Mẹ Sài thành giải mã 1 số thực phẩm ‘hot trend’ cho bé ít mẹ chú ý, khoe thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng ngon hết nấc
Chị Nguyễn Mi (Sống tại Phú Nhuận) chia sẻ, nuôi con là cả một quá trình, con còn cả đời để ăn nên không cần gấp làm gì.
Bà mẹ trẻ cho biết, khi mới bắt đầu cho bé Dumbo ăn dặm, chị đã kết hợp cả 3 phương pháp: kiểu Nhật, kiểu BLW và cháo truyền thống. Theo chị, việc kết hợp cùng lúc các phương pháp này, vừa tiện lợi cho mẹ vừa cho con có cơ hội làm quen, phát triển các kĩ năng ăn uống của bé.
Chị My và bé Dumbo (Ảnh: NVCC)
“Ví dụ kĩ năng há miệng nhận thức ăn, phối hợp với mẹ khi được ăn đút hoặc cầm nắm, cho thức ăn vào miệng khi tự ăn BLW. Tuy nhiên, điều đó nghe có vẻ dễ dàng hơn đối với 1 bà mẹ ở nhà toàn thời gian. Với các mẹ đã đi làm, phải gửi con cho ông bà chăm chắc chắn sẽ gặp nhiều hạn chế”, chị Mi chia sẻ thêm.
Ngay từ ngày đầu, Dumbo ăn dặm chị Mi đã áp dụng ngay quy tắc ăn uống lành mạnh, khuôn khổ để bé ý thức được việc ăn uống phải nghiêm túc. Chị bắt đầu cho con ăn lúc 5 tháng rưỡi, khi con chưa tự ngồi vững phải dựa lưng nên chị chọn ghế ăn dặm có đệm lót và có chế độ ngả sau 45 độ. Tất cả các giờ ăn của con phải chính xác và phải ngồi vào bàn ăn. Mỗi bữa ăn diễn ra dài nhất cũng chỉ 40 phút, không ép bé ăn. May mắn, Dumbo dễ tính nên ngay ngày đầu con hợp tác luôn đến giờ.
Dumbo rất kháu khỉnh và đáng yêu, luôn hợp tác cùng mẹ trong mỗi bữa ăn (Ảnh: NVCC)
Chị Mi là bà mẹ rất chú trọng trong việc lựa chọn các nguyên liệu ăn dặm cho con. Do đó, không phải cứ thực phẩm nào “hot trend” trên thị trường chị cũng ùa theo để bổ sung cho bé, mà có sự nghiên cứu kĩ càng khi quyết định.
“Mình thường thấy các mẹ hay chọn thực phẩm vì thương hiệu, xuất xứ, giá tiền mà quên xem bảng giá trị dinh dưỡng và thành phần. Thành ra, cho con ăn theo trend nhưng cũng chưa chắc đã hiểu rõ về các loại thực phẩm “đặc biệt” đó có lợi hay hại cho con không”, mẹ Sài thành nhấn mạnh.
Theo đó, dựa trên kinh nghiệm cũng như sự nghiên cứu kĩ càng, chị Mi đưa ra cách giải thích một số loại thực phẩm thông dụng như sau:
Gluten Free
Gluten là một loại protein được tìm thấy chủ yếu trong lúa mì, lúa mạch. Chế độ ăn không Gluten (gluten free) chỉ dành cho người bệnh Celiac dị ứng/ bất dung nạp gluten. Loại bỏ Gluten ra khỏi chế độ ăn sẽ làm hao hụt hàm lượng chất xơ, vitamin, chất khoáng và các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là đối với trẻ em – đối tượng cần đc bổ sung dinh dưỡng đa dạng.
Sữa chua Hy Lạp với sữa chua thông thường
Video đang HOT
Chị Mi giải thích, nhiều mẹ tin dùng sữa chua kiểu Hy Lạp là không hại. Tuy nhiên rất ít mẹ biết thực phẩm này có lượng canxi thấp hơn sữa chua thông thường gần 1 nửa.
Trong quá trình chế biến sữa chua Hy lạp, hầu như đều bị loại bỏ hết toàn bộ váng sữa và 1 nửa lượng carbs (tinh bột, đường, chất xơ). Tuy nhiên, sữa chua này có lượng protein cao hơn và thích hợp cho bé dị ứng đạm sữa bò.
“Em bé bình thuờng, không cần ăn kiêng theo bất kì chế độ dinh dưỡng nào. Nhưng có 1 lọai gia vị kiêng càng lâu càng tốt đó là đường. Đường có mặt trong tất cả các loại thực phẩm cho trẻ em, thậm chí là thực phẩm cho bé ăn dặm (sữa chua, váng sữa, trái cây,…). Muối còn có Iợi, nhưng mình chưa thấy nghiên cứu nào nói đường có lợi cho sức khoẻ. Ăn càng sớm, hệ luỵ càng nhiều – tiểu đường, béo phì, sâu răng, tim mạch”, mẹ Dumbo nhấn mạnh.
Ruốc ( Chà bông)
Nhiều mẹ muốn chị Mi chia sẻ công thức làm ruốc cá, gà cho bé nhưng chị không làm, vì toàn cho Dumbo ăn tươi. Đối với các mẹ có ít thời gian nấu nướng, 1 hũ ruốc có sẵn trong tủ lạnh thực sự là cứu tinh.
Nhưng chị cũng khuyên rằng, các mẹ đừng quên trong quá trình chế biến, rang khô nhiều lần các loại vitamin và khoáng chất đã mất gần hết, lượng dinh dưỡng cuối cùng còn lại rất ít, ăn chữa cháy thì ngon nhưng để ăn thường xuyên dễ thiếu chất. Đặc biệt là cá hồi rất giàu chất béo có lợi Omega 3-6, DHA tốt cho trí não, nhưng rang cho khô sẽ mất hết không còn gì.
Bên cạnh đó, mời các mẹ cũng tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng đầy dinh dưỡng lại bắt mắt của mẹ Dumbo dưới đây:
4 thực phẩm nếu hấp thụ sẽ khiến người bị suy tuyến giáp gặp nguy hiểm
Với người bị suy tuyến giáp, ngoài việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng để cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng như ổn định hoạt động của tuyến giáp.
Suy giáp là một loại bệnh nội tiết, trong đó chức năng tuyến giáp bị rối loạn khiến cơ quan này không sản sinh đủ hormone như thyroxine, T3, T4 - thứ rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Người mắc bệnh suy giáp có thể bị hạ canxi máu, ảnh hưởng lớn đến tim, hệ thần kinh và quá trình điều tiết nhiệt lượng trong cơ thể.
Việc điều trị suy tuyến giáp có thể bị ảnh hưởng bởi những gì bệnh nhân hấp thụ.
Đậu nành
Trong đậu nành có chứa isoflavone - một hợp chất có khả năng tác động tiêu cực đến tuyến giáp. Một số nhà nghiên cứu tin rằng, ăn quá nhiều đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc suy giáp.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu xuất bản trên Scientific Reports, đậu nành có ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp và sự gia tăng hormone, tuy nhiên mức độ gây kích thích tuyến giáp là rất nhỏ.
Một vài nghiên cứu khác cũng chỉ ra việc tiêu thụ đậu nành có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc chữa tuyến giáp. Vì thế, bạn chỉ nên uống thuốc sau ít nhất 4 tiếng ăn đậu nành.
Rau cải xanh
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ăn những loại rau họ cải xanh có thể cản trở tuyến giáp sử dụng i-ốt - thứ rất cần thiết để tuyến giáp hoạt động bình thường.
Theo Mayo Clinic, cần tới một lượng lớn rau họ cải mới có thể thực sự tác động đến việc hấp thụ i-ốt.
Bệnh nhân suy giáp và thiếu i-ốt vẫn có thể ăn những loại rau họ cải này, nhưng phải nấu chín hoàn toàn để giảm thiểu tác động của những loại rau này lên tuyến giáp. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn những loại rau này quá 140g/ngày.
Lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc
Theo Ruth Frechman - chuyên gia dinh dưỡng, phát ngôn viên của học viện Dinh dưỡng tại Los Angeles, bệnh nhân suy giáp nên hạn chế ăn gluten - một loại protein có trong thực phẩm đã qua xử lý như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và các loại ngũ cốc khá. Nếu bạn mắc bệnh Celiac, gluten có thể gây kích ứng ruột non và cản trở việc hấp thụ các loại thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Endocrine Connections đã chỉ ra, suy giáp và bệnh Celiac thường xuất hiện cùng nhau.
Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào chứng minh chế độ ăn không gluten có thể chữa bệnh suy giáp, nhưng có thể đem tới một vài lợi ích nhất định cho các nữ bệnh nhân mắc suy giáp.
Cà phê
Các nhà khoa học đã phát hiện chất caffeine trong cà phê có khả năng ngăn chặn sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp.
Những người đang dùng thuốc chữa tuyến giáp mà uống cà phê vào bữa sáng sẽ khiến cho nồng độ hormone tuyến giáp trở nên khó kiểm soát, gây khó khăn cho bác sĩ.
Các bác sĩ khuyên mọi người nên uống thuốc với nước lọc, cũng như chỉ uống cà phê sau ít nhất 30 phút uống thuốc.
Những thực phẩm tốt cho trẻ béo phì Chế độ ăn đúng đắn là cách giúp kiểm soát cân nặng của trẻ béo phì một cách hiệu quả. Các thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, trái cây,... là những thực phẩm tốt cho trẻ béo phì và nên được sử dụng bổ sung cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày. Điều chỉnh chế độ ăn uống là một...