Mẹ sinh mổ được nghe nhạc, bé phẫu thuật được xem hoạt hình
Đây là hai trải nghiệm mới cho các bà bầu sinh mổ tại BV Từ Dũ và bệnh nhi phẫu thuật trong ngày tại BV Nhi đồng TP.
BV Từ Dũ (TP.HCM) vừa áp dụng trang bị tai nghe cho các thai phụ trong lúc sinh mổ được nghe nhạc. Thay vì nghe tiếng loảng xoảng của dụng cụ phẫu thuật, tiếng tít tít của máy móc, các sản phụ sẽ được nghe những bản nhạc hòa tấu.
Khi con cất tiếng khóc chào đời, tai nghe sẽ được tháo ra để mẹ nghe tiếng khóc của con. Sau đó, khi bé đang được da kề da với mẹ, nhạc sẽ lại ngân nga để mẹ an tâm qua hết cuộc mổ.
Một sản phụ được nghe nhạc trong lúc sinh mổ tại BV Từ Dũ. Ảnh: BSCC
BS CK2 Lê Ngọc Diệp, Trưởng phòng Công tác xã hội bệnh viện, cho biết: “Đây là một trong những cải tiến mới nhằm đem đến trải nghiệm êm ái cho sản phụ sinh mổ tại bệnh viện. Sản phụ khi đi mổ có nhiều nỗi lo, tâm trạng bất an có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Việc nghe nhạc sẽ giúp cho sản phụ thư giãn, bình tĩnh vượt qua cuộc mổ”.
Hiện tại, phương pháp này đang được áp dụng để thăm dò cảm xúc, đánh giá của sản phụ khi vừa được mổ và nghe nhạc để sắp tới áp dụng rộng rãi hơn. Bệnh viện đã có năm phòng mổ được trang bị tai nghe cho sản phụ khi phẫu thuật. Dự kiến sẽ có 15 tai nghe được trang bị. Sản phụ trước khi sinh được tư vấn về việc sử dụng tai nghe nhạc khi mổ gây tê với các ích lợi của nó.
Nếu như sản phụ trong lúc chờ các bác sĩ mổ bắt con được nghe những bản hòa tấu êm dịu tại BV Từ Dũ thì tại BV Nhi đồng TP, các bệnh nhi được cho xem phim hoạt hình trong lúc mổ vừa trò chuyện thoải mái cùng nhân viên y tế.
Video đang HOT
Một bệnh nhi tiểu phẫu mổ kén gối trái trong ngày được cho xem phim hoạt hình tại BV Nhi đồng TP. Ảnh: BSCC
Sáng kiến được áp dụng tại Khoa phẫu thuật trong ngày đối với những bệnh nhi trải qua những ca phẫu thuật đơn giản trong ngày.
Việc cho các bé thư giãn trong lúc mổ giúp giải tỏa tâm trạng bất an, làm tan biến căng thẳng cho các bé.
HOÀNG LAN
Theo PLO
Sau thời "ngưng chiến", đừng để vào viện vì... "chuyện ấy"
Việc trở lại với "chuyện ấy" sau thời gian dài "ngưng chiến" do việc mang thai, sinh nở, có nhiều lưu ý về mặt sức khỏe mà các cặp đôi cần ghi nhớ.
Vài tuần sau khi con đầu lòng ra đời, chị N.Y. (27 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM) hết sức lo lắng, hết hỏi bác sĩ (BS) lại hỏi các mẹ bỉm sữa khác. Nguyên nhân là chị gái của chị, sinh con năm ngoái, đã phải nhập viện ngay 5 tuần sau sinh vì "tai nạn" ngay lần đầu gần chồng trở lại.
Cần nhẹ nhàng và đúng cách
"Chị tôi bị chảy máu nhiều, BS kêu rách túi cùng gì đó, anh rể hoảng hốt, tôi phải chăm chị. Nghĩ lại rất sợ. Chồng tôi lại còn trẻ..." - chị N.Y. tâm sự trên một trang mạng xã hội.
Ngồi trên hàng ghế chờ của Bệnh viện (BV) Từ Dũ, chị Mai T. (31 tuổi) cho biết đi khám để xem mình có bị giãn "chỗ ấy" không. Chị nghĩ rằng vì con mình khá to, lại sinh tự nhiên nên cơ thể "xuống cấp", vợ chồng thiếu mặn nồng. Còn chị M.A. (Bình Chánh, TP HCM) tâm sự: "Sau khi sinh, tôi rất căng thẳng và như bị "trơ" trong "chuyện ấy". Không chỉ làm cả 2 bị đau, mà tôi sợ làm anh ấy buồn...".
Khuyến cáo y khoa thông thường là sau 6 tuần hậu sản, "chuyện ấy" đã có thể tiếp tục. Nhưng theo các BS, "mỗi nhà mỗi cảnh".
BS Dương Phương Mai, nguyên Phó Giám đốc Y khoa Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn, khuyên chị em, điều quan trọng nhất vẫn là sức khỏe của bản thân. Ví dụ như tình trạng sản dịch sau sinh, có cảm thấy khỏe khoắn, tinh thần thoải mái để quan hệ chưa. "Có cặp bắt đầu quan hệ lại trước khi đến mốc 6 tuần, nhưng cũng có cặp để vài tháng hay 1 năm sau mới bắt đầu lại. Điều đó là bình thường, bởi vì sức khỏe, điều kiện mỗi gia đình mỗi khác" - bà cho biết.
Để "giữ lửa", các quý ông nên đồng hành cùng vợ trong quá trình mang thai, sinh nở và chăm sóc con cái: - Ảnh minh họa: Một ca sinh tại phòng sinh gia đình ở BV Từ Dũ, nơi các ông chồng có thể ở bên cạnh động viên vợ lúc "vượt cạn"
Một số phụ nữ thì lo lắng việc sinh mổ hồi phục lâu hơn sinh thường, nhưng theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Phòng chống bệnh tật TP HCM, vết mổ theo đường ngang trên xương mu (Pfannenstiel) theo kỹ thuật hiện tại có nhiều ưu điểm về kỹ thuật lẫn thẩm mỹ, nên chỉ cần vết mổ lành tốt, không có hiện tượng nhiễm trùng, bung bục vết mổ thì sản phụ có thể yên tâm quan hệ lại sau khoảng 6 tuần như đối với người sinh thường. Quan niệm dân gian kiêng 3 tháng 10 ngày là hoàn toàn không cần thiết.
Hiện tượng chảy máu do rách cùng đồ (túi cùng) thường xảy ra khi quan hệ lại quá sớm, lúc các mô cơ quan sinh dục còn quá mềm, sung huyết, vết thương chưa lành tốt dẫn đến tổn thương cơ quan sinh sản. Vì vậy khi người phụ nữ chưa hồi phục, đau đớn khi quan hệ thì nên tạm dừng.
"Quan hệ lần đầu sau sinh mà có các động tác quá mạnh, tư thế không phù hợp (như tư thế giao hợp từ phía sau), dùng dụng cụ hỗ trợ (sextoys) mạnh bạo... cũng có thể dẫn đến sang chấn" - BS Thông cảnh báo thêm.
Tâm lý rất quan trọng
Theo BS Dương Phương Mai, một số phụ nữ gặp tình trạng lãnh cảm, hết muốn gần chồng sau sinh, thường là do bản thân họ quá căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi. Vì vậy nếu muốn sớm gần gũi nhau trở lại, bản thân người chồng cần hỗ trợ vợ ngay từ đầu, từ lúc họ mang thai, sinh nở, sau đó là việc chăm sóc con nhỏ.
BS Nguyễn Ngọc Thông khuyên phụ nữ không nên ám ảnh sợ chồng mình "mất cảm giác", để rồi ảnh hưởng đến tình cảm. Sau thời kỳ hậu sản, cơ thể người phụ nữ sẽ phục hồi về nhiều mặt, bao gồm sự co hồi các mô, cơ vùng hội âm, sinh dục. Cho dù có giãn hơn một chút so với người chưa sinh thì cũng không thể gây "mất cảm giác".
Chỉ một số ít trường hợp, thường gặp trong các ca sinh khó, có tai biến, vùng sinh dục bị tổn thương, biến dạng, vết rạch không được khâu tốt, cơ địa mô - cơ - dây chằng yếu... mới có thể ảnh hưởng đến chất lượng tình dục. Nếu lo lắng thì hãy tìm đến BV chuyên về sản phụ khoa. Các thủ thuật phục hồi sàn hội âm không hề khó, nhiều trường hợp chỉ cần vài bài tập đơn giản.
"Nên lưu ý đến các trường hợp trầm cảm sau sinh, bị tâm lý sợ hãi tình dục (thường gặp ở các ca sinh khó, mang thai ngoài ý muốn do không được trang bị kiến thức phù hợp...). Các vấn đề này cần được giải quyết song song bởi chuyên gia tâm lý và sản phụ khoa" - BS Thông khuyên.
Lưu ý việc tránh thai
BS Nguyễn Ngọc Thông lưu ý phương pháp tránh thai tự nhiên "cho bú vô kinh" chỉ hiệu quả với người cho con bú hoàn toàn, chưa có kinh lại và chỉ trong vòng 6 tháng đầu. Quá thời gian này, hoặc có kinh lại sớm, hoặc bé có bú thêm sữa ngoài thì 2 vợ chồng nên lưu ý tránh thai (bằng bao cao su, thuốc ngừa thai loại dành riêng cho bà mẹ cho con bú...). Việc có thai lại quá sớm thường ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ, bé trước bị thiệt thòi vì mẹ sớm mất sữa.
Bài và ảnh: Anh Thư
Theo nld.com.vn
Trầm cảm sau sinh: Những 'tội ác' không thể ngờ từ người mẹ Trầm cảm sau sinh là bệnh lý liên quan đến suy nghĩ, hành động và sức khỏe của người phụ nữ sau sinh. Trong trường hợp nặng, ý nghĩ và hành vi hại chết đứa trẻ ngay sau khi sinh có thể xảy ra với những hoang tưởng hoặc ảo giác. Ảnh minh họa: Internet Thống kê trên thế giới cho thấy tỉ...