Mẹ thông minh phải biết dạy con yêu thương người khác
Khi biết yêu thương và quan tâm tới người khác, bé nhà bạn sẽ được nhận nhiều hơn là mất. Và trên hết, điều này rất tốt cho sự phát triển tính cách của trẻ.
Một trong những bài học quý giá mà bạn dạy con chính là việc tạo cơ hội cho con giúp đỡ những người khác. Chúng ta không thể chỉ bàn luận về cách “phải thế này hoặc thế kia” suông một cách hời hợt. Các nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt động tình nguyện sẽ tạo cho bé phát triển tình cảm với bạn bè xung quanh, trở nên tự tin hơn, cư xử sẽ chín chắn hơn và phát triển khả năng học tập tốt hơn.
Khơi dậy đức tính vị tha ở trẻ không phải chỉ tốt cho sự phát triển tính cách của chúng mà còn có ý nghĩa nhân văn đối với xã hội. Dưới đây là một số gợi ý giúp mẹ dạy trẻ biết cách quan tâm đến mọi người xung quanh và có ý thức đóng góp vì tập thể.
9 hành động dưới đây là bài học sẽ giúp mẹ dạy con yêu thương một cách tốt nhất:
1. Khơi dậy sự thông cảm
Câu hỏi mà bạn nên thường xuyên hỏi bé là: “Con sẽ cảm thấy thế nào nếu …..?”. Hãy đặt bé vào hoàn cảnh buồn, khó khăn hay cảm xúc vui vẻ của người khác để bé cảm nhận.
2. Thức dậy sớm vào buổi sáng
Video đang HOT
Bạn có thể đặt chuông đồng hồ báo thức sớm hơn 20 phút để tránh tình trạng cả mẹ và con đều cuống cuồng lên vào buổi sáng. Bạn sẽ có thời gian chuẩn bị các thứ cho con chu đáo hơn cho ngày mới. Điều này sẽ vô hình tạo cho bé cảm giác về sự quan tâm chu đáo mà mẹ đã dành cho mình, từ đó dần dần hình thành ý thức về điều này cho bé.
3. Dạy trẻ có trách nhiệm
Bạn hãy để bé giúp bạn làm một vài việc lặt vặt trong nhà, bắt đầu từ những “nhiệm vụ” nho nhỏ và để trẻ làm từ từ rồi giao những việc khác lớn hơn, quan trọng hơn khi trẻ đã vào nếp.
4. Để bé thấy rằng những hành động tốt đẹp là điều nên làm
Cho bé thấy những hành động quan tâm người khác là một phần của cuộc sống hàng ngày bằng cách dạy trẻ chào mọi người (kể cả người lạ), bỏ rác vào thùng trong công viên hoặc giúp đỡ người lớn tuổi. Những giây phút đó sẽ tạo nên kỷ niệm đáng nhớ và ý nghĩa cho bé.
5. Nói với trẻ về câu chuyện trong các bài báo
Khi đọc báo, bạn hãy chỉ cho con những câu chuyện thú vị trong đó. Bạn có thể kể cho con về những tấm gương, số phận không may mắn nhưng lại nỗ lực, cống hiến cho xã hội, và những gì họ đã làm thay đổi thế giới. Bé sẽ có suy nghĩ khâm phục và tự nhủ về bản thân phải cố gắng hơn.
6. Bỏ những “mảnh giấy yêu thương” vào túi trẻ
Từ bây giờ, bạn hãy tạo thành thói quen bỏ những mảnh giấy nhỏ vào hộp đựng cơm hay túi áo quần để bé thấy cha mẹ yêu chúng nhiều đến thế nào. Cảm nhận tình yêu thương vô bờ từ cha mẹ sẽ tạo thêm động lực để trẻ tự tin vào bản thân mình hơn.
7. Dạy trẻ cách quản lý tiền bạc
Khi bạn đưa cho bé một số tiền, ví dụ như tiền tiêu vặt chẳng hạn, thì hãy bảo bé chia số tiền đó ra thành 3 phần: 1 phần để dành, 1 phần để tiêu và 1 phần để chia sẻ hoặc đóng góp từ thiện.
8. Tạo cho trẻ thói quen biết ơn
Hàng ngày, bạn hãy nhắc bé viết ra 3 điều khiến chúng cảm thấy hạnh phúc, biết ơn cuộc sống và những người xung quanh.
9. Cho con thấy sự tôn trọng từ bạn
Mỗi lần bé làm điều gì đó tốt, bạn hãy khen ngợi, cảm ơn và để con thấy bạn tôn trọng những hành động đó. Bé sẽ có thêm động lực, tự tin để suy nghĩ tích cực, tiếp tục làm những việc tốt và đưa ra những quyết định trưởng thành hơn.
Theo PLXH
Vấy bẩn trẻ thơ
Bi đang chơi lồng đèn ngoài sân, chạy vào nhà khóc giãy nảy. Chị Hai vội chạy ra, hỏi rối rít. Bi mếu máo, chỉ vào người anh họ: "Anh Bo đốt nến nhểu vào tay con".
Chị Hai gọi ngay Bo vào, mặt phừng phừng: "Lớn rồi sao chơi ngu vậy? Đốt nến cho em phỏng hả?". Bo chưa hiểu chuyện gì, mặt nghệch ra: "Thím Hai... Thím Hai nói gì con không hiểu". Chỉ khi cu Bi giơ ngón tay phồng lên một miếng ra cho Bo xem, cậu bé mới ngớ người. Bo lí nhí: "Không phải con làm. Là em Bi lấy giấy đốt rồi quay vòng vòng nên mới bị phỏng". Chị Hai vẫn không tin cu Bi làm, cư cả quyết: "Thằng Bi nó thật thà lắm. Chỉ có thằng Bo nói xạo thôi. Thằng này mới con nít mà ác".
Chẳng nói chẳng rằng, mẹ cu Bo nổi giận đùng đùng lôi con về đánh đòn. Bo khóc nức nở, luôn miệng kêu oan. Chỉ khi hai cậu bạn thân của Bo hôm ấy cũng chứng kiến kể lại mọi chuyện, lúc đó mọi người mới tin Bo bị oan. Chẳng ai ngờ bé Bi mới tám tuổi mà đã biết bịa chuyện đổ thừa để anh Bo bị đánh đòn oan.
Bi còn dựng chuyện làm người lớn dễ mất lòng nhau. Bi sang nhà bà nội chơi. Nghĩ con nít không biết chuyện gì nên bà nội Bi tranh thủ nhận xét vài câu không hay về mẹ Bi. Bi về học lại toàn bộ mọi chuyện cho mẹ nghe, cậu bé còn không quên thêm mắm, thêm muối: "Bà nội nói mẹ lười biếng, bà còn nói mẹ không có thương ba, bà nói mẹ là người xấu...". Chị Hai gọi điện cho toàn bộ anh em, chị than khóc, kể lể xưa nay có làm chuyện gì để mẹ chồng phật ý, sao nỡ lòng nào nói xấu chị. Lúc này mẹ và cô chồng mới hốt hoảng nhớ đến cu Bi. Mẹ chồng vội thanh minh để con dâu không hiểu lầm. Các cô chú vội xúm vào giúp mẹ chồng - nàng dâu giảng hòa.
Ngay cả người giúp việc trong nhà Bi cũng sợ cậu bé. Bi thường ngồi canh chừng họ sơ hở để mách mẹ. Bác giúp việc lớn tuổi giữ em gái của Bi. Bác ngả lưng xuống ghế chưa được ba phút, Bi chạy đi mách mẹ chuyện bác ngủ, không ngó em, em bị té. Không cần biết đầu đuôi câu chuyện, chị Hai chạy vào mắng người làm xối xả. Bác giúp việc luôn phải cảnh giác Bi. Nhiều hôm mệt mỏi dù con bé đã ngủ, bác vẫn không dám ngả lưng nghỉ vì sợ Bi thấy sẽ mách lẻo.
Nhiều bận gặp tôi, chị Hai còn cười khề khà. Chị xoa đầu khen Bi là cái camera thu phát mọi chuyện trong nhà cho chị. Chị bảo có Bi ở nhà, chị yên tâm, đi đâu cũng không lo người làm trốn việc. Chị còn khen Bi khôn khéo, không ai ăn hiếp được. Tôi chỉ biết lắc đầu ngao ngán với cách dạy con của chị. Chị không biết uốn nắn suy nghĩ cho con mà còn cổ vũ thói mách lẻo, bịa chuyện của trẻ. Cậu bé luôn tỏ ra thích thú khi những chuyện mình làm gây hại cho người khác. Một tâm hồn trẻ thơ đang bị vấy bẩn vì những suy nghĩ lệch lạc. Chỉ tiếc là người lớn lại làm ngơ không biết.
Theo PNO
Khi mẹ dạy con bố là... kẻ thù! Hận chồng chạy theo người đàn bà khác, hàng đêm Thảo ôm con vào lòng tỉ tê về những thói xấu của chồng cũ. Trong nỗi uất nghẹn vì bị phụ tình, cô rành rẽ từng tiếng: "Con phải nhớ, với mẹ con ta, bố là kẻ thù lớn nhất!". "Anh đáng bị đối xử như vậy!" Với Thảo, Duy là mối tình...