Mẹ ốm tôi nhất quyết trả 100 triệu viện phí, hai năm sau ly hôn quay về, tôi choáng váng trước những gì em trai nói
Vì chi tiêu khoản tiền lớn nên tôi thông báo với chồng, anh không đồng ý và nói rằng chỉ cho 50 triệu thôi.
Nhưng tôi nhất quyết làm theo ý của mình.Từ khi vợ chồng kết hôn, mọi việc tôi đều phụ thuộc vào chồng. Dù có công việc nhưng lương của tôi thấp, chỉ đủ chi tiêu cá nhân. Gia đình chồng điều kiện khá giả, trong khi nhà tôi thì ở nông thôn, bố mẹ là dân lao động.
Bố mẹ tôi có hai người con là tôi và em trai. Em trai cách tôi 12 tuổi nên được cả nhà rất chiều chuộng. Thực ra khi cưới, bố mẹ chồng không ưng tôi và chê nhà tôi không môn đăng hộ đối. Thêm nữa, bố mẹ già, em trai ít tuổi nên cũng là gánh nặng sau này. Tuy nhiên, chồng vẫn hết lòng yêu thương và thông cảm cho hoàn cảnh của tôi.
Chồng tôi là con trai duy nhất trong nhà chồng. Dù bố mẹ chồng phản đối nhưng khi chồng quyết tâm cưới thì ông bà vẫn cho nhà cửa riêng để ở. Hàng tháng anh đi làm đều đưa tiền cho tôi để chủ động chi tiêu.
Thương gia đình mình, tôi chu cấp cho em trai học hết đại học và cho bố mẹ tiền sinh hoạt hàng tháng. Lúc đầu chồng không nói gì, nhưng lâu dần chồng bảo tôi bớt giúp đỡ đi, em trai ra trường đi làm rồi thì nên chủ động. Chồng tâm sự: “Dù sao đi nữa thì chúng ta vẫn còn một gia đình nhỏ, phải lo cho tương lai con cái nữa”.
Nhưng như một thói quen, bố mẹ và em trai thường xuyên xin tiền tôi. Hễ trong nhà có công to việc lớn hay mua sắm gì đều bảo tôi chi trả. Tôi còn phải giấu chồng không cho anh biết, sợ anh lại phản đối.
Khi mẹ ốm nặng phải nhập viện điều trị, em trai nói có ít tiền nhưng dành dụm cưới vợ, còn tiền viện phí thì tôi phải lo hết. Thấy em nói có lý nên tôi chủ động trả 100 triệu viện phí lúc mẹ xuất viện. Vì chi tiêu khoản tiền lớn nên tôi thông báo với chồng, anh không đồng ý và nói rằng chỉ cho 50 triệu thôi. Nhưng tôi nhất quyết làm theo ý của mình. Vì chuyện này mà kể từ đó, chồng không cho tôi nắm giữ kinh tế trong nhà nữa.
Khoảng hai năm sau kể từ đó, tình cảm vợ chồng tôi không còn mặn nồng như trước. Chồng thay đổi thái độ, còn tôi không thể chấp nhận với việc anh không còn tin tưởng tôi, không cho tôi cầm tiền trong nhà nên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Thế là chúng tôi ly hôn, tôi ra đi chỉ được chồng cho 500 triệu rồi về nhà mẹ đẻ. Căn nhà đang ở là bố mẹ chồng cho chồng nên tôi không được phần nào cả.
Tôi trở về sau khi ly hôn, mẹ và em trai vô cùng sửng sốt. Vừa bước vào, em trai tôi đã hỏi: “Chị thật sự ly hôn với anh rể rồi à, nếu thế thì gia đình chúng ta biết dựa vào ai mà sống?”. Tôi choáng váng với câu hỏi của em, hôn nhân của tôi đã tan vỡ, em trai không an ủi tôi cũng không sao, nó lại phản ứng kiểu nếu gia đình cần tiền thì lấy ở đâu ra.
Video đang HOT
Nghĩ lại, nguyên nhân khiến cuộc hôn nhân của tôi thất bại cũng một phần do gia đình tôi. Nhưng trong mắt của em trai, đó dường như là lỗi của tôi. Giờ tôi thấy hối hận vì đã quá lo cho gia đình mà không nghĩ đến chồng, nhưng bây giờ đã quá muộn, tôi đã ly hôn mất rồi!
(Xin giấu tên)
Phụ nữ bản lĩnh trong hôn nhân thường không quan tâm đến 3 yếu tố này
Nếu ngay cả sự tin tưởng cơ bản này giữa vợ và chồng cũng không có thì chúng ta không thể chống chọi được với những giông bão lớn hơn trong cuộc đời.
Có lẽ trong mắt nhiều người, lấy được người mình yêu và người kia cũng yêu mình mới là hôn nhân hạnh phúc. Nhưng cuộc sống vợ chồng cũng giống như việc đi một đôi giày, có vừa chân hay không thì chỉ có bản thân họ mới biết được. Đằng sau nhiều cuộc hôn nhân tưởng như hạnh phúc với người ngoài nhưng thực chất lại là những muộn phiền, uất ức không tên với người trong cuộc.
Nhiều phụ nữ bề ngoài có vẻ thảnh thơi, sung sướng nhưng cuộc sống lại bề bộn, đau khổ, "chiến tranh lạnh" diễn ra liên miên. Những cuộc cãi vã nhỏ nhặt, sự bất đồng quan điểm dần dần trở thành những mồi lửa âm ỉ thiêu rụi hôn nhân.
Trong hôn nhân, những phụ nữ bản lĩnh, giữ trái tim nóng và cái đầu lạnh thường sống thoải mái tận hưởng mà không quan tâm đến những điều này:
Ảnh minh họa
1. Không quản lý các mối quan hệ của chồng
Để phấn đấu cho sự nghiệp của mình, đàn ông thường cần phải giao du bên ngoài, mở rộng nhiều mối quan hệ. Đây là vấn đề sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn bởi mỗi bà vợ sẽ có những phản ứng, cách xử lý khác nhau với các mối quan hệ của chồng mình.
Một số phụ nữ kiểm soát đàn ông theo kiểu tra khảo. Ví dụ chỉ cần anh ấy gọi điện báo không ăn cơm nhà sẽ gặp ngay màn chất vấn từ vợ: Anh đi với ai, có mấy người, anh đi ăn ở đâu, mấy giờ thì về...?
Những câu hỏi này thậm chí có thể xuất hiện trở lại sau khi người chồng về nhà đúng giờ. Mục đích của các bà vợ chỉ đơn giản là kiểm tra lại 1 lần nữa xem lần này anh ấy có trả lời các đáp án khớp với lúc trước không.
Thực tế, làm như vậy, không chỉ đàn ông sẽ cảm thấy nhàm chán mà chính phụ nữ cũng sẽ mệt mỏi. Tin tưởng là điều cần thiết trong cuộc sống, nếu không có niềm tin trong cuộc sống thì thế giới sẽ trở nên hỗn loạn và bất an biết bao!
Nếu ngay cả sự tin tưởng cơ bản này giữa vợ và chồng cũng không có thì chúng ta không thể chống chọi được với những giông bão lớn hơn trong cuộc đời.
Lùi lại một chút để quan sát, nếu một người đàn ông thực sự muốn nói dối bạn, có rất nhiều lý do và nhiều cách để anh ta đạt được mục đích. Và chắc chắn bạn sẽ không thể phát hiện ra vấn đề.
2. Không quan tâm quá nhiều đến những khoản chi tiêu cá nhân của chồng
Trong hầu hết các gia đình, phụ nữ về cơ bản là người nắm quyền tài chính và họ sẽ đưa cho đàn ông một số tiền tiêu vặt hàng tháng. Nhưng dù vậy, nhiều phụ nữ vẫn can thiệp quá nhiều vào chi tiêu của đàn ông.
Các chi phí hàng ngày ngoài khoản cố định ra có rất nhiều khoản phát sinh mà đôi khi rất khó để 1 người đàn ông có thể trình bày rõ ràng với vợ.
Nhiều phụ nữ quản lý hơi chặt chẽ kinh tế của chồng dẫn đến phản tác dụng. Có thể lúc đầu anh ấy "ngoan" thật, nhưng sau khi bị quản lý chặt quá anh ấy nghĩ cách giấu "quỹ đen".
Về lâu dài, điều đó sẽ khiến người đàn ông cảm thấy mình không có địa vị gì trong gia đình này, thậm chí không có quyền tự do tiêu dùng cơ bản nhất, giống như một đứa trẻ, anh ta không chỉ phải xin tiền tiêu vặt của vợ mà còn phải báo cáo mọi chi phí.
Đặt vào vị trí là bạn, bạn có thấy sự quản lý đó là bất hợp lý không? Sự can thiệp quá mức không chỉ khiến đàn ông cảm thấy chán nản mà còn làm cuộc sống của phụ nữ không thoải mái, tác động tiêu cực đến hôn nhân càng rõ ràng hơn.
Hãy nới lỏng tay một cách thỏa đáng, để người đàn ông có thể hít thở, để bản thân dễ sống hơn một chút, cũng là cách bảo vệ tình cảm cho nhau tốt hơn.
3. Không đặt nặng quá nhiều đến thu nhập của chồng
Ai cũng muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể tất cả mọi người đều xuất phát điểm giống nhau nhưng thời gian có thể thay đổi mọi thứ và việc vợ có địa vị, thu nhập cao hơn chồng là rất bình thường.
Dần dần, nhìn ra xung quanh bỗng dưng chúng ta nhận ra những người trước kia không khá giả bằng mình đang ngày càng phát triển. Điều này khiến nhiều phụ nữ có chút khó chịu.
Cảm giác khó chịu này sẽ chuyển sang đàn ông. Thỉnh thoảng các ông chồng sẽ bị đem ra so sánh với người khác, chẳng hạn như nhà kia sắm xe mới, chồng nhà người ta thường xuyên đưa vợ đi du lịch...
Việc các ông chồng đã cố gắng hết sức nhưng không được vợ công nhận là cảm giác thất bại lớn nhất trong hôn nhân.
Và đằng sau những so sánh này, phụ nữ sẽ ngày càng bất mãn với cuộc sống hiện tại, chỉ số hạnh phúc trong cuộc sống cũng giảm mạnh.
Một cuộc hôn nhân hạnh phúc có nghĩa là hai người sống tốt một cách độc lập trong hôn nhân. Vì vậy phụ nữ phải biết nới đúng cách, cho đàn ông đủ không gian riêng và sự tôn trọng. Tập trung nhiều hơn cho bản thân và con cái, đôi khi quản lý tốt bản thân mới là đóng góp lớn nhất cho cuộc hôn nhân này.
Về nhà ngoại ở cữ 3 tháng, tôi choáng váng khi trở lại nhà chồng Trong 3 tháng, sao mọi thứ lại thay đổi nhiều đến thế. Ảnh minh họa Khi tôi xin phép về nhà ngoại ở cữ, bố mẹ chồng chần chừ, nửa muốn cho tôi đi, nửa không muốn cho. Ông bà thương tôi lắm và cũng trông chờ đứa cháu đầu tiên. Hơn nữa, chồng tôi là con trai duy nhất, nếu tôi chuyển...