Mẹ tái giá vẫn được phong “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
Mẹ có chồng và một con là liệt sĩ đã tái giá thì tinh thần ý kiến của Thủ tướng là cần phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết đây là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra vào ngày 30/7.
Cụ thể, trên tờ Tuổi trẻ, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan sớm có hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc cho các trường hợp cụ thể mà các văn bản trước đây chưa đề cập.
Theo bà Chuyền, riêng đối với trường hợp mẹ có chồng và một con là liệt sĩ đã tái giá thì tinh thần ý kiến của Thủ tướng là cần phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Mới đây, vấn đề này đã được đề cập đến tại buổi giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng tại quận Tân Bình và huyện Bình Chánh (TP.HCM) của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền trong một lần thăm Bà mẹ Việt Nam anh hùng
Video đang HOT
Báo cáo với đoàn giám sát, bà Trần Thị Kim Giàu, phó Phòng lao động – thương binh và xã hội Q.Tân Bình cho biết trên địa bàn quận cũng có trường hợp bà mẹ có chồng và một con là liệt sĩ nhưng đã tái giá.
Bà Giàu cho biết, quận có hỏi ý kiến Sở Lao động – thương binh và xã hội xem có được không thì bộ phận nghiệp vụ của sở trả lời rằng mẹ đã tái giá, chồng mẹ đâu phải là liệt sĩ nữa. Sở dĩ mẹ được nhận trợ cấp tiền tuất hằng tháng vì mẹ có công phụng dưỡng cha mẹ liệt sĩ và công nuôi dưỡng con liệt sĩ trưởng thành.
Bà Giàu cũng cho biết phòng nghiệp vụ của Sở Lao động – thương binh và xã hội không nói rõ căn cứ vào văn bản cụ thể nào để trả lời là không được và sau đó quận cũng không gửi hồ sơ trường hợp mẹ tái giá lên sở.
Bà Trương Thị Mai, chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đặt câu hỏi: “Thử hỏi có người phụ nữ nào lấy chồng mà muốn chồng mình thành liệt sĩ để hưởng chính sách? Có người phụ nữ nào muốn chồng là liệt sĩ để mình đi lấy chồng khác không? Chắc là cũng không có đâu. Một người phụ nữ, chồng là liệt sĩ, phải đi lập gia đình lần thứ hai cũng là đau đớn với người ta rồi”.
Bà Mai cho biết mong muốn Bộ Quốc phòng và những người làm chính sách hiểu quan hệ bà mẹ Việt Nam anh hùng là quan hệ mẹ – con; quan hệ vợ liệt sĩ là quan hệ vợ chồng là hai quan hệ hoàn toàn khác nhau.
“Mình không được xử sự một cách thiếu uyển chuyển. Tôi rất mong các cơ quan làm chính sách hết sức linh hoạt, hết sức nhân văn trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Mà cái này phải nhanh lên, phải cố gắng hết mức.
Tôi đi dự lễ trao tặng danh hiệu, có mẹ khi mình làm quyết định thì là phong tặng, đến khi trao mẹ đã mất rồi, không chờ kịp”, bà Trương Thị Mai nói.
Hà Anh
Theo_Báo Đất Việt
34 ngàn tỉ đồng: Chắc thì hãy nói!
Nghị trường ngày 14.4. Người đầu tiên đặt câu hỏi, có lẽ tình cờ, là Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai. Câu hỏi đầu tiên, hoàn toàn không tình cờ, là về vấn đề nguồn lực cho việc thay SGK bậc phổ thông: "Nguồn lực ra sao? Nhà nước bao nhiêu? Xã hội bao nhiêu?".
Bộ trưởng Bộ GD và ĐT Phạm Vũ Luận (trái) và Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển
Thứ trưởng Bộ GD và ĐT Nguyễn Vinh Hiển sau đó giải trình với một con số chính xác "34.725 tỉ đồng". Ông Hiển còn cẩn thận thòng thêm rằng "Chưa kể đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu".
Sau khi con số to đùng này được công bố trước nghị trường, thậm chí, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN và MT của QH Phan Xuân Dũng đã "quy đổi" giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo số tiền này, tương đương 1,7 tỉ USD, và là số tiền "ngoài những gì đang chi hiện nay là 20% ngân sách cho giáo dục". Còn Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý thì bình luận đại ý: Gần 2 tỉ USD không phải là chuyện nhỏ.
Hôm ấy, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, tư lệnh ngành giáo dục, kiến trúc sư của "trận đánh lớn" không có mặt trong buổi giải trình vì bận "đi công tác nước ngoài", và phải nhắc lại đến từng số lẻ của món tiền cũng như ý kiến của các vị ĐBQH để khẳng định Đề án đổi mới SGK được trình trước nghị trường không phải là chuyện nói chơi, hay "bảo vệ thử", theo cách mà sau đó Bộ GD ĐT đã thanh minh. Nói nhẹ nhàng thì đây là một sự cố đáng tiếc.
Không biết các vị ĐBQH cảm thấy bị "hớ" ra sao, không biết nhân dân cảm thấy ngỡ ngàng thế nào khi trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời chỉ ngay sau đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận bảo rằng "Nếu cần phải có đến 34.000 tỉ đồng chỉ để biên soạn chương trình SGK mới thì tôi cũng không đồng tình, cũng thấy là lãng phí, phi lý. Tuy nhiên, cần phải nói rõ con số 34.000 tỉ đồng không có trong tờ trình và những hồ sơ liên quan mà Chính phủ gửi lên Ủy ban TVQH".
Còn con số hơn 34.000 tỉ đồng, Bộ trưởng giải thích "là tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhiều nhóm chuyên gia khác nhau. Trong số 34.000 tỉ đồng này, các nhóm chuyên gia đề xuất không chỉ biên soạn SGK, mà còn bao gồm cả đào tạo đội ngũ giáo viên, mua sắm trang thiết bị và nhiều công việc khác. Riêng về biên soạn chương trình SGK, nhóm chuyên gia đề xuất trên 100 tỉ đồng".
Thôi xin không bàn đến việc 34.000 tỉ hay 100 tỉ đồng cho SGK nói riêng và "trận đánh lớn" nói chung là nhiều hay ít, là thiết thực hay không với một đề án đến lúc trình ra nghị trường mà Chủ tịch Hội đồng Dân tộc vẫn bâng khuâng tự hỏi "Cái mới là cái gì. Đột phá là cái gì?", với một cảm giác không chỉ của riêng ông Phước là "chỉ thấy hoang mang".
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là lòng tin và trách nhiệm từ sự cố đáng tiếc trên. Dư luận tất nhiên có quyền đặt câu hỏi: Có thể tin vào một đề án trình trước nghị trường mà ngay người trình còn chưa thật rõ là cần bao nhiêu tiền, ở đâu ra? Vì thế, trước một "trận đánh lớn", ngành giáo dục cần một sự chuẩn bị và tập dượt thật sự nghiêm túc.
Theo LĐO
Mua bảo hiểm y tế sẽ phải theo hộ gia đình? Ủy ban các vấn đề xã hội đề nghị bổ sung cơ chế tham gia BHYT phải theo hộ gia đình để tránh tình trạng chỉ người ốm mới tham gia BHYT, ngoài ra, giữ như quy định hiện hành về việc mọi đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT... bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban cho biết. Bà Trương...