“Mẹ thương con lắm, nhưng hết cách rồi, con ơi”
Người con trai duy nhất bị chấn thương cột sống cổ vì tai nạn giao thông trên đường đi làm về. Suốt 3 năm qua, bà Mai vay mượn khắp nơi, thậm chí bán cả ruộng chỉ để lấy vài chỉ vàng lo thuốc thang cho con.
Đó là hoàn cảnh hai mẹ con bà Trần Thị Tuyết Mai (52 tuổi, thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) và con trai là Nguyễn Chí Tâm (23 tuổi) bị chấn thương cột sống cổ nằm liệt giường gần 3 năm qua.
Tìm đến Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), người đàn bà khốn khổ đang lau mồ hôi cho cậu con trai đang nằm bất động trên giường bệnh. Tâm là con duy nhất cũng là chỗ dựa cho bà Mai khi về già. Tuy nhiên, hiện Tâm đang nằm liệt giường do chấn thương cột sống cổ, não nhũn thủy, teo não, động kinh… phải điều trị lâu dài với chi phí tốn kém. Trong khi đó, bà Mai lực bất tòng tâm không còn khả năng lo tiền để tiếp tục chữa trị cho con.
Bà Mai nghẹn lòng nhìn đứa con trai duy nhất của bà nằm liệt giường nhiều năm nay vì tai nạn giao thông
Ngồi bên giường bệnh, bà Mai kể: “Khi Tâm được 4 tuổi thì chồng bỏ đi biền biệt, tôi ở vậy nuôi con khôn lớn. Ngoài làm ruộng tôi chăn nuôi thêm heo, gà vịt, tuy cuộc sống vất vã nhưng có con trai là nguồn động viên. Thấy tôi tảo tần, Tâm nghỉ học giữa chừng phụ giúp. Năm 2012, trên đường đi làm phụ hồ về nhà bằng xe máy thì bị trượt vào cát ngã xe bị chấn thương cột sống cổ nên mới ra nông nỗi này”.
Gạt nước mắt, bà Mai kể tiếp: “5 tháng ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, Tâm bất tỉnh sống kiếp thực vật chẳng khác người chết. Sau đó, Tâm được chuyển đến Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn điều trị thêm 5 tháng. Lúc đó, Tâm còn chưa khỏe hẳn nhưng vì điều trị dài ngày chi phí tốn kém, kham không nổi nên tôi xin đưa con về nhà chăm sóc”.
Giấy vay nợ 20.000 triệu đồng từ Quỹ tín dụng xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước mà bà Mai vay để chữa bệnh cho Tâm
Về nhà một thời gian, đầu năm 2014, Tâm lên cơn động kinh co giật lại phải nhập viện cấp cứu lần nữa. Tại đây bác sĩ cho biết, Tâm bị dịch tràn não, não nhũn thủy, teo não phải phẫu thuật đặt ống dẫn lưu. Điều trị 3 tháng, Tâm tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Chỉnh hình – Phục hồi chức năng Quy Nhơn cho đến giờ.
Suốt gần 3 năm trời ròng rã mẹ con bà Mai lấy bệnh viện làm nhà. Từ ngày Tâm bị tai nạn nằm viện, bà Mai cũng chẳng nhớ nổi bà đã vay mượn bao nhiêu tiền để lo chữa trị cho con với hy vọng một ngày Tâm bình phục, sống cuộc sống bình thường. Trong trí nhớ, bà Mai chỉ biết toàn bộ gia sản hai mẹ con bà tích góp bấy lâu đều lần lượt ra đi. Thậm chí, gia tài lớn nhất còn lại là vài sào ruộng bà cũng “cầm cố” lấy vài chỉ vàng lo thuốc thang cho con. Theo giấy vay ngân hàng, hiện bà Mai đang nợ 50 triệu đồng, trong đó 30 triệu đồng Ngân hàng Chính sách xã hội và 20 triệu vay Quỹ tín dụng nhân dân xã Phước Hiệp.
“Tôi chỉ có nó là đứa con duy nhất, tốn bao nhiêu cũng lo nhưng giờ thì tôi bất lực. Giờ chỉ còn cách bán nhà cửa may ra mới có tiền lo cho con. Ngoài tiền thuốc được trả theo bảo hiểm y tế, mỗi ngày tốn cả 200.000 ngàn tiền mua thuốc ngoài. Thấy hoàn cảnh mẹ con tôi như vậy, nhiều người đi chăm sóc người thân thương tình cho người vài chục, người cho sữa hai mẹ con ăn qua ngày. Đến tiền tập máy vật lý trị liệu ngày 2 lần nhưng cũng không có cho con tập. Cháu chỉ được miễn phí một lần tập theo bảo hiểm y tế, còn muốn tập lần 2 thì phải trả tiền dịch vụ nhưng không có đành chịu”, bà Mai nghẹn lời nói.
Ngoài tiền thuốc được miễn theo bảo hiểm hộ nghèo, mỗi ngày Tâm phải điều trị bằng thuốc ngoài 200- 300 ngàn đồng – số tiền quá lớn với hoàn cảnh hiện tại của bà Mai
Video đang HOT
Bác sỹ Nguyễn Xuân Quyền, chuyên Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Quy Nhơn, cho biết: Bệnh nhân Nguyễn Trí Tâm là trường hợp bệnh rất nặng bị chấn thương cột sống cổ. Đây là giai đoạn biến chứng, việc điều trị rất vất vã, chống những cơn động kinh, co rút rất nguy hiểm. Về phương pháp điều trị, ngoài điều trị thuốc thì vẫn áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu, tập luyện hàng ngày nhưng quá trình này rất lâu dài và khá tốn kém. Hiện tại mỗi ngày, ngoài tiền được miễn theo bảo hiểm hộ nghèo thì gia đình phải tốn trên 300.000 đồng tiền thuốc, trong khi gia đình hộ nghèo rất khó khăn.
“Bệnh nhân tâm điều trị đã dài ngày tại bệnh viên, trong khi hoàn cảnh rất khó khăn nên chúng tôi cũng quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, sự quan tâm của bệnh viện chỉ một phần nào đó nên rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng. Đặc biệt là báo Dân trí thông tin về hoàn cảnh để nhà hảo tâm biết đến mà giúp đỡ mẹ con chị Mai qua lúc khốn khó”, bác sỹ Quyền chia sẻ thêm.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1868: Bà Trần Thị Tuyết Mai (ở thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định). Điện thoại: 0973.608.810. 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) * Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank: - Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí – Số tài khoản VND: 1400206027950. – Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ * Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank: - Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri – Account Number: 1400206027966 – Swift Code: VBAAVNVX402 – Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Doãn Công
Theo Dantri
Bé gái thoát chết kỳ diệu trên lưng người mẹ bị chết đuối
Khi được người dân đi chài lưới phát hiện và cứu lên bờ, sự sống của bé Hân lúc ấy chỉ còn tính bằng giây. Ấy vậy mà sau nhiều giờ bám trên lưng mẹ, chống chọi với cái lạnh, cái đói, cô bé đã thoát khỏi bàn tay "thần chết" một cách thần kỳ.
Đã nhiều ngày trôi qua nhưng câu chuyện đau thương mà kỳ diệu về bé gái người Vân Kiều sống sót trên lưng người mẹ bị chết đuối vẫn được người dân xã Linh Thượng, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị truyền tai nhau như một phép màu. Có người bảo đó là sự may mắn, có người nói do ông trời thương xót, không nỡ lấy đi mạng sống của cả hai mẹ con...
Trở về từ cõi chết!
Chúng tôi đến thăm bé Hồ Thị Hân tại bản Ba De, xã Linh Thượng, với nhiều cảm xúc lẫn lộn. Vừa mừng cho bé vì đã thoát khỏi bàn tay "thần chết" một cách diệu kỳ, vừa chạnh lòng thương xót 6 đứa trẻ thơ dại rơi vào cảnh mồ côi mẹ.
Chị Niên mất đi để lại 6 đứa con thơ dại.
Trước đó, khi đi tìm ốc tại lòng hồ Kinh Môn, chị Hồ Thị Niên (mẹ bé Hân) không may bị chết đuối. Một số người đi chài lưới phát hiện thi thể chị nổi trên mặt nước, trên lưng vẫn địu một đứa trẻ khoảng hơn 2 tuổi. Ngay lập tức, mọi người đã cởi tấm vải buộc chéo trên người chị Niên và cứu được bé Hân khi đó chỉ còn thở được từng hơi yếu ớt, người tím tái. Thi thể người phụ nữ được đưa vào bờ và sau đó được xác định là chị Hồ Thị Niên (38 tuôi, tru tại ban Ba De, xa Linh Thương, huyện Gio Linh). Cháu bé được địu trên lưng là con gái út của chị.
Lúc chúng tôi tìm đến, chỉ có mấy chị em Hân ở nhà. Ngay phía chính giữa góc nhà được kê một chiếc bàn nhỏ làm chỗ đặt di ảnh chị Hồ Thị Niên. Em Hồ Thị Hoành, chị gái Hân cho biết: "Mẹ mất rồi, các cháu chỉ còn cha thôi. Từ ngày mẹ mất, em Hân thường hay khóc và đòi mẹ, dỗ mãi mới chịu nín. Nhiều bữa em không chịu ăn, mà chỉ nằm ngủ mê mệt trên giường".
Từ ngày được cứu sống, sức khỏe cháu Hân đã bình phục nhưng những khi tỉnh ngủ, bé thường hay quấy khóc và đòi mẹ
Có lẽ, những ngày tháng lớn lên trên lưng mẹ, đi hết nơi này sang nơi khác đã làm cho cháu Hân quen với cảm giác được ẵm, bồng. Nay mẹ đột ngột ra đi đã tạo ra sự hụt hẫng, thiếu thốn tình thương của mẹ.
Mới học đến lớp 9, nhà lại đông con nên Hoành phải nghỉ học để ở nhà theo cha lên rẫy kiếm sống. Em tâm sự: "Mỗi ngày hai cha con đi cạo mủ cao su cho người khác nên các em phải tự chăm sóc lẫn nhau. Mẹ em hôm thì đưa Hân lên rẫy, hôm thì đi mò cua, bắt ốc, không may hôm ấy lại gặp nạn".
Thắp nén nhang lên bàn thờ của mẹ, Hoành chỉ biết khẩn cầu mẹ phù hộ cho mấy cha con sức khỏe. Có thể lúc này em cũng nhận thấy trách nhiệm lớn lao của người chị cả, thay mẹ để cùng với cha nuôi dưỡng cho năm người em còn nhỏ dại.
Những đứa con thơ của chị Niên bên bàn thờ mẹ
Là ngươi năm ro vê gia canh cua gia đình Hoành, cung chinh la ngươi tham gia tiêp nhân và đon chau Hân vê ban, chi Hô Thi Hôm, Chu tich Hôi Phu nư xa Linh Thương, cho biết, hôm đó khi nhân tin tư xa Gio Binh, huyện Gio Linh vê trương hơp đuôi nươc, nhiều người dân Linh Thương vội vã về đâp Kinh Môn để hỗ trợ đưa thi thể chị Niên về nhà. Luc nay, be Hân đa đươc gia đình ông Sỏ đưa lên bơ chăm soc, cháu đang dần hồi tỉnh nhưng liên tục khóc đòi mẹ. Chứng kiến cảnh tượng ấy, chúng tôi thấy thương cháu vô cùng.
"Cứu người là quan trọng nhất"
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết người đã cứu cháu Hân khỏi bàn tay "thần chết" là ông Nguyên Văn So (trú tai thôn Tiên Kim, xa Gio Binh, huyện Gio Linh). Nhiều năm nay, vợ chồng ông Sỏ thường xuyên ra hồ Kinh Môn thả lưới kiếm sống nên ông rất thông thuộc địa hình khu vực này.
Tiếp chuyện chúng tôi, ông Sỏ kể lại: "Khoang hơn 3h sang ngay 26/6, tui ra hồ Kinh Môn đê gom lươi như mọi lần. Khi đang dong ghe ra giưa hô thi nghe tiêng đông lạ. Tui vội quay lại nghe ngóng thi phát hiện môt ngươi phu nư ngoai 30 tuổi, địu con trên lưng rồi bươc ra tư trong bui. Tui cất tiếng hỏi thì người phụ nữ ấy trả lời rằng đang đi bắt ốc. Tưởng không có chuyện gì nên tui vẫn tiếp tục với công việc gom lưới".
Ông Sỏ làm nghề chài lưới ở hồ Trúc Kinh, cũng là người đã cứu bé Hân trên lưng mẹ chết đuối
Sau khoảng hơn một giờ, ông Sỏ quay về nhà để ngủ tiếp. Tuy nhiên, vừa đặt lưng xuống giường thi môt ngươi hang xom chay vao thông báo là co ngươi chêt đuôi trên hô. Ông vung dây chay theo ra hô, cheo ghe theo hương người kia chi dẫn. Đên cach bơ khoang hơn trăm met, ông bỗng nghe tiêng khoc yêu ơt cua môt đưa tre. "Lúc đó, thấy phụ nữ kia nằm sấp trên mặt nước, toàn thân tôi lạnh toát, người sững lại vì thấy thương cho hai mẹ con. Phát hiện thấy cháu bé vẫn còn sống nên tui mới vội vã cùng hàng xóm đưa cháu bé kia vào bờ, còn người mẹ thì không may đã chết từ lúc nào không hay" - kể đến đây, giọng ông Sỏ bỗng trầm lại.
Trong quan niệm của nhiều người làm nghề chài lưới, họ rât ky viêc cưu ngươi chêt đuôi. Bởi nhiều người nghĩ rằng, cứu người chết thì người cứu sẽ phải thế mạng. Hô Kinh Môn nơi chị Niên gục chết cũng đã từng xảy ra nhiều vụ đuối nước, nhiều người đã chết ở đây. Tuy nhiên, ông Sỏ đã mạnh mẽ vượt qua "lời nguyền" mang đậm yếu tố dị đoan ấy và sẵn sàng cứu người trong cơn hoạn nạn.
Sau khi đưa được cháu bé vào bờ, ông Sỏ bế cháu bé vê nha, goi vơ dây khuây nươc gưng và lây sưa cho uông. Khoang ít lâu thi đưa be tinh lại. Còn thi thể của chị Niên cũng được ông và mọi người đưa lên bờ va bao cơ quan chưc năng tại địa phương.
Là chị cả trong gia đình, Hoành đã biết trách nhiệm nặng nề của mình khi phải thay mẹ hiền chăm sóc cho các em
Nhận được tin báo của chính quyền và ông Sỏ, ngươi nha chi Niên xuông đê đưa hai me con vê. Kể từ thời điểm đó, ông So và cả gia đình ông mơi thơ phao nhẹ nhõm. Ông Sỏ cho biết: "Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ đến việc cứu người là quan trọng nhất, bởi chỉ chậm chút nữa thôi thì cháu bé kia sẽ không chịu nổi cái đói, cái lạnh sau chừng ấy thời gian được mẹ mẹ địu theo, ngâm mình dưới nước. Mẹ em không may đã chết, nếu mình phát hiện mà không cứu kịp thời thì thấy thật là tàn nhẫn".
Theo lãnh đạo UBND xa Linh Thượng, gia đình anh Hồ Văn Qúy (chồng chị Niên) thuộc diện ngheo cua xa. Chi Niên phat bênh tâm thân tư mây năm nay. Hiện gia đình đang gặp rất nhiều khó khăn. Mọi sinh hoạt phụ thuộc vào anh Quý, nhưng anh này không có việc làm ổn định, nên thu nhập bấp bênh.
Đăng Đức
Theo Dantri
Đau lòng nhìn cảnh 2 mẹ con ôm nhau chờ chết Không chồng, 44 năm mang trên người căn bệnh tim bẩm sinh quái ác. Thương thay mụn con gái duy nhất mà chị đi "kiếm" được cũng bị dị tật tim giống mẹ và vô số những bệnh tật khác nữa. Nghèo khó không tiền chữa trị, phó mặc tính mạng cho số phận, giờ đây 2 mẹ con chỉ còn biết ôm...