“Mẹ ơi! Thay băng vệ sinh ở trường xấu hổ lắm”: Con gái học lớp 5 gặp “sự cố”, mẹ nói thế nào để trấn an tâm lý?
Khi mới bắt đầu có kinh nguyệt, đa phần các bé gái tỏ ra lo sợ, bối rối và lúc này mẹ chính là người giúp con giải tỏa những tâm lý không tốt đó.
Một cô bé lớp 5 ở Trung Quốc đã tỏ ra sợ hãi và bối rối khi tới tuổi dậy thì và có kinh nguyệt. Bé nói với mẹ: “ Mẹ ơi! Con có kinh nguyệt rồi và con rất lúng túng khi thay băng vệ sinh. Nhất là khi phải thay băng vệ sinh ở trường, con xấu hổ lắm nên phải đợi không còn bạn nào trong nhà vệ sinh con mới dám vào. Con cũng không dám vứt băng vệ sinh vào thùng rác vì sợ các bạn nhìn thấy mà gói vào mang về nhà vứt”.
Thế nhưng khi nghe những lời con nói, người mẹ lại không quan tâm khiến cô bé càng hoảng sợ và thấy xấu hổ hơn.
Mẹ nên sát cánh cùng con gái đặc biệt khi con tới tuổi dậy thì để dạy con những kiến thức chăm sóc bản thân cơ bản.
Theo một điều tra, một nửa số bé gái khi mới có kinh nguyệt đều rất xấu hổ. Các em lo lắng thấp thỏm và cần được sự tư vấn tận tình của mẹ. Khi con gái bước vào những giai đoạn tâm sinh lý quan trọng thế này, mẹ luôn phải là người bảo ban, hướng dẫn con, chứ không nên phớt lờ như bà mẹ nói trên.
Các cô bé ở tuổi thiếu niên sẽ thấy kinh nguyệt thật “bẩn” và rất sợ người khác phát hiện ra mình có kỳ kinh rồi cười cợt, trêu chọc. Không biết tìm lý do gì để xin phép thầy cô khi tới kỳ kinh vào đúng lúc có tiết thể dục…
Mẹ hãy giúp con gái vượt qua những sợ hãi, bối rối khi bắt đầu có kinh nghiệm bằng những kiến thức chăm sóc cơ thể.
Lúc này, mẹ nên giúp con gái tháo gỡ những bối rối đó. Hãy giải thích cho con kinh nguyệt là một điều bình thường và là dấu hiệu con có khả năng làm mẹ trong tương lai. Đừng thờ ơ, mặc kệ khi con nói ra sự sợ hãi đó với mình, bởi làm như vậy con sẽ chịu gánh nặng tâm lý khủng khiếp và trở nên thiếu tự tin.
Vậy mẹ nên hướng dẫn con như thế nào khi bắt đầu đến tuổi có kinh nguyệt?
Video đang HOT
- Trước hết hãy nói cho con lý do tại sao có kinh nguyệt và để con biết đó là dấu hiệu đáng mừng của mỗi cô gái. Tuy nhiên mẹ cũng nên dặn dò con để tránh bị xâm hại và mang thai ngoài ý muốn khi đã đến tuổi dậy thì.
Đừng để con gái rơi vào trạng thái tâm lý lo sợ khi không có ai hướng dẫn, bảo ban lúc các bé mới có kỳ kinh.
- Hướng dẫn con cách dùng băng vệ sinh đúng cách: thời gian bao lâu thay băng, cách vệ sinh như thế nào, phải dùng băng vệ sinh loại nào cho phù hợp và giữ vệ sinh ra sao để không bị bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Giải thích rõ với con gái rằng kinh nguyệt không phải là chuyện đáng xấu hổ và các bạn trêu con chỉ vì các bạn thấy lạ nên con đừng lo lắng. Con cũng không cần phải trốn tránh các bạn khi đi thay băng vệ sinh mà có nhiều bạn ở đó. Tất cả các bạn gái sẽ đến lúc có kinh nguyệt và các bạn sẽ hiểu con.
Theo Sohu/Helino
Hướng dẫn cách vệ sinh cơ thể trong ngày "đèn đỏ"
Không phải chị em nào cũng có kỹ năng "chuẩn" trong việc vệ sinh cơ thể nói chung và "vùng kín" nói riêng trong chu kỳ "đèn đỏ" nhạy cảm của cơ thể đâu nhé.
Vệ sinh "vùng kín" sai cách, đặc biệt là trong những ngày "đèn đỏ" có thể khiến bạn bị viêm nhiễm phụ khoa, thậm chí hậu quả nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để chăm sóc tốt nhất cho "vùng kín" trong những ngày "đèn đỏ" khó chịu này nhé:
Thay băng vệ sinh
Việc đầu tiên bạn nên làm sau khi đóng cửa phòng tắm là lấy bỏ chiếc băng vệ sinh, tampon hoặc cốc kinh nguyệt mà bạn đang sử dụng ra khỏi cơ thể. Đừng lo lắng về việc máu kinh có thể xuất hiện trong quá trình tắm rửa, nó chỉ có thể đi xuống cống nhà bạn mà thôi.
Đầu tiên hãy thay băng vệ sinh...
Đừng quên gói gọn "chiến lợi phẩm" và vứt nó vào thùng rác sau khi ra khỏi nhà tắm.
Vệ sinh "vùng kín"
Tiếp theo, hãy dành vài phút để rửa sạch "vùng kín" của bạn bằng vòi hoa sen với nước ấm. Dùng vòi hoa sen là cách tốt nhất để làm sạch "cô bé", tuy nhiên, bạn nên nhớ, không để mức nước quá mạnh và không thốc trực tiếp nguồn nước vào bên trong âm đạo. Nó có thể khiến bạn bị viêm nhiễm ngược dòng.
... sau đó dùng vòi hoa sen vệ sinh "vùng kín"
Bạn cũng không nên dùng nước quá nóng hoặc nước quá lạnh (trong mùa đông) vì nó đều không tốt cho "cô bé" của bạn. Hãy nhớ dùng nước ấm để vệ sinh "cô bé" là tốt nhất.
Dùng xà phòng dành cho trẻ em
Bạn hoàn toàn có thể dùng xà phòng dịu nhẹ dành cho trẻ em để chăm sóc "vùng kín" trong những ngày "đèn đỏ". Với các sản phẩm dành cho trẻ em sẽ không làm thay đổi độ pH ở âm đạo của bạn vì thế nó có thể giúp bạn làm sạch mà không phải lo lắng về nguy cơ bị nhiễm trùng âm đạo.
Bạn có thể dùng xà phòng dành riêng cho trẻ sơ sinh để làm sạch "cô bé"
Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng xà phòng cho những vùng da bên ngoài, không đưa sâu vào trong âm đạo hoặc các vùng niêm mạc hở. Bạn cũng cần dành nhiều thời gian và nước để rửa sạch "cô bé" khỏi xà phòng. Đừng vội vàng hoặc lười biếng vì xà phòng có thể làm hại "cô bé" của bạn.
Tắm sạch cơ thể với nước ấm
Sau khi hoàn thành việc vệ sinh "vùng kín", giờ thì dành thời gian để tắm sạch cơ thể của bạn thôi. Trong những ngày "đèn đỏ" khó chịu việc tắm rửa sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Giờ thì tắm rửa sạch sẽ cơ thể bạn nào
Bạn đừng tắm quá lâu vì nó có thể khiến bạn bị ngấm nước và cảm lạnh.
Kết thúc việc tắm rửa
Sau khi bạn đã vệ sinh sạch sẽ cho "cô bé" và cơ thể, bước cuối cùng cần làm là lau khô người, đóng băng vệ sinh mới, mặc quần áo và ra khỏi nhà tắm. Việc lau khô người và "vùng kín" khá quan trọng vì ẩm ướt là môi trường lý tưởng để nấm men và vi khuẩn phát triển.
Nếu bạn sợ khăn lau bị vấy bẩn khi lau khô "vùng kín" bạn có thể sử dụng giấy vệ sinh để lau khu vực "tam giác vàng". Cách này cũng giúp bạn không gặp khó khăn nếu máu kinh chảy ra khi chưa kịp đóng băng vệ sinh.
Nhớ lau khô vùng kín trước khi thay băng vệ sinh mới
Nếu bạn dùng tampon hoặc cốc kinh nguyệt, cách sử dụng sẽ khó hơn khi dùng băng vệ sinh. Cách tốt nhất để đặt chúng vào đúng vị trí là bạn ngồi xổm trong phòng tắm và dùng tay ẩn chúng vào trong âm đạo. Khi bạn đã sử dụng nhiều lần sẽ cảm thấy dễ sử dụng hơn.
Cuối cùng, đừng quên rửa sạch tay với xà phòng trước khi ra khỏi nhà tắm, để tránh làm người khác khó chịu nếu chẳng may ngửi thấy mùi hương quen thuộc từ loại băng vệ sinh mà bạn đang dùng.
Theo Hương Giang - Khám phá
Uống thuốc ngừa thai sau khi sinh 2 tháng, chưa có kinh nguyệt Em sinh bé được 2 tháng. Em đang cho con bú sữa mẹ với sữa công thức và vẫn chưa có kinh lại. Em đến nhà thuốc hỏi thuốc ngừa thai khi cho con bú nhưng họ bảo là chưa có kinh lại thì không cần uống vì thuốc phải được uống vào ngày đầu tiên khi kỳ kinh quay lại. Nhưng theo...