‘Mẹ ơi, bạn con mất rồi’
Nằm viện với thương tích nặng nhất, Minh bật khóc khi người bạn cùng lớp đã tử vong sau vụ cây phượng bật gốc đổ xuống sân trường
Mắt đỏ hoe, bà Lý Thị Lệ Hồng (ngụ quận 3, TP.HCM) cởi lớp khẩu trang nhìn về chiếc giường nơi con trai đang nằm sau cửa kính. “Cầu mong cho con không bị nguy hiểm. Con mình bị thương nặng nhưng may mắn vẫn giữ được mạng sống, còn cháu Kiên thì…”, bà nói ngắt quãng.
Người phụ nữ này kể vợ chồng bà đã lớn tuổi, chỉ có Minh là con trai duy nhất. Vụ đổ cây khiến bà Hồng hốt hoảng và lo sợ hơn bao giờ hết.
Minh được kết luận gãy xương cẳng tay phải, chấn thương cột sống, bụng và mất nhiều máu.
Nằm trên giường bệnh, nam sinh này nói không thể cựa mình và gặp khó khăn dù chỉ cử động nhẹ. Khi được hỏi về người bạn kém may mắn, Minh đưa mắt về phía mẹ, nước mắt em chảy dài trên gò má.
“Nó nói với tôi ‘mẹ ơi, bạn con mất rồi’. Thằng nhỏ khóc giàn giụa khiến tôi cũng xúc động. Bản thân nó cũng chưa ổn định tinh thần khi nghe tin bạn mình như vậy”, người mẹ kể.
Minh bật khóc khi nhắc đến người bạn kém may mắn. Ảnh: Chí Hùng.
Theo BSCKII Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, Minh bị tụ máu mô mềm dưới da vùng ngang thắt lưng kích thước 78×50 mm, trật khớp cùng chậu trái, vỡ xương cánh chậu trái.
“Bác sĩ không ghi nhận bất thường trên phim CT scan bụng và không thấy bất thường trên CT scan sọ não – cột sống cổ. Bệnh nhi được chuyển khoa Bỏng Chỉnh Trực để điều trị tiếp”, Bác sĩ Tùng thông tin tình trạng của Minh.
Bốn bệnh nhi còn lại cũng đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 gồm N.N.T.T. (nữ, 12 tuổi), B.A.V. (nữ, 12 tuổi), T. T. M. (nam, 14 tuổi) và N.P.T. (nam, 14 tuổi) đã tỉnh táo, được khám và điều trị ngoại trú.
Các bác sĩ nhận định việc thầy cô, nhà trường chuyển các bệnh nhân vào viện kịp thời đã giúp việc cứu chữa thuận lợi hơn. Minh là trường hợp nặng nhất, đang được theo dõi để chờ mổ ráp xương.
Cây phượng mục ruỗng đổ xuống sân trường. Ảnh: Quang Anh.
Khoảng 6h20 ngày 26/5, cây phượng cổ thụ tại khuôn viên Trường THCS Bạch Đằng (phường 14, quận 3, TP.HCM) bật gốc, đè nhiều học sinh.Tai nạn khiến một học sinh tử vong, 12 em khác bị thương và được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Saigon ITO (Phú Nhuận).
Chiều 26/5, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đến viếng và chia buồn với gia đình em Nguyễn Trung Kiên (12 tuổi, học sinh tử nạn trong vụ việc).
Theo ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, trong số 12 học sinh bị thương có 5 nạn nhân sức khỏe đã ổn định. Một học sinh đã được cho về nhà. Có 3 trường hợp khá nặng vì bị gãy xương chân, đùi.
Từ vụ học sinh tử vong vì cây xanh: Nhiều hiểm họa rình rập trong trường học
Sự việc đau lòng một cây phượng ngã dẫn đến một học sinh Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TP.HCM) tử vong là hồi chuông cảnh báo nhà trường phải rà soát lại những hiểm họa có thể xảy ra cho học sinh.
Hiện trường vụ cây phượng ngã khiến một học sinh Trường THCS Bạch Đằng tử vong - NGỌC DƯƠNG
Theo khảo sát của chúng tôi, ngoài cây xanh, có những hiểm họa sau đây đang rình rập học sinh khi các em sinh hoạt, học tập tại trường.
Từ lan can, cửa sổ, hệ thống điện đến chậu hoa
Nhiều trường không có không gian sinh hoạt nên lan can các phòng học cao tầng (thiết kế thấp) là nơi dễ xảy ra tai nạn cho học sinh trong khoảng thời gian đầu buổi học và giờ ra chơi. Nhiều học sinh hay tựa người, có em ngồi cả lên lan can này để hóng mát. Trong khi đó học sinh vốn rất hiếu động, nếu đùa giỡn, xô đẩy sẽ dễ xảy ra tai nạn. Rất nhiều vụ việc đau lòng té lầu đã xảy ra. Vì vậy nhà trường cần kiểm tra lại hệ thống điểm tựa lan can phòng học. Nếu cũ, mục phải thay mới. Các lan can thấp cần che chắn bằng lưới bảo vệ, để phòng cả việc học sinh tự ý leo trèo ra ngoài.
Lời kể của nhân chứng vụ cây phượng bật gốc ngã làm chết 1 học sinh
Cách đây chưa lâu, tôi đã chứng kiến một cánh cửa sổ nhôm kính rơi từ tầng 3 xuống mặt đất phía cổng trước của một trường tư thục, nát vụn. Lý do là chiếc cửa sổ lùa này đã sử dụng nhiều năm nên không còn bám chắc vào gờ, khi ấy trời chuyển mưa, gió giật nên cánh cửa bật tung ra. May mắn là lúc đó phía dưới không có ai.
Thực tế này không phải hiếm có thể xảy ra tại nhiều trường hiện nay. Nhất là những trường không có hành lang bảo vệ phía ngoài. Chưa nói đến các hiểm họa từ các đà ngang cũ mục, chậu kiểng, các gạch đá ốp lát. Sự việc sinh viên trường đại học bị một mảng bê tông rơi trúng đầu tử vong cách đây 2 năm là một hiểm họa. Cả những công trình xây dựng sát trường cũng có thể gây nguy hiểm cho học sinh.
Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TP.HCM) nơi xảy ra vụ việc cây phượng ngã đè một học sinh tử vong - NGỌC DƯƠNG
Phòng học hiện đạithì hệ thống điện kết nối trong phòng học càng nhiều và càng gây nguy hiểm cho học sinh hơn, nhất là những lớp mầm non, tiểu học. Hệ thống điện bên ngoài, xung quanh trường cũng rất nguy hiểm. Hẳn chúng ta còn nhớ trường hợp 6 học sinh bị điện giật tử vong 2 năm trước tại Long An. Và mới đây tại Hải Dương một học sinh lớp 9 bị điện giật chết khi tỉa cành cây phi lao trong trường. Vì vậy nhà trường cần giáo dục sự nguy hiểm về điện cho trẻ; không để có các em tự ý sử dụng các thiết bị; kiểm tra mức độ an toàn của các thiết bị và thay thế thường xuyên. Chú ý thêm về việc bảo vệ các bình điện thế gần phòng học, phòng tránh sấm sét khi trời mưa giông.
Đừng chờ "mất bò" rồi mới chịu "làm chuồng"
Cây xanh trong sân trường là hiểm họa đáng lo nhất. Đa số được bứng về trồng nên rễ rất nông, rất dễ ngã khi có gió to. Cần thường xuyên kiểm tra các nhánh khô, mục. Cần cắt tỉa thường xuyên, không để tán quá rộng, nhánh quá lớn. Thay thế các loại cây phù hợp để vừa có bóng râm, ít lá rụng, ít sâu bọ. Trường càng có nhiều cây cổ thụ thì càng đáng lo hơn.
Cây phượng bật gốc đè học sinh: Bác sĩ nói gì về 2 trường hợp bị thương nặng?
Ngoài ra còn rất nhiều hiểm họa khác nữa đang rình rập học sinh như thang máy, hồ bơi... Để phòng ngừa hiểm họa, thiết nghĩ, nhà trường cần phải hành động ngay, liên tục, thường xuyên. Chứ không để sự việc đáng tiếc xảy ra mới can thiệp, chờ "mất bò" rồi mới chịu "làm chuồng".
1 học sinh tử vong, nhiều học sinh bị thương vì cây phượng trong trường bật gốc ngã
Cây đổ đè chết học sinh: Hiểm nguy về cây xanh trong trường học Vụ việc cây phượng trong trường bật gốc khiến một học sinh tử vong tại TP.HCM cho thấy nhiều mối hiểm nguy về cây xanh trong khuôn viên trường khi học sinh đi học vào mùa mưa. Phụ huynh và học sinh lo lắng cây xanh dễ ngã đổ vào mùa mưa gây nguy hiểm cho học sinh - ẢNH: TẤN ĐẠT Sáng...