Mẹ than con chán học lại không muốn về nhà, PGS.TS ở Hà Nội “hiến kế” khiến ai nấy đọc xong cũng phải rưng rưng
Khi con bệnh, bạn có thể dễ dàng điều trị bằng cách cho con uống thuốc. Tuy nhiên, với những đứa trẻ tuổi “ẩm ương” cùng những màn “chống đối” công khai thì “liều thuốc” nào mới thực sự hiệu quả?
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Bạn sẽ làm gì, ứng xử ra sao khi một ngày “trái gió”, đứa trẻ tuổi teen nhà mình bỗng dưng không thích đi học, không muốn về nhà, cấm cản thế nào cũng như không? Phản ứng đầu tiên nảy sinh trong suy nghĩ của nhiều bố mẹ hẳn sẽ là mắng cho con một trận, ép buộc con đi học, thậm chí dùng đòn roi.
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa, Giám đốc Nhịp cầu Đức CTC; tác giả cuốn sách được nhiều phụ huynh yêu thích “Cuộc chiến tuổi dậy thì” cho rằng mọi vấn đề đều có nguyên nhân sâu xa của nó: “Con không thích về nhà chắc chắn vì về nhà không thấy vui, không thấy ấm áp, không thấy sự quan tâm, chia sẻ,… Và về nguyên tắc, nếu muốn con (hay ai đó) nghe lời thì không được đặt mình vào thế đối đầu, tấn công…”.
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa.
Bố mẹ nào cũng yêu con vô điều kiện nhưng không phải ai cũng đủ tỉnh táo để học được cách làm cha mẹ thông thái. Dù là ở bất cứ độ tuổi nào, thứ những đứa trẻ cần không phải là sự thừa mứa về vật chất mà quan trọng hơn, là sự quan tâm và thấu hiểu.
Dù là ở bất cứ độ tuổi nào, thứ những đứa trẻ cần không phải là sự thừa mứa về vật chất mà quan trọng hơn, là sự quan tâm và thấu hiểu. (Ảnh minh họa)
Qua câu chuyện và các bước “gỡ rối” của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa sau đây, mong rằng bố mẹ sẽ có cách ứng xử phù hợp trước những “ẩm ương” của đứa con đang ở độ tuổi nhiều xáo trộn này. Nội dung mở đầu bằng cuộc hội thoại như sau:
- Con em không thích học, giục thế nào cũng không học, và con cũng không muốn về nhà bác ạ. Cháu chỉ về nhà để ngủ. Cứ tan học là cháu đi làm thêm ở quán cafe đến nửa đêm mới về. Cấm cản thế nào cũng không được.
- Cháu lớp mấy rồi em?
- Dạ, lớp 10.
Video đang HOT
- Ok, tạm gác câu chuyện con không thích học lại nhé, vì thực ra cái sự học bây giờ cũng chẳng có gì để làm con thích đâu em. Nếu từ bé, con đã không thích học thì chẳng có lý do gì để lớn bỗng dưng con thích cả. Giờ ta nói chuyện tại sao con không muốn về nhà. Con không thích về nhà chắc chắn vì về nhà không thấy vui, không thấy ấm áp, không thấy sự quan tâm, chia sẻ,… Em chắc lại hay la mắng, chì chiết con chứ gì?
- Dạ có, tức không thể nhịn được, nói thế nào cháu cũng vẫn không chịu bỏ làm để tập trung vào học.
- Vậy là em đã mắc sai lầm rồi nhé. Về nguyên tắc, nếu muốn con (hay ai đó) nghe mình thì không được đặt mình vào thế đối đầu, tấn công con. Em phải mừng vì con em tuy không thích về nhà nhưng còn lao vào làm ở quán cafe chứ không phải chôn thân ngoài quán nét. Còn may chán đấy. Giờ thì em nên làm thế này, nhớ làm kheo khéo để con không nghĩ là em làm trò hay diễn kịch với con nha.
1. Tuổi này các con đang muốn khẳng định mình bằng nhiều cách khác nhau, không ít đứa làm theo cách của con em, kiếm tiền (làm ra tiền oai chứ, muốn tiêu gì không phải xin bố mẹ).
Vậy em hãy “khen” con đi, chẳng hạn bảo ngày xưa bằng tuổi con mẹ chả biết gì, kiếm tiền càng không biết, bọn con giờ “khôn” hơn hẳn “bọn mẹ” ngày xưa nhiều.
2. Hỏi han về công việc của con, chẳng hạn:
- Con làm ở quán cafe có học được cách pha cafe ngon không, mẹ cũng thích uống cafe, khi nào bày mẹ cách pha với nhé.
- Quán họ thường nhập những loại cafe nào, có loại nào đặc biệt không, khi nào mẹ cũng muốn đến uống thử xem sao.
- Đã bao giờ con gặp phải khách hàng khó tính/ củ chuối chưa? Nếu con nói gặp rồi thì lựa lời bảo nó kể lại tình huống và hỏi xem con đã xử sự như thế nào, nếu có gì hay thì góp ý cho con, theo mẹ, có lẽ mình nên như thế này thì khách sẽ…. Nếu bày được cho con cách giao tiếp với các loại khách thì càng tốt.
Rồi dần dần lân la:
Những giờ nào quán thường đông khách nhất, những giờ nào vắng khách hoặc không có khách? Những lúc không có khách con thường làm gì? Mẹ nghĩ những lúc rảnh quá thì mình có thể xin phép chủ được mang sách ra đọc, con đọc những cuốn truyện con thích, hoặc mang bài tập ra tranh thủ làm cũng tốt. Nhưng con nhớ xin phép chủ quán đã nhé.
Rất nên lựa theo gout quần áo của con và mua tặng con hoặc gợi ý cho con mua vài bộ để đến chỗ làm cho lịch sự.
Nói chung, đừng dại gì mà đối đầu với bọn nhóc tuổi ấy. Hãy đứng về phía con, cố gắng cảm thông, chia sẻ, thậm chí là “đồng loã” với chúng. Bạn thân của mình ngày trước có 2 đứa con nghiện game, cô ấy còn đi học đánh game để về đánh với con cơ đấy.
Và sẽ thật tuyệt, khi đêm thằng bé trở về nhà, mẹ để sẵn một vài món ăn nó thích kèm tờ giấy dặn dò: “Con trai mẹ ăn ngon miệng rồi ngủ sớm cho đỡ mệt nha. Mẹ yêu và thương con trai của mẹ thật nhiều”. Thi thoảng thức đợi được con về là tốt nhất.
Nhà nhớ thật nhiều hoa, cắm khắp nơi, chỉ cần mỗi lọ 1 hoặc vài bông nhỏ xinh là cả nhà đã tràn đầy sinh khí rồi.
Vlogger Trung Quốc bị tẩy chay vì tái tạo dụng cụ tra tấn phụ nữ
Geng Shuai thừa nhận sự thiếu hiểu biết về lịch sử khiến anh vô tình tạo ra một sản phẩm gây tranh cãi như vậy.
"Con lừa gỗ" là một trong những công cụ tra tấn tồi tệ nhất trong lịch sử, ra đời trong triều đại nhà Tống của Trung Quốc (960-1279). Cách đây 1.000 năm, nó thường được sử dụng để hành hạ phụ nữ bị cho là không vâng lời, đi ngoại tình.
Nạn nhân bị trói trần truồng vào con vật bằng gỗ trong tư thế cưỡi, đem ra đường thị chúng trong khi hứng chịu đòn roi.
Con lừa gỗ do Geng Shuai chế tạo. Ảnh: Useless Edison.
Những chiếc gai nhọn bằng gỗ hoặc kim loại gắn trên lưng con lừa cứa qua đáy quần của họ cho đến khi họ ngất đi. Chân của nạn nhân cũng buộc thêm tạ để tăng cơn đau.
Vì vậy, khi một YouTuber Trung Quốc tái dựng lại mô hình con lừa gỗ này như phát minh vui nhộn, dân mạng lập tức lên tiếng, chỉ trích gay gắt sự thiếu hiểu biết của chàng trai.
Geng Shuai (32 tuổi), hay còn được biết đến với biệt danh "Edison vô dụng", mới đây đăng tải video tự tay làm con lừa gỗ không có gai nhọn trên nền tảng Bilibili.
Sau đó, anh hỏi người xem rằng liệu có nên sử dụng con vật này để trừng phạt những kẻ xấu tính hay không, chẳng hạn người đi ăn "chùa" trốn thanh toán hóa đơn.
Geng đùa rằng anh sẽ bắt họ ngồi trên con lừa gỗ, rồi xoay tròn đến khi nào người đó nôn hết chỗ thức ăn ra vì tội không trả tiền.
Geng Shuai là một thợ hàn dày dặn kinh nghiệm đến từ tỉnh Hà Bắc. Ảnh: Reuters.
Thế nhưng, trái với những phản hồi tích cực thường thấy ở các bài đăng trước đây, phần lớn người dùng mạng gọi sản phẩm lần này của Geng là "sự xúc phạm", "ghê tởm", đồng thời kêu gọi tẩy chay chàng trai.
"Trời ban cho Geng tài năng mà quên để lại cho anh ta bộ não", trích một bình luận dưới video.
Đứng trước làn sóng phản đối, Geng Shuai lập tức gỡ video, đồng thời đăng tải lời xin lỗi vì đã xúc phạm phái nữ bằng con lừa gỗ.
"Tôi thành thật xin lỗi nếu đoạn video làm tổn thương cảm xúc của các bạn. Do sự thiếu hiểu biết về văn hóa lịch sử, tôi đã làm một video thiếu tôn trọng phụ nữ. Hy vọng tôi sẽ nhận được sự tha thứ từ các bạn", anh viết trên trang Weibo cá nhân ngày 20/1.
Geng cho biết cho đến khi có một số khán giả lên tiếng chỉ trích, anh mới biết phát minh của mình vốn là công cụ tra tấn thời xưa. Hiện anh đã phá hủy con lừa gỗ. Geng cam kết sẽ cẩn thận hơn trong các sản phẩm tương lai, tránh làm tổn thương người xem.
Geng nổi tiếng với những sản phẩm vô dụng. Ảnh: Reuters.
Geng Shuai là một thợ hàn đến từ tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc. Năm 2018, anh trở nên nổi tiếng nhờ chuyên sáng tạo những món đồ hoàn toàn vô dụng nhưng vô cùng vui nhộn.
Thay vì giúp cho cuộc sống con người trở nên đơn giản, dễ dàng hơn, các phát minh của Geng thường phản tác dụng, đem lại kết quả hài hước. Một số sản phẩm nổi bật của nam vlogger bao gồm chiếc ô xoay, ốp điện thoại làm từ dao phay và ván trượt trông giống thanh kiếm.
Tính đến nay, Geng sở hữu tổng số 10 triệu lượt theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc. Anh trang trải cuộc sống nhờ khoản thu nhập đến từ những tài khoản này.
Cô giáo dạy Toán là mẫu ảnh kiêm photographer Tiêu Hạ tên thật là Lê Hà Phương, sinh năm 1995, đang là giáo viên dạy Toán, mẫu ảnh, photographer tại Hà Nội. Trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Tiêu Hạ đã từng có những thành tích học tập rất tốt, đạt được khá nhiều giải thưởng trong các kì thi dành cho học sinh, sinh viên về học tập...