Mẹ Sài Gòn mách cách đẻ thường không hề đau đớn dù không dùng thuốc giảm đau, mẹ sắp sinh nên học hỏi
“Khi coi tất cả là trải nghiệm thì mọi sự đều là tận hưởng. Khi coi đó là trách nhiệm thì tất cả là gánh nặng, đau đớn”, chị Thanh Hải cho biết.
Trước đó khi coi chuyện đi đẻ là gánh nặng, là cực hình, nỗi thống khổ, chị Thanh Hải (29 tuổi, hiện đang sống ở Sài Gòn) đã phải trải qua cuộc hành xác thực sự. Chị đau “lên bờ xuống ruộng”, dù được tiêm mũi gây tê ngoài màng cứng nhưng cũng không ích gì, gào thét như điên, đổ lỗi cho chồng, cho em bé trong bụng. Mất gần 1 ngày, con mới chào đời trong sự cố gắng đến tuyệt vọng. Sinh xong cả ngày chị không ngủ được vì đau và vì sợ đủ thứ, con khóc không ngó ngàng gì vì vẫn còn giận con vì đau.
Chị Thanh Hải có 2 bé, nhưng trải nghiệm 2 lần đi sinh lại trái ngược hoàn toàn với nhau.
Nhưng đó là chuyện của lần đi sinh đầu, cách đây 4 năm. Còn lần sinh con thứ 2 thì mọi chuyện ngược lại, nhẹ nhàng vô cùng. Có cơn đau, chị chuẩn bị tư thế, tinh thần, đến viện đã mở 8 phân, vào phòng đẻ chỉ 5 phút là con đã chui ra, nhẹ nhàng, đơn giản vô cùng. Tất cả đó là nhờ bí quyết: “Khi coi tất cả là trải nghiệm thì mọi sự đều là tận hưởng. Khi coi là trách nhiệm thì tất cả là gánh nặng, đau đớn. Lần 2, mình dù đau, vẫn cảm thấy hạnh phúc khi được làm phụ nữ. Thật kỳ diệu khi được mang trong mình một sinh linh bé nhỏ từ khi còn là bào thai đến khi tròn trịa ra đời”.
Hãy cùng nghe nhật ký đi sinh thật đặc biệt trong lần 2 và cách chị Thanh Hải vượt qua cơn đau để coi chuyện đi đẻ thật nhẹ nhàng, sung sướng:
“5h30 phút sáng đúng ngày dự sinh, lúc này mình đang cho bạn lớn bú cữ cuối cùng trước khi dậy, thì thấy có 1 luồng điện chạy dọc sống lưng và bụng quặn lên. Bình tĩnh gọi chồng dậy trông con xong xuôi, mình xếp đồ đi tắm gội, tẩy da chết, ngồi dưới vòi sen, ngâm người và bắt đầu birth position (tư thế sinh) trong chậu tắm. Cơn gò bắt đầu đến từng cơn nhè nhẹ. Mình tự thưởng cho bản thân được đùa nghịch dưới nước gần 1 tiếng, tắm xong không quên bôi dưỡng thể.
Bức ảnh đi sinh hiếm hoi chị còn giữ lại. Vào viện chưa kịp thay đồ bà đẻ đã đẻ luôn được.
Video đang HOT
Chị cho bé lớn bú song song ngay trên giường đẻ.
Những cơn gò đến dồn dập hơn. Thật ra đau thốn cả người, nhưng mỗi lần cơn gò tới, mình coi như đó là 1 tiếng hò reo của cơ thể mẹ chúc mừng và chào đón một sinh linh sắp chào đời đến với cuộc đời này. Mỗi lần cơn gò tới là mình làm birth position, và tận hưởng từng đợt sóng dâng lên mở toang cổ tử cung, vừa rên hừ hừ như một nàng cọp cái. Trong lúc chờ bố mẹ mình sang thì chồng hỗ trợ bóp lưng và đỡ hông vợ, bạn lớn 29 tháng vẫn tung tăng chạy nhảy gần ba mẹ.
Khi ông bà ngoại đến, chồng chuẩn bị đồ cho con lớn, nhờ ông ngoại đưa con đi ăn sáng và đến chỗ gửi trẻ. Chồng rất bình tĩnh gom đồ, chuẩn bị hồ sơ, đặt xe, lâu lâu không quên ngó chừng “con hổ cái” bên cạnh, hỏi có cần ăn không. Nhưng vợ hầm hè chỉ muốn đẻ thôi không muốn ăn.
Mất 20 phút trên xe lên đến viện, vào phòng cấp cứu 7h45phút đã mở 8 phân mà mình vẫn bàng hoàng không tin là chuyển dạ nhanh vậy. Bác sĩ không cho rặn vì còn phải xếp phòng sinh, 5 phút sau thì sinh bé khi vừa kịp leo lên giường sinh, không kịp chích bất cứ loại thuốc giảm đau gì. Mẹ chưa kịp mặc đồ bệnh viện, còn nguyên bộ đồ bầu diêm dúa trên người. Chồng và mẹ ở ngoài cửa cũng chưa kịp làm thủ tục nhập viện, còn đang loay hoay lấy hồ sơ, yêu cầu chồng vét sạch tiền và đăng kí bao trọn phòng gia đình, cả nhà 4 người ở cùng nhau trong bệnh viện cho vui.
Vừa sinh xong thì chồng mình gọi cho ông ngoại, đưa bạn lớn chưa kịp ăn hết tô phở đến đón em bé nhỏ, hai anh em ti mẹ ngay từ trong phòng hậu sản. Vài tiếng sau mẹ ngồi dậy chụp ảnh tự sướng”.
Chị thay đổi cách nhìn nhận, coi việc sinh đẻ là đặc quyền không thể sánh được của người phụ nữ.
Gia đình hạnh phúc của chị Thanh Hài.
Qua câu chuyện và những trải nghiệm của mình, chị Thanh Hải muốn gửi đến các mẹ khác, rằng hãy trân trọng và tận hưởng thiên chức của người mẹ, đừng coi chuyện sinh đẻ là nỗi khổ. Khi ấy, những cơn đau sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Còn cứ gồng mình lên oán trách thân phận làm mẹ thì sẽ rất nhọc nhằn để đi qua.
Với chị Thanh Hải, quyền năng người phụ nữ thể hiện rõ nhất trong giai đoạn mang bầu bé thứ 2. Chị thấy da mình đẹp, dáng điệu uyển chuyển, năng lượng ngập tràn khi con nằm trong tử cung mẹ, đi chơi phăng phăng, cả thai kì sống trong hạnh phúc. Gần sinh, ba nó còn thưởng cho mẹ một buổi nghe nhạc Hà Anh Tuấn với “combo” là chồng trông con cho đi nghe nhạc với bạn gái thân. Ăn uống có chừng mực nhưng vẫn ăn ngon, tinh thần thoải mái, cả thai kì chị chỉ lên 6kg.
Chị thật sự cảm thấy hạnh phúc khi được mang bầu, được con chọn mình để làm mẹ của con. Mấy tuần cuối của thai kì, chị chuẩn bị tinh thần để đón chờ con, bắt đầu đón nhận từng cơn gò báo hiệu. Khi chuyển dạ, chị đón nhận từng cơn gò như món quà của con đem tới, các nhịp gò càng dồn dập thì mẹ càng hân hoan vì càng gần tiếng khóc chào đời của con hơn. Tất nhiên là vẫn rất đau nhưng cảm giác đau này là một điều tự nhiên và đi kèm với sự ra đời của con nên mẹ hưởng thụ đau chứ không phải là bắt buộc bị đau, phải chịu đựng hay thống khổ gì nữa.
Theo sx/Helino
Sản phụ 102 kg sinh mổ khó do bụng quá dày
Bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ phải rạch thành bụng rất dày của người mẹ mới tiếp cận được em bé khi mổ sinh.
Nữ bệnh nhân 27 tuổi quê Bình Phước cấp cứu tại Bệnh viện Từ Dũ ngày 14/5 với thai 36 tuần, ối vỡ, chuyển dạ sinh non con so, tiền sản giật nặng.
Quá trình chuyển dạ do đầu thai nhi không xoay xuống hoàn toàn, bác sĩ quyết định mổ sinh. Bé trai chào đời nặng 3,7 kg, viêm phổi, vàng da sơ sinh và nghi bị dạng nhẹ khớp háng. Bé được chuyển Khoa Sơ sinh để chăm sóc và khám vật lý trị liệu.
Các bác sĩ đã rất khó khăn khi mổ sinh cho thai phụ béo phì. Lượng thuốc gây mê, gây tê sử dụng tăng lên rất nhiều theo cân nặng. Bác sĩ phải có sức khỏe để rạch thành bụng rất dày của sản phụ mới tiếp cận được ổ bụng. Đường rạch phải rộng hơn mới lấy được em bé ra ngoài, khi khâu lại thành bụng cũng cần nhiều lớp hơn, vết mổ lại khó lành, dễ nhiễm trùng.
Ca sinh mổ cuối cùng thành công, sản phụ vô cùng hạnh phúc. Nhiều năm nay chị tưởng chừng không thể có con do di truyền béo phì. Chị lập gia đình năm 22 tuổi, một năm sau có bầu 6 tuần thì bị sẩy thai.
"Lần này từ lúc cấn thai tôi bị nghén rất nặng, đặc biệt ba tháng đầu thai kỳ chỉ thèm uống nước ngọt", sản phụ nói. Từ cân nặng 85 kg trước khi mang thai, chị tăng 10 kg khi ba tháng thai kỳ. Đến khi sinh con, chị tăng tổng cộng 17 kg. Theo khuyến cáo của các chuyên gia sản khoa, mẹ béo phì chỉ nên tăng 5-7 kg suốt thai kỳ.
Bác sĩ khuyên sản phụ sau xuất viện cố gắng vận động và chú ý dinh dưỡng để giảm cân càng nhiều càng tốt, tích cực cho con bú sữa mẹ.
Sản phụ béo phì sinh mổ thành công bé trai nặng 3,7 kg tại Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: Minh Tâm.
Mỗi ngày Bệnh viện Từ Dũ có khoảng 10 thai phụ đến tư vấn liên quan đái tháo đường và béo phì trong thai kỳ. Nơi đây cũng tiếp nhận nhiều ca sinh khá phức tạp với sản phụ béo phì.
Tại Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp - Châu Á Thái Bình Dương do Bệnh viện Từ Dũ tổ chức tuần qua, giáo sư Gérard H.A Vissier, Đại học Utrecht, Hà Lan, nhấn mạnh đến các yếu tố nguy cơ của béo phì đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Béo phì ở phụ nữ có liên quan đến khả năng sinh sản và việc thụ thai gặp rất nhiều khó khăn. Trong giai đoạn mang thai của bà bầu béo phì, việc theo dõi thai kỳ cũng khá phức tạp. Tỷ lệ tăng huyết áp, tiền sản giật ở người béo phì cao hơn thai phụ có chỉ số khối cơ thể bình thường. Mẹ bầu béo phì có nguy cơ tăng huyết áp, tiền sản giật và nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
Nguy cơ thai nhi tử vong ở tử cung và sinh non gấp 2-3 lần. Quá trình sinh nở và hậu sản của mẹ béo phì đối diện nhiều rủi ro, tỷ lệ sinh mổ cao, dễ mắc bệnh huyết khối, viêm tĩnh mạch và nhiễm trùng. Trẻ chào đời thường có cân nặng trên 4 kg, kéo theo nguy cơ béo phì trong tương lai.
Thai phụ cần chú ý chế độ dinh dưỡng, vận động. Dung nạp đầy đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu và đặc biệt là đậu nành, hạnh nhân, cá hồi, bông cải xanh, nước cam, sữa, lòng đỏ trứng gà... Hạn chế tối đa các thực phẩm chiên, không sử dụng thực phẩm hoặc thức uống có đường, hạn chế cafein.
Đảm bảo 3 bữa chính và 2 bữa ăn nhẹ với khẩu phần ăn điều chỉnh phù hợp để tránh hạ đường huyết và giảm nguy cơ kháng insulin. Trong 3 bữa ăn phải bao gồm protein động vật (thịt, cá, trứng hoặc sản phẩm từ sữa), rau hoặc tinh bột nấu chín và một thìa dầu thực vật. Nên ăn thật chậm, nhai kỹ.
Bà bầu thường xuyên vận động như đi bộ, bơi lội hoặc yoga trước khi sinh giúp điều chỉnh cân nặng và hạn chế việc sản xuất insulin.
Lê Phương
Theo VNE
Mẹ bầu phải sinh non vì thai nhi bị đe dọa bởi "sát thủ" ẩn nấp trong tủ lạnh Mẹ bầu 37 tuổi đã buộc phải sinh non bé trai chỉ nặng 1,75kg sau một bữa cơm bình thường như bao bữa cơm khác, nguyên nhân sẽ khiến các mẹ đang mang thai phải hết sức thận trọng trong ăn uống. Tiểu Hà (Hàng Châu, Trung Quốc) là một phụ nữ 37 tuổi, cô đang mang thai đứa con thứ 2. Hai...