, say lúc nào cũng không nhớ. Tôi chỉ nhớ chồng bế tôi về giường, sau đó chúng tôi quấn lấy nhau. Trong người đang có men say cùng cảm xúc lâu ngày bị dồn nén, tôi ghì chặt lấy chồng không buông. Tôi và chồng lấy nhau đã 3...