Mẹ ơi, hãy cứu con!
Liên tục những vụ bạo hành trẻ em xảy ra tại các cơ sở giữ trẻ tự phát tại quận Thủ Đức làm rúng động xã hội. Là một người mẹ, khi đọc những bài báo này, cảm giác đầu tiên của tôi là phẫn nộ.
Tôi phẫn nộ với ba đối tượng: đầu tiên là cha mẹ cháu bé, thứ hai là chính quyền, thứ ba là kẻ hành hạ trẻ em.
Tôi hiểu các bậc cha mẹ làm công nhân vất vả, không có nhiều hiểu biết xã hội, không có nhiều tiền để lựa chọn, nhưng tôi không thể thông cảm cho họ. Cha mẹ đã quá khinh suất khi giao con cho người trông trẻ! Nếu bạn có một số tiền nhỏ, bạn muốn gửi tiết kiệm, bạn năm lần bảy lượt kiểm tra các ngân hàng khác nhau xem nơi nào uy tín, chỗ nào lãi suất cao? Bạn muốn đặt tiệc, bạn xem thực đơn, bạn so đo giá tiền, bạn đến tận nơi kiểm tra, ăn thử trước khi đặt cọc. Vậy tại sao bạn dễ dàng giao con cho người khác?
Trong vụ án bé 18 tháng bị bảo mẫu đánh chết, theo một số bài báo thì mẹ nạn nhân đã tốt nghiệp Đại học, chưa tìm được việc nên đi làm công nhân. Tôi sững sờ khi đọc các thông tin như con đi học về đêm khóc thét, con bầm mình mẩy, con hoảng loạn… nhưng không cha mẹ nào chú tâm tìm hiểu. Các bà mẹ chủ quan đến nỗi coi thường cả thương tích thân thể lẫn tổn thương tinh thần của con! Tại sao đến bây giờ các phụ huynh mới “bất ngờ”, “bức xúc”, “bật khóc” khi xem clip con bị hành? Bản năng của người mẹ là phải bảo vệ con mình, phải giao con cho người tin cậy, phải kiểm tra rõ ràng và quan tâm đến con nên hãy lấy đó làm bài học và cật vấn chính bản thân mình vì đã giao con cho ác quỷ.
Tôi chưa trách đến những kẻ bạo hành trẻ em nhưng trách chính quyền. Cảnh sát khu vực đã ở đâu? Phòng GD&ĐT đã làm gì để kiểm tra, giám sát? UBND Quận đã làm gì? Không ai làm gì cả cho đến khi xuất hiện clip hành hạ trẻ em. Bà Phương đã từng liên hệ xin giấy phép, vậy sau đó UBND có kiểm tra với Phòng GD? Phòng GD có kiểm tra với địa phương? Nguyên một điểm giữ trẻ xuất hiện, nuôi hàng chục cháu bé, ngày ngày đón đưa chộn rộn mà tồn tại cả mấy tháng trời! Đậu xe trên lề, tích tắc có người đến phạt. Đập sửa nhà, đổ đống cát ra sân là có người đến hỏi. Bán buôn lấn chiếm vỉa hè là tịch thu phương tiện… Tôi không nói chính quyền đã phản ứng sai trong các việc xử phạt trên nhưng dường như chưa có sự nhanh nhạy tương tự trong các vụ nhà trẻ tự phát. Thậm chí khi clip đã xuất hiện nhưng tội ác vẫn không được ngăn chặn nhay lập tức, nhà trẻ vẫn hoạt động. Các nhà quản lý đã chưa tuyên truyền kiến thức đến cho tất cả người dân về bảo vệ trẻ em tương tự như kêu gọi phòng chống cháy nổ, trộm cắp. Chứng tỏ, tài sản được quan tâm hơn trẻ em.
Video đang HOT
Những kẻ hành hạ trẻ em rồi sẽ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Nhưng với nhận thức hạn hẹp của họ, không hiểu họ có thấm nhuần hết cái giá phải trả cho sự liều lĩnh, độc ác của mình? Bị can trong vụ giết bé trai 18 tháng vẫn tại ngoại do nuôi con nhỏ. Hai kẻ hành hạ trẻ em trong vụ án mới phát hiện nhất này đang bị tạm giam nhưng những tổn thất về tinh thần làm sao chứng minh để định tội hay định khung tăng nặng? Mà dù có xử phạt 1 năm hay 3 năm tù thì những tổn thất của con trẻ là không gì bù đắp được, sẽ tổn hại đến thần kinh các cháu, tổn thương tinh thần, ảnh hưởng nặng nề về tâm lý và thậm chí còn di chứng về sau.
Thế nên, đừng chờ ai chịu trách nhiệm hay quan tâm đến con mình, mỗi bậc cha mẹ phải tự bảo vệ con như con gà mái mẹ, xù lông với diều hâu và chỉ chọn cho con những bãi đất an toàn.
Theo VNE
Hậu ly hôn, đừng biến nhau thành kẻ thù
Người ta nói, vợ chồng sống bao năm với nhau, có chia tay, hết tình vẫn còn nghĩa. Thế nhưng, có những cặp, sau bản án của tòa, họ ngoảnh mặt coi nhau là kẻ thù không đội trời chung.
Hận... không biết lý do
Thu Hà, ngụ quận 9, TP.HCM từng nhiều lần chia sẻ với bạn bè: Với tôi, không có khái niệm "không yêu thì làm bạn". Vợ chồng đã ly hôn rồi thì thôi, dứt tình hết nghĩa, ngoảnh mặt coi nhau là xa lạ cho nó lành! Những tưởng nói vậy trong lúc nóng giận mới ly hôn, không ngờ càng về sau, Thu Hà càng ứng xử quá hơn những gì mình nói. Cô không chỉ coi chồng cũ là người xạ lạ, mà còn là "kẻ xấu", không muốn nhìn mặt.
Ly hôn, nhận nuôi con, theo thỏa thuận thì cứ cuối tuần là Trung, chồng Thu Hà đến đón con đi chơi. Thế nhưng, trước khi Trung đến, bao giờ Thu Hà cũng tìm mọi cách lánh mặt. Thậm chí, cô thà để cậu con trai 6 tuổi ở nhà chờ ba còn hơn phải trông con để bắt buộc đụng mặt "thằng cha ấy". Mà có phải vợ chồng họ ly hôn vì anh mèo mả, vô trách nhiệm hay đánh đập vợ con gì cho cam?
Yêu nhau 4 năm, lấy nhau về mới một năm họ đã lộ nhiều khác biệt quá lớn mà lúc yêu họ không nhận ra. Rồi cũng cố gắng có con mong hóa giải mâu thuẫn, nhưng càng ngày càng thấy xa nhau hơn. Chịu hết thấu, họ ly hôn. Lỗi là lỗi chung, nhưng nhìn cái cách mà Thu Hà đối xử với chồng cũ, nhiều người cứ nghĩ anh đã làm gì đó ghê gớm lắm với vợ.
Chuyện của Thu Hà, thì chỉ mình cô coi chồng là "kẻ địch", còn câu chuyện vợ chồng Thanh Nam - Hoàng Yến (ngụ Tây Ninh) thì cả hai đều cùng coi nhau là kẻ thù. Đến bây giờ, người thân và chung quanh cũng chẳng hiểu thực chất ai mà mới người có lỗi khi cuộc hôn nhân của họ tan vỡ. Chỉ biết Hoàng Yến đi rêu rao là chồng mình trai gái, mèo mả, bị cô bắt quả tang nên bỏ, còn Thanh Nam thì đi kể với bạn bè, anh bỏ vợ vì bị vợ cắm sừng. Gặp nhau ở bất cứ đâu, họ lên tiếng móc mỉa, xỉa xói nhau không tiếc lời, khiến bạn bè chung của cả hai phát sợ, và tự biết rằng, buổi họp bạn có người này thì đừng rủ người kia.
Những đứa trẻ tội nghiệp
Chuyện những cặp "người cũ" thù hằn nhau, nếu chỉ nằm trong vòng là cảm xúc, là cách đối đãi của họ với nhau thôi, thì không nói làm gì. Với cách ứng xử thù địch ấy, họ còn làm ảnh hưởng đến những người thân của mình, mà nhất là những đứa con vô tội cần tình thương của cả cha lẫn mẹ.
Cuộc ly hôn của Hạnh và Phi (Tân Phú, TPHCM) không chỉ là sự tan vỡ của mái ấm riêng họ, mà còn là sự rạn nứt của hai gia đình thông gia, vốn trước kia thân nhau như anh em. Vì thân nhau nên mới làm mai mối gả con cho nhau, những mong thắt chặt tình nghĩa. Ai ngờ hai đứa con, sau khi ly hôn xong thì chẳng thèm nhìn nhau, rồi ghét luôn cha chồng mẹ chồng , cha vợ mẹ vợ của mình. Họ tìm mọi cách bài xích nhau, chê bai nhau, chê bai cả gia đình nhau, rồi bất kính cả với những người trên. Để đến bây giờ, hai nhà thông gia gặp nhau cũng ngượng ngùng khó nói chuyện bởi cách hành xử của hai đứa con.
Nhưng người lớn thì cũng chẳng là vấn đề to tát, chứ còn sự thù hằn nhau của cha mẹ mà ảnh hưởng đến tâm lý con trẻ thì đáng bàn hơn nhiều. Bé Lệ Nhi, 7 tuổi, con của hai vợ chồng Lệ và Tín (Đồng Nai), vốn là một đứa trẻ tươi vui, nhưng từ khi cha mẹ ly hôn, chẳng bao giờ thấy ở cháu một nụ cười, lúc nào cháu cũng rầu rầu già trước tuổi.
Hóa ra, cha mẹ cháu sau khi ly hôn thì trở mặt với nhau, cháu chỉ được gặp một là mẹ hai là cha chứ không còn được hưởng tình thương ấm áp nữa. Mẹ cháu, khi nhìn cháu lại nhớ đến người chồng bội bạc, thường mắng con: Cái mặt như thằng cha mày. Còn cha cháu, gặp cháu lại thở dài: Chẳng biết mày lớn lên có nanh nọc như con mẹ mày không nữa! Rồi họ thi nhau nói xấu người kia trước mặt Lệ Nhi, khiến cháu bé hoang mang chẳng còn biết cha mẹ mình là người thế nào. Những lời nói, hành động của người lớn vô tình làm cháu ngày càng tổn thương tinh thần, xa cách cả mẹ lẫn cha và rút vào vỏ ốc của riêng mình.
Có một nhà tâm lý đã nói, vợ chồng sống với nhau bao năm chữ tình, chữ nghĩa, không thể nói quên là quên sạch, phủ là phủi trơn. Vợ chồng chia tay nhau, tốt nhất, có thể gọi nhau bằng hai tiếng: Người thân! Những người thân đã cùng nhau chia sẻ một đoạn đời, sinh ra những đứa trẻ. Đừng để tâm hồn mình, tâm hồn con trẻ hằn thêm những vết thương vì sự thù oán.
Theo VNE
Yêu khác thương Khi trong tim tôi đã có một nửa đích thực, một nửa mà bấy lâu còn khiếm khuyết giờ chúng tôi đã gặp, bù đắp cho nhau những thiếu hụt ấy và lúc này đang hạnh phúc, tôi bỗng nhớ đến bạn. Tôi sẽ không xin lỗi về việc phải rời xa bạn đi đến một miền đất khác, bởi tôi không thể...