Mẹ ơi? dâu nào chẳng là con
Mẹ vẫn thường nói chuyện với mấy người bạn: Dâu nào mà chẳng là con… Nhưng câu sau lại là: Con dâu út nhà tôi, nó còn hơn cả con…
Mẹ ơi! Nếu đã coi con dâu là con thì con nghĩ: Dâu nào chẳng là con hả mẹ? Cớ sao mẹ lại phân biệt dâu cả với dâu thứ? Dâu giàu với dâu nghèo? Nhiều khi con ngẫm mà con lại thấy buồn. Người ta ra ngoài xã hội mới phân biệt giàu nghèo, người dưng nước lã mới đôi người quý trọng nhau chỉ vì đồng tiền bát gạo thôi chứ mẹ? Mà sao cùng là gà một mẹ đẻ ra, cùng là dâu con trong nhà mà mẹ lại lấy đồng tiền ra để tính đo sự hiếu thảo của các con và sự phân phát tình yêu của mẹ??
Có lẽ, khi mẹ đẻ chồng con và chú út mẹ chẳng thể nào nghĩ một ngày nào đó mẹ quý út hơn trưởng, một ngày nào đó mẹ suốt ngày tâm niệm câu: giàu con út khó con út… Chỉ vì chú út nhiều tiền hơn anh trai mình? Với mẹ con út tài giỏi, con út thông minh, con út hiếu thảo và chỉ có anh trưởng là chẳng biết gì, suốt ngày quanh quẩn ở nhà với công việc công chức quèn ở xã luwowgn ba cọc ba đồng và dâu cả chỉ là một cô giáo nuoi dạy trẻ lương không đủ nuôi thân. Và cũng vì con út như thế nên dâu út cảu mẹ cũng ngoan cũng thẻo hơn ai…
Mỗi lần vợ chồng chú út về là mẹ chạy đôn chạy đáo sai vợ chồng cả mua gà mua vịt, mau hoa mua quả để làm cơm, để chú út mang đi, vì dâu út rất thích đồ ăn ở quê, để dâu út được thoải mái… Mẹ có nhìn thấy ánh mặt buồn của con trai cả của mẹ, có nhìn thấy khuôn mặt cam chịu lặng lẽ của con dâu trưởng và mẹ có thấy thái độ ngược chiều của chú út, cảu dâu út với anh trai chị dâu mình không mẹ? Mỗi lần chú út về chơi là mỗi lần đêm đêm chồng con thức đêm hút thuốc và con nén khóc thầm. Sao chỉ trong một nhà mà lại có chuyện trên dưới bất phân chỉ vì tiền bạc. Thế mới nói xã hội thấp cao khác nhau chỉ cần lấy tiền ra mà đo. Người nào có tiền là khắc cao hơn người ít tiền mà thôi! Công bằng nào cho những người nghèo hả mẹ? Khi mà chính mẹ đẻ ra còn phân biệt con mình!
Có lẽ, khi mẹ đẻ chồng con và chú út mẹ chẳng thể nào nghĩ một ngày nào đó mẹ quý út hơn trưởng, một ngày nào đó mẹ suốt ngày tâm niệm câu: giàu con út khó con út… (ảnh minh họa)
Mẹ có biết ngày chồng con thôi không đi học đại học mà chọn đi bộ đội để nhường cho em trai được học hành đầy đủ, vì nhà hai anh em đi học thì lấy đâu ra tiền? Mẹ không nhớ là con trai cả của mẹ đã từng chắt chiu từng đồng lương còm cõi của mình để cho em trai ăn học sao? Mẹ đã quên vì sao con trai cả của mẹ mãi mà không cưới vợ? Chỉ vì chú út chưa ổn định, chỉ vì ngày đó mẹ yếu đau nhiều, bao nhiêu tiền làm ra chồng con chỉ để lo cho mẹ và chú út… Và rối sau này, ngay cả khi chú út đã thành đạt, ở xa mẹ vẫn quên những đêm mẹ ốm con trai cả đã cõng mẹ chạy vào viện như thế nào sao? Mẹ không nhớ con trai cả của mẹ và con dâu đã bón cho mẹ từng thìa cháo, nấu cho mẹ từng bát canh và thức canh mẹ từng đêm dài?… Để khi mẹ mở mắt ra mẹ chỉ nắm tay chú út! Và thều thào: May quá con đã về! Còn can trai cả của mẹ đứng chững hửng bên giường rồi lầm lũi bước ra ngoài??
Video đang HOT
Vì chú út về có tiền nên mọi người từ y tá tới bác sỹ ai cũng tới thăm nom mẹ ân cần hơn trước, mẹ được ở phòng yêu cầu tốt hơn: không còn chuyện ồn ào người vào người ra, có ti vi xem cho đỡ buồn, có đệm êm sạch sẽ để nằm, mọi thứ đều tốt hơn… Mẹ không còn thấy hai vợ chồng con cả đứng bên lề giường với đôi mắt trũng sâu, đỏ ngầu vì thiếu ngủ và lo lắng cho mẹ nữa. Và mẹ cũng chẳng biết đứa cháu ba tuổi của mẹ đang ăn cơm trực ở nhà hàng xóm, ngủ ở đó suốt từ hôm qua. Mẹ chỉ hỏi con chú út đi ô tô có mệt không? Có muốn ăn gì không? Có quấy khóc không? … Những khi ấy con chỉ biết nắm tay chồng thật chặt mà thôi! Mà cớ sao chú út cũng thế không nhận ra điều gì? Có lẽ chú ấy nghĩ anh trai mình thấp kém quá chăng? Chị dâu mình quê mùa quá chăng?
Chẳng phải chỉ riêng chuyện chú út với chồng con mà cả chuyện của con dâu cả với con dâu út mẹ cũng nghiêng như tháp nghiêng vậy. Con ở nhà nấu cho mẹ từng bữa ăn nóng, chăm mẹ từng viên thuốc, mua cho mẹ từng thứ quả mẹ muốn ăn, thức đêm để chăm mẹ…. Không phải con kể công, nhưng nghĩa là, con là đứa con dâu gần mẹ nhất biết khi nào mẹ vui, khi nào mẹ buồn, biết khi nào mẹ khỏe, khi nào mẹ yếu đau… Nhưng người được khen quan tâm mẹ lại chính là dâu út. Vì cô ấy hay gọi điện hỏi thăm mẹ, hay mẹ con ngọt ngào với mẹ, thỉnh thoảng hay gửi cho mẹ tiền để tiêu, về nhà hay mua đủ thứ quà cho mẹ, chỉ vì cô ấy ở xa mẹ… Nên mẹ gọi dâu út là con còn mẹ gọi con là: Chị cả!
Có lần con ốm, vì con bị huyết áp thấp nên không được khỏe mạnh như nhiều người. Hôm đó vì công việc nhiều, khi làm về lại gặp mưa nên cuối tuần con mệt quên không dậy sớm. Mẹ đi qua nhà bước chân có vẻ mạnh hơn. Lời nói có vẻ to hơn và ý tứ có vẻ rõ hơn. Mẹ nói với chồng con:
- Hôm nay thằng út với vợ nó về, anh chị cả chuẩn bị làm giúp mâm cơm thế mà giờ này chị cả còn chưa dậy. Chắc tôi phải tự đi chợ thôi!
Con nghe thấy tiếng anh đượm vẻ buồn:
- Mẹ cứ lên nhà nghỉ đi!
Con nằm mà nước mắt ướt gối tự khi nào. Nghĩ tủi phận mình, nghĩ thương chồng nghẹ cổ! Chưa khi nào mẹ biết con trai cả của mẹ đã khóc khi mẹ nằm trong phòng cấp cứu đặc biệt, chưa khi nào mẹ mẹ con ngọt ngào với chồng con, chưa khi nào mẹ chăm chút hay lo lắng cho anh ấy, chưa khi nào mẹ kể về anh ấy với dù chỉ là một nửa tự hào như khi mẹ nói về con út… Cũng như con, chưa khi nào mẹ biết con muốn ăn gì, chưa khi nào mẹ nắm tay con thân thiết như với thím út, chưa khi nào mẹ khen con với bà con chòm xóm, chưa khi nào mẹ đối xử với con như dâu con trong nhà. Người ta nói: rể là khách, dâu là con! Nếu đã thế thì dâu nào cũng là con chứ mẹ? Sao lại có dâu giàu dâu khó, dâu sang dâu hèn?… Mà dâu giàu dâu sang khi nào cũng được yêu hơn dâu khó dâu hèn! Vì thế con, dâu khó dâu hèn dù có tận tụy đến đâu, dù có chăm chút mẹ tới đâu cũng không bằng dâu sang giàu của mẹ! Con khó con hèn cũng không bằng con giàu con sang cảu mẹ!
Dòng đời như nước trôi, nước phải chảy từ cao xuống thấp, nhà óc trên có dưới mà sao ở nhà mình, con thấy mẹ đảo ngược trên dưới bất tuân theo lẽ tự nhiên? Chỉ vì tiền bạc thôi sao? Lúc đầu con cứ ngỡ người dưng nước lã mới so tính giàu nghèo, chọn bạn sang quên bạn nghèo… Ai ngờ trong nhà, con một mẹ đẻ ra, dâu là dâu con trong nhà mà mẹ lỡ lòng phân chia… Có lẽ hiếu thuận chỉ có tấm lòng thôi chưa đủ Mẹ ơi?!
Theo Khám phá
Ăn cơm Việt thì đừng nên chê trai Việt
Yêu được anh ngoại quốc, cô này về chê đàn ông Việt thôi rồi! Nào là đàn ông Việt gia trưởng, nào là họ chỉ biết khư khư cái túi tiền, nào là đàn ông Việt bảo thủ, trì trệ,...
Đàn ông Việt chẳng thua gì trai Tây (ảnh minh họa)
Nhiều chị em hạnh phúc vì lấy được chồng Tây?
Tôi có một cô bạn, có người yêu Việt Nam 4 năm nhưng vì phải đi du học, nên cô ấy đã lập nghiệp bên nước ngoài và công thành danh toại. Nhưng cũng trong thời gian đó, cô ấy đã đem lòng yêu một anh chàng Tây và bỏ luôn anh người yêu Việt 4 năm tình nghĩa. Dù là cũng có chút đau khổ nhưng thời gian ở bên cạnh người yêu ngoại quốc, cô ấy bảo, &'đó là một người đàn ông tuyệt vời, sống thoáng, không gia trưởng, lại rất chiều người yêu'. Cô ấy bảo, &'lửa gần rơm lâu ngày cũng bén', thế nên cô có cảm tình và đã yêu anh ta trong thời gian cảm thấy cô đơn. Thế là cuộc tình 4 năm nhanh chóng tan thành mây khói. Cô ấy trở thành người phụ nữ được gắn mác lấy chồng Tây. Với mọi người ở nhà cô ấy, cái chuyện yêu đường chàng trai Tây là to tát lắm. To tát hơn là cái mác đi học ở nước ngoài lại còn lấy được chồng Tây thì thử hỏi, có ai bằng. Cô ấy thật sự cảm thấy hãnh diện với gia đình về điều đó và quên đi chuyện, trước đây mình cũng từng sống chết yêu anh chàng người Việt này thế nào. Tất nhiên, gia đình cô ấy có lý do để tự hào. Học ở bên Tây về thì tất nhiên trình độ của mình phải hơn hẳn người học ở Việt Nam. Đó là người ta luôn nghĩ như vậy, cứ ra nước ngoài là ngon ăn đã, còn chẳng biết thực hư ra sao, họ có học thật sự bên ấy không hay là chỉ nhanh nhanh chóng chóng tóm được anh chàng ngoại quốc rồi nghĩ rằng, tương lai mình sẽ có được cuộc sống sung sướng và giàu có.
Đàn ông Việt cũng có nhiều nhược điểm, cô bạn tôi nói không sai. Nhưng không phải ai cũng giống nhau, ở đâu chẳng có người này người nọ. (ảnh minh họa) Yêu được anh ngoại quốc, cô này về chê đàn ông Việt hết lời. Nào là đàn ông Việt gia trưởng, nào là họ chỉ biết khư khư cái túi tiền, kiếm được tí tiền thì giương oai, nào là đàn ông Việt bảo thủ, trì trệ, không tâm lý với vợ con. Khi yêu thì ngọt ngào, khi lấy về thì họ không còn là người yêu như trước nữa, bắt đầu khô khan, nhạt nhòa, không bao giờ biết tặng hoa, tỏ tình hay nói những lời ngọt ngào với vợ. Nói chung, cuộc sống hôn nhân với đàn ông Việt giống như trách nhiệm, làm cho có vậy.
Cứ bước vào hôn nhân là hết tình yêu. Nên đó là lý do vì sao người ta sợ hôn nhân đến vậy. Nói chung, cô ấy nói vậy không hẳn là sai, cũng có cái đúng. Hôn nhân vốn là &'nấm mồ chôn tình yêu', nhiều người vẫn nói thế. Tuy vậy, không phải gia đình nào cũng hết ngọt ngào khi kết hôn. Chỉ là một vài trường hợp, có lẽ là do chính bản thân họ không biết điều phối cuộc hôn nhân của mình mà thôi.
Đàn ông Việt &'cây nhà lá vườn', quá tốt
Đàn ông Việt cũng có nhiều nhược điểm, cô bạn tôi nói không sai. Nhưng không phải ai cũng giống nhau, ở đâu chẳng có người này người nọ. Vì bản thân đàn ông Việt, họ vốn sinh ra đã được quy định chuyện, đàn ông là trụ cột gia đình, phụ nữ là người vợ, người mẹ và là người làm nội trợ. Tuy xã hội phát triển, nhưng gần như sự phân biệt ấy vẫn chưa thể xóa bỏ. Và vì vậy, đàn ông họ luôn coi trọng trách của mình là việc kiếm tiền. Tất nhiên như vậy, tức là, phụ nữ phải đảm đương việc nhà. Tuy là việc đó không hẳn đúng đắn, nhưng chúng ta cũng không thể trách họ được, vì chuyện tự cho mình là người có quyền hành trong gia đình, không phải từ họ mà ra.
Chịu thương chịu khó cũng là một đặc tính tốt. Đàn ông ngoại thoáng nhưng vì văn hóa của họ quy định như thế. (ảnh minh họa) Tôi thấy, đàn ông Việt mình nhiều người quá chiều người yêu, cung phụng người yêu hết lòng. Có những người hi sinh vì vợ con, dù đã có con cái lớn rồi, họ vẫn gánh trách nhiệm với gia đình, vẫn yêu thương và chăm sóc cả nhà không nề hà gì. Đàn ông dù có chơi bời một tí nhưng họ luôn hướng về gia đình mình.
Phụ nữ hay chê đàn ông Việt bởi vì họ trọng tư tưởng &'được voi đòi tiên'. Thú thực, có chồng rồi thì chán chồng. Chưa lấy được thì yêu đương nồng thắm, lấy được rồi thì kêu than đủ thứ. Nói chung, phụ nữ cũng lắm chuyện...! Chịu thương chịu khó cũng là một đặc tính tốt. Đàn ông ngoại thoáng nhưng vì văn hóa của họ quy định như thế. Chúng ta là người phụ nữ Việt, hãy cứ ăn cơm Việt, uống nước Việt và lấy chồng Việt. Không nên vì thấy những điểm khác của đàn ông ngoại mà chê bai người mình. Bởi, ở mỗi nơi có mỗi kiểu người, tốt xấu là do chúng ta nhận định. Đàn ông ngoại chưa hẳn đã tốt, bản thân họ sốn thoáng nhưng cũng không thể khẳng định, sự thoáng đãng ấy không khiến họ nghĩ, có vợ rồi nhưng quan hệ với cô gái khác, ôm hôn người khác là chuyện thường.
Vậy thử hỏi, nếu bạn là phụ nữ Việt, bạn có chấp nhận như vậy không. Bạn thích họ chỉ vì bạn đã quen với lối sống của người ngoại quốc, chỉ vậy mà thôi, chứ chưa hẳn, họ đã hơn đàn ông Việt... Và đặc biệt, tôi không thích những người phụ nữ chê đàn ông Việt, &'vơ đũa cả nắm'...
Theo VNE
Những bố mẹ chồng khiến con dâu phát... sợ Cấm đưa con về nhà bố mẹ đẻ Câu chuyện của chị Nguyễn Thị Ngọc Hạ ở Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội) kể về những tình huống chết dở vì phải sống chung cùng với bố mẹ chồng khó tính. Hiện vợ chồng chị Hạ đã có với nhau một cậu con trai gần 2 tuổi và phải sống với bố mẹ...