Mẹ Sài Gòn mang bầu với chồng Ý, khóc nấc khi mới sinh vì cả người bé “xanh lè”
Không phải trải qua cảm giác ốm nghén nhưng suốt thời gian mang bầu và những ngày sau sinh chị Huyền Phan lại khóc rất nhiều.
Nên duyên cùng ông xã người Ý sau lần đi chơi cùng đám bạn, chị Huyền Phan (38 tuổi) ở Sài Gòn đang có cuộc sống hạnh phúc bên chồng và cậu con trai Robi (1,5 tuổi).
Đã gần hai năm trôi qua sau lần mang thai và vượt cạn nhưng chị vẫn nhớ y nguyên cảm giác của những lần khóc “sướt mướt” do sự thay đổi hormone trong cơ thể nhưng không thể thích ứng kịp. Rất may mắn trong suốt quãng ngày khó khăn đó chị luôn có anh chồng ngoại quốc ở bên động viên và đón con yêu chào đời.
Chị Huyền không phải trải qua cảm giác ốm nghén nhưng suốt thời gian mang bầu và những ngày sau sinh chị lại khóc rất nhiều.
Mang bầu suôn sẻ vẫn suốt ngày khóc “sướt mướt”
Chị Huyền Phan cho biết, hai vợ chồng chị quen nhau qua 1 lần đi chơi với bạn. Sau một thời gian tìm hiểu hai người sớm tiến tới hôn nhân và rất nhanh sau đó là sự xuất hiện của em bé Robi. Nhớ lại ngày hay tin mang bầu, chị nói: “Lúc biết mình mang thai cảm giác khó diễn tả lắm, mình vừa khóc vừa cười. Mắc dù 2 đứa có kế hoạch từ trước nhưng khi con đến thì cũng khá bất ngờ. Mình còn không tin và bắt ông xã đi mua 3-4 que thử để về thử lại”.
Thai kỳ chị trôi quá khá nhẹ nhàng và không có cảm giác ốm nghén, tất cả mọi hoạt động diễn ra bình thường như lúc chưa có bầu. Thậm chí thời gian đó hai vợ chồng chị đang tìm mua nhà nên ngày nào cũng hoạt động hết công suất từ sáng đến đêm, vừa đi xem nhà, chọn nhà, làm nội thất, mua trang thiết bị, trang trí.
Dù được chồng tạo tâm lý thoải mái nhưng những thay đổi hormone trong cơ thể nhưng không thể thích ứng kịp làm cho chị khá nhạy cảm.
May mắn trong suốt thai kỳ em bé luôn khỏe mạnh, phát triển bình thường, chỉ khi đến giai đoạn cuối mỗi khi không thấy em bé đạp là chị lại lo lắng. Chị được bác sĩ đưa ra lời khuyên ăn uống bình thường, bổ sung thêm canxi và axit folic mỗi ngày. Nhờ sinh hoạt điều độ, duy trì ngủ đủ giấc nên cả thai kỳ chị tăng 12kg.
Những tưởng thai kỳ sẽ nhẹ nhàng trôi qua nhưng khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2, do sự thay đổi hormone trong cơ thể nhưng không thể thích ứng kịp làm cho chị khá nhạy cảm, hễ đụng chuyện gì hay có chuyện gì cần tranh luận là nước mắt rơi lã chã. Lúc đầu ông xã chị không biết nên cứ gặng hỏi nguyên nhân, thậm chí nổi cáu cáu vì chuyện không có gì cũng khóc làm anh bị rối, nhưng rồi anh lại kiên nhẫn an ủi và giải thích để vợ có thể yên tâm dưỡng thai.
Chị kể: “Mình có cái tật càng được người khác hỏi càng khóc nhiều, ngồi khóc mãi và không nói được gì, nhiều khi khóc xong thấy mình vô lý đùng đùng. Sau này chắc chồng biết nên có thay đổi chiến thuật, không đôi co cự cãi với mình nhiều nữa mà chấp nhận, cái gì vợ nói cũng đúng hết. Đợi khi nào tinh thần mình thật thoải mái vui vẻ thì mới ngồi nói chuyện và phân tích cho mình thấy cái đó là đúng hay sai, vì sao lại như vậy. Có lẽ đó là khoảng thời gian không bao giờ mình quên được. Nếu có bầu tập 2 thì cố gắng nghỉ ngơi nhiều và bớt suy nghĩ lung tung, cố gắng luôn giữ tâm trạng vui vẻ và thoải mái”.
Video đang HOT
Tuy nhiên nhờ có ông xã ở bên quan tâm mà chị vượt qua khoảng thời gian bầu bí kinh khủng đó. Anh chồng quốc tịch Ý khá tâm lý và hiểu chuyện nên giành làm công việc ở nhà, hạn chế tối đa cho chị phải làm việc nhà hay vào bếp nấu nướng. Suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng của chị đều được chồng chăm sóc kỹ lưỡng, anh là người sẽ lên thực đơn và khuyên chị nên ăn những gì tốt cho em bé mà không làm mẹ tăng cân nhiều.
“Anh xã thường hỏi mình thích ăn gì trước rồi bắt đầu chọn món và gọi đồ. Ngán nhất là vụ chesse (phô mai) tại mình chỉ thích món ăn Việt Nam thôi, mà trước giờ ăn uống vô tội vạ và không có kiểm soát gì hết, thích gì ăn đó. Khi mang bầu anh xã mỗi ngày có khuyến khích mình ăn 1 chút phô mai để cung cấp canxi cho cơ thể, thời gian đầu còn tạm tạm chứ về sau không ăn nổi, nhiều khi cả tuần mới ăn 1 chút. Chỉ cố gắng ăn những món thiên về cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể” – chia Huyền sẻ.
Chị không quên lưu giữ lại những khoảnh khắc mang bầu đáng nhớ.
Vợ sinh xong chồng bắt nằm im một chỗ
Theo lời chị Huyền, chị sinh bé Robi ở tuần thứ 39. Hôm trước ngày sinh, chị bị rỉ ối nhưng do có hỏi bác sĩ trước về tình trạng vỡ ối và các bước phải chuẩn bị trước nên chị không lo lắng quá nhiều. Đến 6h sáng thức dậy chị nói với chồng: “Chắc hôm nay em đẻ, mình đi bệnh viện thôi”. Vậy là 2 vợ chồng dậy chuẩn bị vali đồ đã soạn sẵn để vào bệnh viện.
Ngày chị Huyền sinh cũng có 3 ca cùng đi đẻ và nằm 3 phòng cạnh nhau. Chứng kiến ca đầu đẻ thường la hét quá nhiều chị dặn lòng không được kêu ca vì sợ mất sức sẽ không thể sinh thường. Lúc đó chị chỉ biết bặm môi và nắm chặt 2 thành giường chịu đựng mỗi khi lên cơn gò.
Em bé Robi chào đời ở tuần 39
Con không may bị viêm da dị ứng phải bôi thuốc xanh khắp người.
“Nằm mãi nhưng cổ tử cung không mở nên bác sĩ tư vấn mình sinh mổ. Khi mới nghe đẻ mổ mình khóc vì điều này ngoài dự kiến và cũng sợ hậu quả của thuốc tê làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bác sĩ và các y tá phải trấn an mình mới bình tĩnh trở lại sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật. Đến 6h chiều thì bác sĩ lấy bé ra khỏi bụng mẹ, con nặng 3,25kg giống y chang ba nên mọi người đến bây giờ vẫn luôn chọc mình là đẻ mướn. Ba bé xin vô phòng mổ với mình ngay từ đầu nên cũng chứng kiến hết và nói nhớ mãi cái cảnh nhìn thấy con được bác sĩ lấy ra từ bụng mẹ. Cảm xúc khó tả và không bao giờ quên được” - mẹ 8X nhớ lại.
Vì gia đình nhà chồng ở nước ngoài, bố mẹ đẻ lại lớn tuổi nên hai vợ chồng chị Huyền chăm nhau là chính. Sau sinh ngày đầu tiên chồng chị được y tá hướng dẫn những bước cơ bản sau đó tự bế bé, pha sữa, cho bé ngủ, phụ chị việc ăn uống, đưa bé đi tiêm vaccine, tắm, massage và thức trắng nhiều đêm đầu lo cho vợ con, cứ như vậy cả 2 cứ chia nhau chăm con trong khoảng thời gian chị ở cữ. “Vì sợ vợ đau nên sau sinh anh bắt mình nằm im để anh làm hết” - chị nói.
Sau sinh ngày đầu tiên chồng chị được y tá hướng dẫn những bước cơ bản sau đó tự bế bé, pha sữa, cho bé ngủ, phụ chị việc ăn uống.
Lần đầu làm bố mẹ nên 2 vợ chồng chị đều gặp không ít trở ngại và khó khăn, thêm một kỷ niệm đáng nhớ và cũng lấy đi nhiều nước mắt của chị, “Đó là lúc mới sinh được 2 ngày thì em bé bị viêm da dị ứng nhưng cả hai vợ chồng đều không biết, sau khi ông xã đưa bé đi tắm và massage về mình thấy người của con bị bôi thuốc xanh lè, từ mặt mũi tay chân đến khắp người. Nhìn thấy con vậy thương quá tự nhiên khóc quá trời. Sau khi được bác sĩ giải thích cũng thấy đỡ lo hơn nhưng mẹ vẫn khóc liên tục” – chị Huyền cho hay.
Hiện tại, bé Robi đã 1,5 tuổi, chăm con nhỏ dẫu vất vả nhưng anh xã của chị luôn biết nói lời yêu thương, động viên vợ. Ngay cả khi chị Huyền cảm thấy cơ thể mình xấu xí nhất thì cũng an ủi rằng yêu chị vì chị và bé Robi đã là cả thế giới của anh.
Những hình ảnh hạnh phúc của gia đình chị Huyền Phan với người chồng mang quốc tịch Ý.
Chồng mải trông y tá tắm cho con, về đến phòng phụ sản chết lặng khi nhìn vợ
Người vợ đã suýt không giữ được tính mạng khi ở phòng sau sinh một mình.
Người phụ nữ sinh con được ví như đi qua cửa tử, không chỉ lúc sinh nở mà cả những ngày đầu sau sinh như câu chuyện của sản phụ suýt không thể giữ được tính mạng sau sinh dưới đây.
Xinxia (sinh sống tại Trung Quốc) năm nay 21 tuổi và chồng là bạn học cấp ba. Họ kết hôn sớm sau khi đã tự mình mở một cửa hàng vật liệu xây dựng ăn nên làm ra. Sau khi kết hôn, cặp đôi dọn ra ở riêng và nhanh chóng có bầu.
Vì có bầu khi còn khá trẻ nên bà mẹ này rất khỏe mạnh, không bị ốm nghén, phù nề hay một vết nám nào trên mặt. Cô vẫn có thể ăn uống thoải mái và đứng bán hàng đến tận cuối thai kỳ. Khi thai được 37 tuần, Xinxia đột ngột vỡ ối và sinh non. Vì gia đình 2 bên đều khá bận rộn nên chỉ có 2 vợ chồng vào viện.
Bà mẹ trẻ tự đi vệ sinh sau khi chồng đi theo y tá cho con đi tắm. (Ảnh minh họa)
Sau hơn mười giờ đau đớn, cuối cùng bà mẹ trẻ cũng sinh ra một bé trai vào tối hôm đó. Người chồng rất phấn khích, còn người mẹ trẻ thì nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Họ chọn một phòng riêng cho thoải mái. Mới sinh xong chưa đầy 12 giờ, Xinxia đã tự ngồi dậy và đi vài bước. Những sản phụ ở các phòng bên cạnh tỏ ra ghẹn tỵ với người mẹ trẻ vì không có được sức khỏe tuyệt vời như cô. Ai ngờ vì quá chủ quan mà mẹ trẻ suýt không qua khỏi khi đi vệ sinh chỉ vài giờ sau đó.
Vào buổi sáng, y tá đến và nói rằng cô sẽ đưa em bé đi tắm, Xinxia nhờ chồng đi theo y tá để cô ở lại trong phòng. Chồng cô đi được vài phút thì cô muốn đi vệ sinh. Trước đó, bác sĩ nói với Xinxia rằng cô phải có người nhà dìu đi vệ sinh, nhưng lúc đó trong phòng không có ai nên cô đã tự đi một mình.
Tuy nhiên, khi cô muốn ngồi xổm xuống, Xinxia cảm thấy rất đau, vì vậy cô ngồi dựa vào tường. Sau đó, cô vịn tường đứng dậy thì mắt mờ đi, chân tê cứng. Sản phụ lạnh toát người và ngã quỵ xuống.
10 phút sau, người chồng bế con về phòng thì không thấy vợ đâu. Anh vội vã đi vào nhà vệ sinh thì thấy một cảnh tượng hãi hùng: Xinxia bất tỉnh trên nền nhà, quần cô ướt đẫm máu, chồng cô hét to gọi các bác sĩ đến.
Sau hơn 5 giờ tích cực cứu chữa, Xinxia đã qua cơn nguy kịch. Bác sĩ hỏi người chồng sao lại để vợ một mình. Người mẹ mất rất nhiều máu khi sinh con, khi ngồi xổm trong nhà vệ sinh có thể bị chóng mặt và ngất đi. Lúc này người chồng vô cùng hối hận, liền gọi ngay mẹ chồng và mẹ đẻ lên để chăm sóc Xinxia cùng với anh.
Sau hơn 5 giờ tích cực cứu chữa, Xinxia đã qua cơn nguy kịch. (Ảnh minh họa)
Sau khi sinh cơ thể người mẹ còn yếu nên thường mắc phải một số chứng bệnh cả về tâm lý và thể chất, bao gồm các bệnh hậu sản như:
Nhiễm khuẩn hậu sản
Các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục và thâm nhập vào cơ thể người mẹ thông qua âm đạo, cổ tử cung, các tổn thương ở cơ quan sinh dục trong quá trình sinh nở hoặc lây nhiễm từ dụng cụ đỡ đẻ khi sinh mổ... Khi bị nhiễm khuẩn hậu sản, mẹ có thể gặp các trạng thái bệnh như: nhiễm khuẩn tầng sinh môn, viêm phần phụ và dây chằng rộng, nhiễm khuẩn huyết, viêm tĩnh mạch.
Băng huyết sau sinh
Là một trong những tai biến sản khoa hay gặp nhất với nguy cơ cao trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Đây cũng là nguyên nhân chính gây tử vong cho sản phụ nếu không được cứu chữa kịp thời. Triệu chứng khi băng huyết sau sinh là ra máu nhiều, khó cầm máu khiến mẹ bị mất máu gây choáng váng, da xanh nhợt nhạt, huyết áp giảm nhanh chóng, tay chân lạnh, đổ nhiều mồ hôi và ngất xỉu.
Đau tầng sinh môn
Đối với những phụ nữ sinh thường, đau tầng sinh môn là tình trạng hậu sản khá phổ biến. Những mô mềm nằm giữa khu vực âm đạo và trực tràng có thể bị kéo căng hoặc rách, bị cắt trong quá trình sinh nở. Đây là nguyên nhân khiến tầng sinh môn của mẹ bị sưng, bầm tím và đau nhức.
Ngoài ra, mẹ còn đối mặt với các nguy cơ như nhiễm trùng vết mổ, trầm cảm sau sinh, tắc tia sữa... Người mẹ nhất thiết phải có người ở bên cạnh ít nhất là 2 tuần sau sinh để có thể đỡ đần việc chăm sóc em bé cho mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe.
Đam San
Từng mất con khi thai mới 6 tháng, 9X khổ tận mang bầu lần 2 còn bị chê lười biếng Phương Anh từng mất con ở tuần 26, đến khi mang thai lại cô gặp vô vàn bệnh lý thai kỳ, liên tục phải uống và tiêm thuốc để giữ con. Thấy Phương Anh nằm một chỗ, không ít người nói cô "õng ẹo" lười biếng. Nỗi đau mất đứa con đầu có lẽ khiến Phương Anh (24 tuổi) ám ảnh đến suốt...