Mẹ than phiền con đi học mầm non thỉnh thoảng lại bị đổi sang lớp khác học, khi biết nguyên nhân nhiều phụ huynh lắc đầu ngao ngán
Con đi học về kể chuyện bị đổi sang lớp khác học, người mẹ cho biết chị rất buồn và bức xúc vì con bị cô giáo phân biệt đối xử.
Để đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên, đánh giá chất lượng học tập của từng lớp cũng như trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, trường học các cấp đều áp dụng phương pháp dự giờ thăm lớp. Đây thường là những tiết học khuôn mẫu. Các em ngồi trật tự, yên lặng nghe cô giáo giảng bài, cô hỏi câu hỏi nào, trò đều hăng hái giơ tay và trả lời đúng.
Vì có sự quan sát của giáo viên đồng nghiệp, ban giám hiệu, thậm chí là các sở, ban, ngành nên nhiều giáo viên dặn học sinh chuẩn bị thật kỹ, chỉ chờ đến giờ “G”. Nếu không chuẩn bị trước, khi giáo viên hỏi các bé có thể không nói hoặc nói sai. Hoặc nếu trong lớp có những em nghịch ngợm, gây ảnh hưởng quá trình dạy học, giáo viên cũng sẽ mất thời gian sửa, chấn chỉnh, thành ra bị quá giờ, cháy giáo án và bị đánh giá là không đạt.
Mới đây, một phụ huynh tên T.B than thở chuyện con bị cô cho qua lớp khác học trong tiết thao giảng. Theo chị, con đi học về hỏi mẹ tại sao sáng nay con không được học với các bạn, chị hỏi ra thì mới biết là lớp có dự giờ.
“Con mình năm nay học lớp lớn, là con trai nên hơi nghịch 1 tý nhưng học và nắm bắt ý cô đưa ra thì khá tốt. Cái này mình đã hỏi cô đợt họp phụ huynh vừa rồi. Mình thấy con buồn mà thương. Vẫn biết thành tích của lớp quan trọng nhưng không phải cách cô tạo ra sự khác biệt cho cháu đến vậy” , chị nói.
Video đang HOT
Những tranh cãi trái chiều
Tâm sự của chị B. ngay lập tức cũng nhận được nhiều ý kiến với cách nhìn khác nhau. Một số phụ huynh nhận xét, việc dự giờ là cách nâng cao chuyên môn chứ không phải là cuộc thi đua thành tích. Trong trường hợp này, cô đã quá chú trọng đến chất lượng của buổi dạy mà quên đi cảm nhận của đứa trẻ.
Tuy nhiên, số đông cho rằng, người mẹ nên thông cảm cho cô giáo vì có như thế nào cô mới buộc phải cho con sang lớp khác. Hơn nữa, cả năm cô mới hội giảng một hai lần, mỗi lần như thế chuẩn bị rất kĩ từ trang trí lớp đến nội dung bài học rồi tính số lượng cháu/lớp để có thể tổ chức trọn vẹn các hoạt động nên có thể không chỉ một mình bé bị chuyển lớp.
Một giáo viên cho biết, thông thường khi có tiết dự giờ chị sẽ không chọn bạn giỏi mà là bạn nói to, rõ ràng.
Một giáo viên cho biết, thông thường khi có tiết dự giờ chị sẽ không chọn bạn giỏi mà là bạn nói to, rõ ràng, cũng không cho các bé đi hết cả lớp vì còn phải dành chỗ ngồi cho giáo viên tham dự nữa. Người này khuyên phụ huynh nên nghĩ thoáng đi vì con mình không được dự không có nghĩa là con dốt.
Nhiều bố mẹ nêu ý kiến, tốt nhất là chị B. nên gặp cô giáo trao đổi, hỏi cô xem con mình gặp vấn đề gì chưa làm được rồi từ từ dạy con. Bên cạnh đó, mẹ có thể tạo tâm lý tích cực cho con bằng cách hỏi con sang lớp kia học có thích không, được quen bạn mới nào, cô khác dạy ra sao… Mẹ không đặt nặng vấn đề thì con cũng sẽ không để ý nhiều, đây cũng là một cách nuôi dưỡng tinh thần lạc quan cho con.
Một bài toán so sánh lớn nhỏ của lớp 1 cũng khiến phụ huynh "xoắn não" đến mức cãi nhau ỏm tỏi, lý do cũng vì đề bài quá lắt léo
Chỉ là một bài toán điền số và so sánh lớn nhỏ trong chương trình học tập của lớp 1 nhưng lại khiến các phụ huynh được phen hoang mang vì không biết phải giải thế nào cho đúng.
Chương trình cải cách lớp 1 năm nay nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận và đặc biệt là các bậc phụ huynh có con bắt đầu bước vào tiểu học. Ngoài những ý kiến đánh giá cho rằng môn Tiếng Việt đang khá căng thẳng đối với các em học sinh thì một bộ phận phụ huynh khác đưa ra rằng môn Toán mới là môn học đang đánh đố quá nhiều.
Nhiều bố mẹ đã tìm hiểu trước các bài học của con và phần bài tập để chuẩn bị giảng giải cho con khi cần thiết. Thế nhưng, có nhiều bài toán bố mẹ đọc mãi cũng không biết cách giải, thậm chí cho rằng đề bài bị sai gây khó dễ cho các em học sinh.
Trong một hội nhóm các phụ huynh có con đang học lớp 1 thì bài toán về điền số và so sánh lớn nhỏ dưới đây đã thu hút sự chú ý và thảo luận vô cùng sôi nổi. Cụ thể, đề bài đưa ra hình ảnh của 9 chú ngựa khác nhau và yêu cầu học sinh phân loại các chú ngựa này thành hai nhóm, điền số lượng ngựa của mỗi nhóm và so sánh bằng dấu thích hợp.
Bài toán lớp 1 khiến các bố mẹ cũng phải vò đầu bứt tai vì không biết phải phân loại ngựa theo tiêu chí nào cho phù hợp.
Lý do khiến các bố mẹ hoang mang khi đọc đề bài và không biết giải sao cho đúng là bởi đề bài không đưa ra tiêu chí của mỗi nhóm ngựa được phân loại như là hành động, dáng đứng. Và nhiều phụ huynh cho rằng dù có đưa ra tiêu chí thì cũng khó lòng phân loại được thành hai nhóm vì trong hình là mỗi chú ngựa có một kiểu khác nhau. Phụ huynh T.N khi nhìn đề bài đã cảm thán rằng: "Thà nói rõ nhóm ngựa đứng và nhóm ngựa nằm thì có phải học sinh còn phân biệt được! Đây chẳng hiểu nhóm kiểu gì? Con đứng, con nằm, con thì co chân... đến bại não mất thôi!".
Trong số các bình luận chỉ trích đề bài quá khó hiểu, đánh đố học sinh thì cũng có nhiều bậc phụ huynh cho rằng các bố mẹ đang làm quá vấn đề. Các phụ huynh này cho biết, bài toán chỉ yêu cầu học sinh chia số ngựa trên thành hai nhóm, không quan trọng tiêu chí chia. Sau khi các con đếm số ngựa ở mỗi nhóm rồi điền vào ô vuông, cuối cùng là đặt dấu lớn hơn hoặc nhỏ hơn vào ô tròn là hoàn thành bài viết.
" Bố mẹ nào cảm thấy khó hiểu là vì đã quen với tư tưởng bài toán chỉ có một đáp số theo cách dạy trước đây rồi, giờ các con được học theo dạng bài mở như này rất tốt cho việc phát triển tư duy. Cũng giúp các con tự tìm cách giải quyết vấn đề chứ không phải đi theo khuôn mẫu như trước nữa", phụ huynh M.T chia sẻ.
Đây là một trong số những cách mà các bậc phụ huynh đưa ra đáp án cho bài toán trên. Theo các bố mẹ thì chỉ cần cho con khoanh thành hai nhóm ngựa, đếm số con mỗi nhóm rồi so sánh là được. Không cần quan tâm đến tiêu chí đứng, nằm, co, duỗi chân.
Một giáo viên tiểu học ở quận Tây Hồ cho biết, đây là dạng bài toán so sánh đơn giản. Các con khoanh số lượng ngựa bất kỳ thành hai nhóm, đếm số lượng ngựa ở mỗi nhóm và so sánh chính xác số lượng ngựa ở hai nhóm với nhau là hoàn thành bài tập. Vì 9 con ngựa chia thành hai nhóm thì sẽ luôn có nhóm ít hơn, nhóm nhiều hơn nên các con khoanh ngựa kiểu gì cũng đúng cả. Điều quan trọng là khi các con đặt dấu so sánh có đúng hay không sẽ thể hiện việc các con hiểu bài đến đâu.
Thực tế, không ít bài toán dạng này đang làm bố mẹ điên đầu nhưng các học sinh lớp 1 lại giải xong nhanh chóng vì đã được học và làm quen với cách tư duy mở trên lớp. Bởi vậy bố mẹ khi dạy con thì không nên gò ép con phải giải bài tập theo hướng này hướng kia, mà cứ để con tự suy nghĩ và hoàn thiện theo cách hiểu của con. Nếu sai thì cùng con từ từ tìm cách giải phù hợp, đồng thời giảng giải dễ hiểu để con ghi nhớ được lượng kiến thức mới.
6 loại ảnh của con hầu như bố mẹ nào cũng vô tư đăng lên mạng xã hội mà không ngờ hậu quả khôn lường Đăng ảnh con lên các trang mạng xã hội là việc chắc hẳn nhiều phụ huynh vẫn thường làm, nhưng sau khi biết đến những rủi ro tiềm ẩn đáng sợ này, có lẽ bạn sẽ muốn cân nhắc lại. Là cha mẹ, cũng là điều dễ hiểu khi ai cũng muốn "khoe" con yêu của mình với mọi người, với bạn bè,...