Mẹ người yêu nổi tiếng khó tính nhưng sau ngày tôi ra mắt thì bà ấy đã lập tức gọi điện cầu xin một chuyện
Bản thân tôi quả thực rất bất ngờ trước những suy nghĩ thâm sâu của mẹ bạn trai.
Hồi còn tìm hiểu, làm quen Tuấn, tôi đã được anh kể là mẹ mình rất khó tính, khắt khe. Trong khi đó, mẹ đẻ tôi dặn là nếu yêu ai mà xác định lâu dài, hãy để ý hơn tới gia cảnh của người ta, tức là chú ý xem liệu bố mẹ có khó tính không. Nên tìm những chàng trai mà bố mẹ dễ tính một chút, sau này đôi bên thông gia thoải mái, chính bản thân mình về làm dâu cũng không bị khó chịu, bắt bẻ.
Ấy thế mà cơ duyên lại đưa đẩy tôi đến với Tuấn. Gạt đi những điều lo lắng nhất thời ấy, tôi vẫn lựa chọn Tuấn vì thực sự hi vọng người đàn ông này có thể gắn bó lâu dài với mình. Tuấn hơn tôi 3 tuổi, làm kinh doanh, đầu tư chứ không có một công việc văn phòng nhất định. Song thu nhập của anh vẫn rất tốt, cộng thêm việc nhà Tuấn điều kiện khá giả nữa. Trong những lần đi chơi, đi hẹn hò, tôi thường không bao giờ phải trả tiền, đều là Tuấn đứng ra chi trả, anh cũng không muốn tiền bạc là vấn đề khiến tôi đắn đo. Nói chung, yêu một người có kinh tế vững vàng như Tuấn quả thực rất tốt. Tôi cũng có đi làm ra tiền, thi thoảng dịp kỷ niệm, sinh nhật thì tặng anh món đồ đắt tiền một chút.
Ảnh minh họa.
Yêu nhau tới thời điểm hiện tại đã được gần 3 năm, tôi bây giờ cũng đã 27 tuổi rồi, bố mẹ bắt đầu giục lấy chồng. Còn về phía Tuấn, anh ấy ngỏ lời muốn đưa tôi về ra mắt với bố mẹ, tiện thể đề cập chuyện cưới xin vào năm 2022 luôn. Trước ngày ra mắt, chúng tôi đã có một buổi nói chuyện xoay quanh việc bố mẹ Tuấn là người như thế nào. Tôi muốn tìm hiểu trước để lúc về ra mắt sẽ biết cách ứng xử, đối đáp.
Tuấn luôn mực khẳng định mẹ anh ấy khó tính, nên từ ăn mặc, đi đứng cũng cần chuẩn mực. Thực ra mẹ Tuấn đã biết tôi rồi vì bà ấy có kết bạn trên Facebook. Thi thoảng có hỏi thăm vài câu chứ không thường xuyên nói chuyện. Đặc biệt, mẹ của Tuấn không đăng tải gì lên mạng xã hội nên tôi không biết bà ấy là người thế nào. Tôi cũng sợ, phải hạn chế mẹ bạn trai vào danh sách không đọc được status.
Video đang HOT
Quả thực ngày tôi về nhà Tuấn, mẹ anh ấy khó tính thật, từ cái bát đôi đũa, nếu như còn sót lại vết gì thì mẹ Tuấn cũng nói ngay. Thực ra tôi cũng thấy hơi kỳ quặc, vì người lạ đến nhà, vậy mà mẹ bạn trai lại cứ nói vu vơ những lời khó nghe, như thể muốn “đánh phủ đầu” vậy.
Ảnh minh họa.
Tôi còn nhớ ngày ra mắt, Tuấn có thưa chuyện là muốn cưới tôi và lập gia đình ở Hà Nội. Bởi anh ấy cũng muốn tôi được ở gần bố mẹ, vả lại điều kiện sinh hoạt các thứ trên thủ đô cũng tốt hơn. Thậm chí, Tuấn còn nói đang nhắm được căn chung cư của dự án mới, giá tốt, nếu thuận lợi thì sẽ mua để hai vợ chồng và con cái trong tương lai sinh sống. Từ lúc Tuấn nói ra điều ấy, tôi đã thấy thái độ của mẹ anh thay đổi. Bà nghiêm mặt lại, không nói gì, đánh ánh mắt sang ti vi. Tuấn như hiểu ý của mẹ, không nói nữa. Trong lòng tôi vừa hồi hộp vừa lo sợ.
Đến hôm sau, khi tôi về nhà, mẹ Tuấn bất ngờ gọi điện cho tôi. Lúc thấy điện thoại rung lên, tôi thoáng chút hoảng hồn, tưởng đây sẽ là cuộc gọi “dằn mặt”. Nhưng bất ngờ thay, giọng của mẹ Tuấn rất nhẹ nhàng. Bà ấy nói là thấy tôi hiền lành, cũng muốn tôi trở thành con dâu. Nhưng với một điều kiện, đó là thuyết phục Tuấn và đồng ý về quê nhà anh ấy sinh sống.
Quả thực, tôi nghe xong cũng bàng hoàng, mẹ Tuấn còn bảo cho tôi một thời gian suy nghĩ. Tôi hiểu rằng nếu mình không đồng ý với nguyện vọng của mẹ bạn trai thì sẽ không bao giờ được bước chân về nhà ấy. Hóa ra, bà chỉ muốn con trai lấy vợ và ở gần bố mẹ, chứ chẳng thực sự yêu quý gì tôi. Tôi cứ suy nghĩ mãi, không nói cho người yêu biết, sợ anh sẽ về trách mẹ mình, mọi việc lại rối tinh rối mù lên. Phải làm sao để vượt qua trở ngại này đây, chứ tôi cũng muốn lấy chồng ở thủ đô, gần bố mẹ của mình để đi lại cho tiện…
Bố mẹ đơn thân có tình yêu mới, làm sao để con cái ủng hộ?
Những bố mẹ đơn thân có tình yêu mới muốn được các con ủng hộ cần phải có một quá trình chinh phục trẻ. Và điều dưới đây, bố mẹ đơn thân càng cần biết.
Cha mẹ muốn đi bước nữa, con không chấp nhận
Chồng qua đời cách đây 5 năm, suốt thời gian đó chị Hoa ở vậy nuôi con khôn lớn. Đến nay, hai con cũng đã trưởng thành. Chị kể, gần đây chị có gặp lại một người bạn học cùng thời đại học, người ấy đã ly hôn vợ và sống một mình nhiều năm nay. Sau khi qua lại một thời gian, cả hai có tình cảm và người ấy muốn chị về sống cùng.
"Tôi cũng có tình cảm với người ấy và mong các con ủng hộ, chấp nhận. Nhưng chúng nói không muốn tôi "đi bước nữa", các con sẽ lo cho mẹ đầy đủ. Tôi không biết nên nói chuyện với các con như thế nào để chúng chấp nhận nguyện vọng của tôi" - chị Hoa băn khoăn.
Ông Nguyễn Văn Phương, 50 tuổi cũng sống cảnh làm bố đơn thân nuôi con mấy năm nay khi vợ mất vì tai nạn giao thông. Lo cho vợ "mồ yên mả đẹp", ông dành hết tình thương của mình cho cô con gái. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi đi, con gái cũng đã vào năm cuối phổ thông. Lúc này, ông Phương lại nảy sinh tình cảm với một người phụ nữ bán hàng ở chợ. Mối quan hệ của cả hai ngày càng thắm thiết, ông muốn "đi thêm bước nữa". Muốn con ủng hộ mối quan hệ của mình, ông nhiều lần cũng dẫn người phụ nữ ấy về nhà chơi nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của cô con gái.
Những băn khoăn làm thế nào để cho các con không tủi thân và để cho con anh ấy, cô ấy coi mình là người mẹ, người cha thực sự là điều nhiều bố mẹ đơn thân như chị Hoa, ông Phương trăn trở. Việc bố mẹ đi bước nữa luôn gặp phải phản ứng gay gắt từ phía con cái là tâm lý bình thường. Đôi khi chuyện tình cảm tế nhị này không tìm được tiếng nói chung lại khiến mâu thuẫn với con cái, mối quan hệ ruột thịt trở thành xa lạ.
Ảnh minh họa
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy cho rằng, không phải người con nào cũng giống người con nào và hoàn cảnh gia đình nào cũng giống nhau. Lý do cơ bản nhất khiến phần lớn trẻ em không muốn bố/ mẹ của mình đi bước nữa là sợ lấy mất đi tình cảm, sợ bị chia sẻ tình cảm mà mình đang có. Mất mát xảy ra trước đó khi mà một trong hai bố mẹ đã qua đời hoặc ly hôn đã là quá sức với người con nên muốn giữ lại những gì mình đang có. Hơn nữa, người con cũng sợ bao chuyện không hay về cảnh "dì ghẻ, con chồng" hay quan hệ bố dượng...
Để được con ủng hộ
Những bố mẹ đơn thân có tình yêu mới muốn được các con ủng hộ, theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy phải có một quá trình chinh phục đứa trẻ. Làm sao để trẻ được thấy mình tiếp tục được yêu thương, sống trong không khí an toàn và ấm cúng mà đang được hưởng. Cả hai cần phải nói rõ ý định của mình, ngay cả trẻ còn nhỏ. Ban đầu có thể thăm dò trẻ, cho trẻ suy nghĩ rồi dần nói ra sự thật.
Đối với con riêng của chồng/vợ mới, nếu được trẻ quý nghĩa là đã đi được 1/3 chặng đường. Nhưng không phải vì vậy mà chủ quan nghĩ trẻ đã quý mình là dễ dàng trở thành mẹ hay "bố" mới của chúng. Điều quan trọng để chinh phục trẻ vẫn cần sự thành thật. Một khi trẻ cảm thấy bị lừa, tình cảm gây dựng được khó có thể khôi phục, thậm chí có thể nhen lên trong lòng trẻ sự thù hận.
Chẳng hạn, ngay từ nữ Phó Tổng thống Mỹ trước khi kết hôn với người đã có 2 con riêng cũng đã phải có một quá trình chinh phục trẻ. Bà Kamala đã suy nghĩ rất nhiều về thời điểm, cách thức sẽ gặp bọn trẻ lần đầu. Bà đã đặt mình vào vị trí của các con riêng khi thấu hiểu chúng cảm thấy khó khăn với việc bố mẹ mình quyết định hẹn hò với người khác. Bà đã dành nhiều nỗ lực để các con biết rằng bà tôn trọng chúng. Trong buổi gặp đầu tiên, bà đã hòa hợp với lũ trẻ. Hai con riêng của chồng thấy bà luôn quấn quýt với mình mà không phải là bố đã rất vui. Họ đã đặt biệt danh cho bà là "Momala" thể hiện sự yêu mến của mình.
Chuyên gia tâm lý cũng khuyên rằng, ngoài sự chân thật cần tôn trọng trẻ, đặt vị trí của mình vào để hiểu, từ đó có cách ứng xử phù hợp. Bạn cũng cần nhớ, là người mới nên luôn tỏ thái độ tôn trọng với bố/mẹ của trẻ trước kia để tạo gần gũi, trở thành "người cùng phe" với trẻ. Cần đối xử công bằng với trẻ, không thể hiện bất cứ một sự phân biệt nhỏ nào trong trường hợp "con anh, con tôi" từ lời nói, cử chỉ, thái độ, việc làm...
Khi sống chung sẽ có tâm lý bố hoặc mẹ mới có thể rất buồn khi đứa trẻ kể về người bố, mẹ đẻ của nó. Để vượt qua, người trong cuộc phải xác định được sớm muộn gì cũng sẽ phải tiếp nhận các thông tin về "người cũ" của vợ/chồng mình. Và để tránh vết xe đổ, cần phải sống chân thành, độ lượng, khoan dung với nhau, với con cái và chấp nhận những hạn chế khiếm khuyết của vợ/ chồng mới vì "nhân vô thập toàn".
Tại sao những người trung thực không được các cô gái ưa thích, làm thế nào những người trung thực có thể theo đuổi các cô gái Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra. Những chàng trai quá trung thực lại bị gắn mác "tiêu cực", đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm. Hầu hết các cô gái đều thích đàn ông "bad boy". Trung thực có gì sai? Thực ra con gái cũng cảm thấy thật thà và đáng tin cậy rất tốt nên sẽ...