Mẹ thức khuya ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?
Mất ngủ dường như là nỗi ám ảnh mà nhiều bà bầu gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây nguy hiểm cho mẹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi.
Mất ngủ là nỗi ám ảnh của nhiều bà bầu – Ảnh: Minh họa
Nguyên nhân khiến bà bầu mất ngủ
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ của bà bầu là do khi mang thai cơ thể có một loạt thay đổi, đặc biệt là sự phát triển của thai nhi làm bạn khó tìm ra một tư thế ngủ phù hợp.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng góp phần gây ra hiện tượng mất ngủ của bà bầu:
- Dậy nhiều lần trong đêm: Do dạ con phát triển chèn ép lên bàng quang, hơn nữa thận phải tăng thêm 30 – 50% công suất nên bạn phải dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm, gây mất ngủ.
- Đau lưng, xương hông và chân: Em bé lớn lên khiến khối lượng cơ thể mẹ tăng nhanh, từ đó cột sống và chân bạn chịu thêm “tải trọng”.
- Do thay đổi nội tiết trong cơ thể người mẹ.
- Bị ợ hơi và táo bón: Do dạ con phát triển đẩy dạ dày lên trên, thức ăn bị giữ lại lâu hơn nên làm bạn bị ợ hơi và táo bón.
- Ốm nghén trong thai kỳ: Những khó chịu trong giai đoạn đầu thai kỳ như buồn nôn, sợ mùi vị, mệt mỏi,… cũng làm bạn mất ngủ.
- Khó thở: Trong quá trình mang thai hormone thay đổi nên việc hít thở của bạn vì thế cũng trở nên khó khăn hơn.
- Bị chuột rút: Càng về cuối thai kỳ, những cơn co cơ, chuột rút ngày càng xuất hiện nhiều về đêm khiến bạn đau điếng và tỉnh dậy giữa đêm.
Video đang HOT
- Bé đạp mẹ: Vì bé nằm trong bụng tối nên không có khái niệm ngày hay đêm. Bé xoay chuyển, nhào lộn và đạp tứ tung trong bụng mẹ bất kể lúc nào nên cũng làm mẹ mất ngủ.
Mất ngủ không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi mà còn làm ảnh hưởng tới thai nhi – Ảnh: Minh họa
Thai nhi bị ảnh hưởng như thế nào nếu thai phụ thức quá khuya?
- Con sinh ra thiếu máu
Từ 23h đến 3h là quãng thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể. Nếu thai phụ ngủ muộn thì vô tình sẽ làm lãng phí đi quá trình tạo máu tự nhiên và điều này không tốt đối với sức khỏe của thai nhi trong bụng.
- Con sinh ra bị chậm phát triển
Thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
- Trẻ sinh ra hay quấy khóc
Mẹ thiếu ngủ, mệt mỏi cũng sẽ ảnh hưởng tới đứa trẻ trong bụng. Theo đó, trẻ sinh ra luôn tức giận, hay khóc và thường tỏ ra khó chịu.
Những thói quen giúp thai phụ ngủ ngon
- Tạo thói quen thức, ngủ đúng giờ.
- Đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
- Tránh dùng các chất kích thích.
- Sử dụng những liệu pháp êm dịu cổ truyền: Xoa bóp, bấm huyệt, ngâm chân bằng nước ấm,…
- Bỏ qua những căng thẳng, suy nghĩ trước khi ngủ.
- Khi lên giường thì chỉ để ngủ mà không nên làm gì khác (như đọc sách, xem phim,…)
- Chăn màn sạch sẽ, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè.
- Nghĩ tới giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và bình yên, đừng ám ảnh là mình sẽ không ngủ được.
Còn nếu những cách trên vẫn không giúp bạn khắc phụ được chứng mặt ngủ thì hãy đến gặp bác sĩ đễ nhận được sự tư vấn thích hợp.
Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài và không khắc phục được thì hãy đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn thích hợp.
Quỳnh Chi
Theo ĐS&PL
Thai nhi bị ảnh hưởng thế nào khi mẹ thức quá khuya?
Trong thời gian mang thai những thói quen không tốt của bà bầu cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Thói quen ngủ trễ hay mất ngủ của bà bầu cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của thai nhi cũng như của bà bầu. Sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng như thế nào khi bà bầu ngủ muộn, thiếu ngủ?
Thai phụ chịu ảnh hưởng ra sao khi thiếu ngủ
Thiếu ngủ khiến bà bầu không tỉnh táo, dễ rơi vào trạng thái ngủ gật khi lái xe, dễ bị kiệt sức hoặc vấp ngã khi đi lại, nếu thế, em bé sẽ bị ảnh hưởng lớn hơn nhiều.
Thức khuya khiến não bộ thai phụ mệt mỏi, não bộ không được phát triển hồi phục đầy đủ dễ thiếu hụt vi chất. Do đó, các mạch máu não bị căng thẳng kéo dài. Một số triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, khó chịu... có thể gây ra hội chứng tăng huyết áp thai kỳ .
Ảnh minh họa.
Những thai phụ ngủ ít hơn 6 tiếng trong những tháng cuối của thai kỳ có khả năng khó sinh, phải sinh mổ và quá trình sinh nở cũng diễn ra lâu hơn so với những phụ nữ được ngủ nhiều hơn 7 tiếng mỗi ngày.
Những tác hại đến thai nhi khi thai phụ thức quá khuya
Con sinh ra bị thiếu máu: Khoảng thời gian từ 23h đến 3h sáng là thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể. Nếu thai phụ ngủ muộn thì vô tình sẽ làm lãng phí đi quá trình tạo máu tự nhiên và điều này không tốt với sức khỏe của thai nhi trong bụng.
Con sinh ra bị chậm phát triển: Thông thường, thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc kìm hãm tăng trưởng.
Nếu tình trạng mẹ bầu ngủ muộn kéo dài cộng với sự thiếu dinh dưỡng thì điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra có thể sẽ bị chậm phát triển, nhẹ cân...
Con sinh ra hay quấy khóc: Khi thai phụ thức đêm thì nhịp đồng hồ sinh học của trẻ cũng thay đổi theo người mẹ và trở thành thói quen. Mẹ thiếu ngủ, mệt mỏi nên cũng sẽ ảnh hưởng tới đứa trẻ trong bụng. Trẻ sinh ra luôn tức giận, hay khóc và thường tỏ ra khó chịu. Rất có thể tính cách con như vậy chính là do ảnh hưởng từ thói quen ngủ muộn của mẹ.
Những thói quen tốt giúp thai phụ ngủ ngon
- Thai phụ nên tử bỏ những thói quen xấu, dành thời gian nghỉ ngơi đặc biệt là đi ngủ đủ giấc và đúng giờ. Thai phụ nên ngủ trước 23 giờ đêm, ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày và có thêm 30 phút- 1 giờ nghỉ trưa.
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biết cá, các loại đậu và vitamin B sẽ cung cấp năng lượng, bảo vệ các mô thần kinh, giảm căng thẳng...giúp thai phụ có được giấc ngủ ngon. Thai phụ tránh xa rượu, thuốc lá, những nơi quá ồn ào để không ảnh hưởng xấu đến bé.
- Dậy sớm đi bộ thư giãn hoạc đi dạo hít thở không khí trong lành, giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu xóa tan mệt mỏi và có được một giấc ngủ ngon.
- Duy trì thời gian biểu hàng ngày và cố gắng tuân thủ thời gian một cách nghiêm túc sẽ giúp mẹ bầu có nhịp đồng hồ sinh học ổn định.
- Ngoài ra, ở những tháng cuối thai kỳ, áp lực của bào thai đè nặng lên tĩnh mạch phần thân dưới, gây hiện tượng phù nề. Thời gian đi ngủ hoặc nằm duỗi thẳng chân tay sẽ giúp giải tỏa áp lực, giảm bớt tình trạng phù nề.
Đồng hồ sinh học của trẻ được thiết lập từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ chính vì vậy, việc mẹ thức khuya, dậy sớm cũng ảnh hưởng đến bé. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người mẹ thường xuyên thức khuya, chơi đêm sẽ sinh ra những đứa trẻ có xu hướng ngủ đêm ít hơn và thậm chí còn khó tính hơn. Mẹ bầu đi ngủ đúng giờ và có giấc ngủ đêm đủ giấc cũng giúp trẻ sau khi chào đời có thói quen ăn ngủ giống bố mẹ.
Theo NTD/doanhnghiepvn
Mẹ bầu 39 tuần kiên quyết sinh mổ dù mẹ chồng phản đối, lúc lấy thai nhi ra bác sĩ toát mồ hôi vì sợ hãi Khi thai nhi được 39 tuần tuổi, Tiểu Vân mệt mỏi thở hổn hển và cảm nhận rõ ràng thai nhi đã giảm chuyển động, cô kiên quyết đẻ mổ mặc kệ sự phản đối của mẹ chồng. Khi con gái đầu lòng được 2 tuổi, Tiểu Vân quyết định có thêm bé nữa dưới sự thúc ép của mẹ chồng. Khi Tiểu...