Mẹ thông thái sẽ trò chuyện với con theo cách này, trẻ trưởng thành hiểu chuyện, tài giỏi hơn người
Cách bố mẹ tương tác, trò chuyện cũng có tác động nhất định đến việc định hình tính phát triển cách của trẻ.
Trong quá trình phát triển, trẻ sẽ trải qua nhiều giai đoạn khủng hoảng tâm lý, khi đó con dễ dàng phát sinh phản ứng chống đối cha mẹ để thể hiện “cái tôi” của mình.
Thực tế, nhiều bố mẹ không tự nhiên nuôi dạy nên những đứa trẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Theo đó việc giao tiếp, tương tác đúng cách với con trẻ có tác động tích cực, cũng đòi hỏi các phụ huynh phải hết sức khéo léo. Những gia đình có con cái ngoan ngoãn đều có 4 “bí mật” trong giao tiếp với con cái sau đây.
Nhìn vào con khi trò chuyện
Hầu hết các chuyên gia tâm lý đều khuyên rằng, bố mẹ nên dành nhiều thời gian chơi, tâm sự, quan tâm đến những sở thích hay vấn đề hàng ngày của trẻ.
Khi bố mẹ và con cái gần gũi với nhau, nói với nhau những lời yêu thương, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu những lời dạy bảo. Việc con nghe lời xuất phát từ việc con cảm nhận được tình thương từ cha mẹ. Điều đó sẽ giúp con thay đổi từ trong tâm, và hiệu quả hơn rất nhiều.
Đặc biệt, hãy chú ý nhìn vào trẻ, thể hiện sự lắng nghe nghiêm túc khi trò chuyện. Giao tiếp qua ánh mắt là một loại giao tiếp phi ngôn ngữ mang lại lợi ích nhất định.
Đôi khi không cần giải thích bằng lời nói, nhưng nếu bố mẹ thiện nét mặt và cử chỉ phù hợp với những gì bố mẹ đang nói, trẻ cũng sẽ hiểu được hết ý nghĩa. Ví dụ, khi nói lời yêu thương thì bố mẹ nên cười và nhìn vào mắt trẻ.
Khi bố mẹ và con cái gần gũi với nhau, nói với nhau những lời yêu thương, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu những lời chỉ dạy.
Video đang HOT
Không dùng từ ngữ đe dọa, ra lệnh
Vì trẻ em được là tấm gương phản chiếu của người lớn, nên mỗi bậc phụ huynh cần cẩn thận trong việc giáo dục trẻ, đặc biệt là ngôn từ, lời nói khi trò chuyện với con.
Những lời nói mang tính đe dọa là phương pháp giáo dục không hữu hiệu với trẻ, thậm chí sẽ khiến trẻ lặp lại hành vi sai trái nhiều lần.
“Con không được làm như vậy!”; “Ngoan ngoãn ngồi yên cho mẹ”… đôi khi sẽ phản tác dụng. Thay vì đe dọa sẽ trừng phạt nếu trẻ làm sai, bố mẹ hãy chỉ ra những hậu quả xấu để trẻ nghiêm túc học cách sửa đổi.
Nếu bố mẹ thường xuyên chỉ trích bằng ngôn ngữ chung chung có thể làm cho đứa trẻ hiểu sai thông điệp. Đồng thời giọng điệu nghiêm khắc có thể gây ra sự phản kháng của trẻ.
Thay vì đe dọa sẽ trừng phạt nếu trẻ làm sai, bố mẹ hãy chỉ ra những hậu quả xấu để trẻ nghiêm túc học cách sửa đổi.
Tập trung lắng nghe, khen ngợi khi có thể
Một nguyên tắc quan trọng khi nói chuyện với con là tập trung lắng nghe. Bố mẹ nên tránh làm việc riêng như dùng điện thoại, xem TV hoặc đọc sách.
Nếu trẻ nói chuyện nhưng người lớn không tập trung lắng nghe, con sẽ cảm thấy lời nói của bản thân không có trọng lượng và bố mẹ không quan tâm cuộc trò chuyện này.
Khi thật sự hiểu con, bố sẽ khám phá được nét tính cách độc đáo của trẻ. Đồng thời đứa trẻ cũng sẽ học hỏi được sự lắng nghe, quan tâm và thấu hiểu người khác từ bố mẹ.
Trong một số trường hợp, nếu trẻ kể về thành tích bản thân nỗ lực để đạt được, bố mẹ nên dành lời khen ngợi cho trẻ. Hạn chế việc khen chung chung hay khen cho có, bố mẹ hãy nên dành thêm thời gian tập trung vào hành vi cụ thể của trẻ. Điều đó sẽ tác động đến con nhiều hơn.
Một nguyên tắc quan trọng khi nói chuyện với con là tập trung lắng nghe.
Bố mẹ biết cách kiểm soát cảm xúc
Một nghiên cứu vào năm 2014 chỉ ra rằng 68,4% trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 1-14 phải chịu ít nhất một hình phạt thể chất hoặc tâm lý do các thành viên trong gia đình thực hiện kết hợp một loạt hình các hình thức kỷ luật có bạo lực.
Nguyên nhân phổ biến của tình trạng này chính là ở việc ông bà, bố mẹ và các thành viên gia đình đã không thể kiềm chế những cơn tức giận, cảm xúc tiêu cực của mình, dẫn tới những lời nói, hành động gây tổn thương cho trẻ.
Gặp phải tình huống trẻ không nghe lời, bố mẹ sẽ không khỏi tức giận, càng lúc càng la hét. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bố mẹ thường xuyên la mắng con sẽ có thể khiến trẻ hung hăng hơn.
Việc này cũng khiến trẻ sợ hãi và cảm thấy bất an, từ đó dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài. Còn khi bố mẹ bình tĩnh trò chuyện sẽ khiến bé có cảm giác yên tâm và cảm thấy được yêu thương.
Thay vì vô thức phản ứng khi tức giận, hãy dành một chút thời gian để “nhìn lại” hoàn cảnh của trẻ khi chứng kiến sự cáu kỉnh và tức giận của bố mẹ.
Bằng cách dành khoảng thời gian để bình tĩnh lại, bố sẽ dễ dàng thoát khỏi cơn tức giận và làm giảm mức độ nghiêm trọng của những cảm xúc tiêu cực khi phát sinh.
Khi bố mẹ bình tĩnh trò chuyện sẽ khiến bé có cảm giác yên tâm và cảm thấy được yêu thương.
Vợ ngất xỉu đêm tân hôn, vội vàng đưa tới bệnh viện, tôi cười cay đắng khi nghe bác sĩ nói
Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói rằng may vợ tôi được đưa tới bệnh viện kịp thời nên không gặp vấn đề đáng ngại.
Song, những lời bác sĩ trách móc sau đó lại khiến tôi bị "hóa đá" ngay tại chỗ. Tôi năm nay đã 30 tuổi, sau khi tốt nghiệp đại học xong thì về quê kiếm việc làm. Thành phố chật hẹp lại bon chen tôi không thích, hơn nữa bố mẹ cũng già yếu cần người chăm sóc nên tôi về quê kiếm việc làm dù đồng lương chẳng khá như ở thành phố.
Cách đây khoảng 2 năm, tôi và bạn gái cũ vốn định tiến tới hôn nhân, nhưng sau cùng vì một vài lý do mà chia tay. Chuyện này khiến tôi buồn bã, suy sụp suốt nửa năm trời cho đến khi tôi gặp Vân trong một bữa tiệc sinh nhật của người bạn.
Cô ấy cũng tốt nghiệp đại học, xinh đẹp lại duyên dáng, nói chuyện nhỏ nhẹ, nhất là chưa có người yêu. Qua trò chuyện, tôi mới biết cô ấy cũng sống cùng làng nên cả hai đã trao đổi thông tin liên lạc của nhau. Sau một thời gian nói chuyện qua lại, tôi đã phải lòng Vân lúc nào không hay nên lấy hết dũng khí để tỏ tình. Vân cũng có cảm tình với tôi nên nhanh chóng đồng ý.
Hai đứa hẹn hò được một năm thì quyết định kết hôn. Những tưởng giờ đây tôi sẽ có một mái ấm hạnh phúc bên gia đình nhỏ của mình, nhưng nào ngờ đêm tân hôn lại xảy ra sự cố khiến tôi đau đớn.
Đêm tân hôn vợ ngất xỉu khiến tôi vô cùng lo lắng, vội đưa cô ấy tới bệnh viện. (Ảnh minh họa)
Chuyện là vào đêm tân hôn, sau khi hai vợ chồng có những phút giây nồng nhiệt bên nhau, tôi vào nhà vệ sinh để tắm rửa nhưng khi quay lại thì phát hiện Vân đang nằm im bất động trên giường. Mùa này trời rất lạnh và cơ thể Vân cũng lạnh không kém. Lay gọi thế nào cô ấy cũng không tỉnh, thấy sự chẳng lành tôi vội vàng mặc lại quần áo cho mình và vợ rồi nhanh chóng đưa vợ tới bệnh viện cấp cứu.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ nói rằng may mà Vân được đưa tới bệnh viện kịp thời nên không gặp vấn đề đáng ngại. Song, những lời bác sĩ trách móc sau đó lại khiến tôi bị "hóa đá" ngay tại chỗ:
- Vợ anh đang mang thai 2 tháng, làm gì cũng phải kiềm chế, nhẹ nhàng chứ. 3 tháng đầu thai nhi còn yếu, chưa ổn định mà anh lại... suýt chút nữa là mất đứa nhỏ rồi. Tuy tình trạng sức khỏe của cô ấy đã khá hơn, nhưng để an toàn, nên để vợ anh ở lại bệnh viện theo dõi thêm vài ngày nữa.
Vân có thai ư? Rõ ràng từ trước tới nay tôi luôn giữ gìn cho cô ấy, vậy tại sao cô ấy lại mang thai được cơ chứ? Rõ ràng tôi đã bị cô ấy "cắm sừng". Dẫu vậy, tôi vẫn im lặng không nói gì, chờ một lời giải thích từ vợ. Với lại, tối hôm đó có rất nhiều người thân và bạn bè đến bệnh viện cùng vợ chồng tôi, lớn tiếng ở đây cũng không hay.
Nghe lời bác sĩ trách móc mà tôi điếng người, vợ tôi có thai ư? (Ảnh minh họa)
Sau khi xuât viên về nhà, khi sức khỏe của Vân đã ổn định, tôi mới nói chuyện thẳng thắn với vợ. Biết chuyện chẳng thể giấu được nữa, cô ấy vừa khóc vừa giải thích:
- Em xin lỗi anh. Trước khi cưới anh, bạn trai cũ đã gọi điện, nhắn tin cho em mấy lần nói muốn nối lại tình xưa. Đó là mối tình đầu của em, ngày trước chia tay vì bị bố mẹ ngăn cấm nên trong tim có chút không đành, lưu luyến. Trong một phút bồng bột, em đã đến gặp anh ta rồi qua đêm với hắn.
Nhưng đến sáng hôm sau, em lén nhìn điện thoại của bạn trai cũ thì mới phát hiện ra anh ta lừa em. Anh ta vốn là kẻ lăng nhăng, đào hoa, tán tỉnh hết cô này đến cô khác. Còn em, anh ta cũng chỉ muốn chơi đùa qua đường. Vừa bị hắn lừa xong thì anh cầu hôn nên em không do dự gì nữa mà nhận lời anh.
Sau hôm đó em đã uống thuốc tránh thai khẩn cấp, không ngờ vẫn có thai. Em van xin anh hãy tha thứ cho em, em sẽ đi bỏ đứa nhỏ này. Anh cho em cơ hội sửa sai được không? Em hứa từ nay trở đi sẽ sống một lòng một dạ với anh, sẽ làm vợ hiền của anh, anh đừng bỏ em có được không?
Nhìn Vân quỳ xuống van xin, tôi cười cay đắng, sống mũi bất giác thấy cay cay. Trong một năm yêu đương, tôi dồn hết tâm tư tình cảm cho Vân, chiều chuộng cô ấy hết mực vậy mà cô ấy vẫn đi gặp người yêu cũ, thậm chí có ý định nối lại tình xưa với hắn ta. Nếu lần đó Vân không phát hiện ra bộ mặt thật của hắn ta, chắc cô ấy đã chia tay tôi mà đến với hắn ta thật rồi.
Bây giờ tôi thật sự bối rối không biết nên làm thế nào nữa. Tôi yêu Vân thật lòng, nhưng tôi sợ một ngày nào đó cô ấy lại phản bội tôi lần nữa. Đứa nhỏ trong bụng Vân cũng không có tội tình gì cả. Chấp nhận Vân và để cô ấy sinh đứa nhỏ ra, để vợ bỏ đứa nhỏ và tiếp tục hôn nhân hay ly hôn, đâu mới là cách giải quyết tốt nhất? Xin hãy cho tôi lời khuyên.
Góp hơn 1 tỷ mua nhà mà con rể không cho tôi cùng đứng tên sổ đỏ Con rể không bỏ một đồng tiền nào mua nhà mà lại muốn đứng tên sổ đỏ sao? Vì không muốn con gái khổ nên tôi quyết định ở vậy nuôi con khôn lớn. Ngày con có công việc tốt và lấy được người đàn ông biết chăm lo cho gia đình là lúc tôi hạnh phúc nhất. Suốt 4 năm ở trọ...