Mẹ nghèo ứa nước mắt xin con nghỉ học vì không đủ tiền thuê trọ
Đưa con ra Hà Nội nhập học được hơn 1 tháng nay nhưng ngày nào bà Hoa cũng khóc xin con gái nghỉ học vì không lo nổi tiền thuê nhà trọ.
Gia đình bà Hoàng Thị Hoa (SN 1972, trú thôn Bình Lâm, xã Yến Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trong căn nhà cấp bốn xập xệ khoảng 20m2 nằm sâu trong ngõ, bà Hoa lủi thủi nhặt từng mớ ốc chuẩn bị mang ra chợ bán, mong gom góp thêm chút tiền gửi ra Hà Nội cho con gái.
Suốt một tháng qua, tiền bán cua, bán ốc bà Hoa không dám chi tiêu. Vậy mà cũng chỉ dồn được vài trăm nghìn đồng. Quá bất lực, bà mếu máo gọi lên xin con gái nghỉ học về quê vì không thể lo nổi cho con.
Con đi học, bà Hoa ở nhà làm lụng đến kiệt sức
Lúc chúng tôi tìm đến, con gái bà Hoa, em Hồ Hoàng Minh Trang (SN 2004) hiện là sinh viên năm nhất khoa Kế toán trường Học viện Tài chính cũng vừa về thăm mẹ. Bởi từ hôm Trang đi học, bà Hoa vốn bị bệnh tim lại phải đi mò cua, bắt ốc, cật lực bán kiếm tiền cho con nên đổ bệnh.
Nghĩ đến con gái có thể phải nghỉ học vì mình không đủ sức nuôi, còn Trang thương mẹ sức khỏe yếu nay đổ bệnh vì kiếm tiền, hai mẹ con cứ thế ôm nhau khóc tủi.
Bà Hoa bật khóc khi không thể nuôi được con ăn học
Bà Hoa từng rời quê vào Nam mưu sinh. Năm 2000, bà lấy chồng cùng cảnh ngộ rồi sinh được Trang. Bất hạnh thay, khi con gái vừa tròn 3 tháng tuổi thì chồng bà qua đời.
Thời điểm ấy, bà phải bế con về nhà mẹ đẻ nhờ vả. Bố mẹ cho bà miếng đất, xây ngôi nhà tạm ở đến tận bây giờ.
“Bản thân tôi bị bệnh tim không làm được việc nặng, mọi sinh hoạt đều trông chờ vào 2 sào ruộng lúa và tiền đi bắt cua, ốc bán qua ngày. Mỗi cân ốc, mớ cua cũng chỉ được vài ba chục nghìn, mẹ con ăn lay lắt”, bà Hoa cho biết.
Suốt 12 năm con đi học, mọi chi tiêu của gia đình rất khó khăn, nhất là những năm Trang học cấp 3. Chính vì vậy, bà không dư nổi một đồng tiết kiệm.
Mang cá khô, mắm, muối ra Hà Nội nhập học
“Hôm biết con đậu Đại học tôi vừa mừng vừa lo, mà lo nhiều hơn mừng. Nhưng tôi phải nuốt nước mắt vào trong vì sợ con buồn. Nửa đêm không ngủ được, tôi dậy khóc. Cháu Trang biết được nỗi khổ của mẹ nên cũng ôm mẹ khóc theo”, bà Hoa nói trong nước mắt.
Trang tức tốc từ Hà Nội về thăm mẹ ốm
Không còn cách nào khác, bà đành phải nói với con rằng: “Mẹ không thể lo cho con đi học Đại học được đâu”. Nói đến đâu, bà lại khóc nấc lên tới đó. Bà khuyên con ở nhà đi làm công ty sẽ giải quyết được cái đói, khổ trước mắt.
“Cháu bảo làm công ty cũng được, nhưng sau này con cũng sẽ khổ như mẹ. Chỉ có học sau này con mới có công việc ổn định, mới có thể kiếm tiền nuôi mẹ được. Mẹ cứ để cho con đi học, con sẽ vừa học vừa làm kiếm tiền trang trải”, bà Hoa kể lại ý nguyện của con.
Hàng ngày bà Hoa đạp xe ra chợ bán từng mớ cua, mớ ốc
Trước ngày con nhập học, dưới đáy rương của bà cũng chỉ còn vỏn vẹn 3 triệu đồng tiền tiết kiệm từ trước đến nay. Thương cho hoàn cảnh của hai mẹ con, hàng xóm mỗi người cho một vài trăm nghìn. Cô giáo chủ nhiệm của Trang cho em 1 triệu đồng, gom góp lại bà Hoa cũng đủ 10 triệu nộp học phí trước cho con.
Video đang HOT
Ngày hai mẹ con ra Hà Nội nhập học, bà Hoa xát nguyên một bì lúa lấy gạo mang theo cho con. Đồ dùng sinh hoạt của Trang chỉ có vài bộ quần áo đựng trong chiếc ba lô. Trên tay xách theo đùm cá khô và ít mắm muối. Không còn đồng nào trong người, bà lại đi vay mượn anh em được hơn 3 triệu đồng để hai mẹ con làm lộ phí.
“Thuê nhà trọ hết 1,5 triệu đồng/tháng. Tôi tưởng đóng từng tháng một, ai ngờ nhà chủ bắt phải đóng cả năm. Tôi không có tiền, xin được đóng theo tháng mà họ không cho. Họ bảo không có tiền thì tìm chỗ khác. May có một bạn ở cùng phòng với cháu Trang đã cho mẹ con tôi vay 6 triệu đồng để đóng trước được 4 tháng nhà trọ”, bà Hoa kể.
Ngôi nhà cấp bốn chừng 20m2 của hai mẹ con bà Hoa
Chỉ mới có tiền thuê nhà trọ mà hai mẹ con đã điêu đứng, chưa nói đến tiền ăn, sinh hoạt và tiền học hành. Bà bảo, tới đây bà vay sinh viên được 10 triệu đồng sẽ trả nợ cho bạn cùng phòng 6 triệu, còn lại bà gửi cho con đóng nốt tiền thuê trọ, được thêm tháng nào hay tháng đó.
Cô Ngô Thị Hoa, giáo chủ nhiệm lớp 12A1 K39, Trường THPT Hoàng Lệ Kha chia sẻ, Trang là một học sinh giỏi, có nghị lực. Trong suốt những năm học cấp ba, nhà trường biết hoàn cảnh của em nên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em học tập. Đi học thêm, các thầy cô giáo cũng không thu tiền của em.
“Khi Trang có ý định không học Đại học, bản thân tôi đã khuyên em bằng mọi giá phải đi, không sau này em sẽ tiếp tục khổ như mẹ bây giờ. Vừa nhận tháng lương, tôi đã chuyển cho em 1 triệu đồng gọi là một chút động viên. Để một người học tốt như em không bị đứt gánh giữa đường, tôi đang kêu gọi bạn bè, các mạnh thường quân chung tay giúp đỡ em ấy”, cô giáo Hoa cho biết.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bà Hoàng Thị Hoa, thôn Bình Lâm, xã Yến Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa. SĐT 0985044576
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.298 (mẹ con bà Hoa)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081.
Đường đời chông chênh của cô bé nghèo xa cha mẹ
Bị nhà nội chối bỏ khi mới tượng hình trong bụng mẹ, cô bé ra đời và sống dựa vào bà ngoại, ngần ấy năm bền bỉ với hành trình đến trường để bước tới hôm nay vừa trở thành tân sinh viên.
Diễm Qùynh thuê trọ gần trường để tiện vừa đi học vừa đi làm thêm - Ảnh: B.D.
Những ngày cuối tháng 10, sau hơn một tháng nhập học, cô sinh viên Nguyễn Vy Diễm Qùynh tìm đến các hàng quán ven Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Việt - Hàn (Đà Nẵng) kiếm việc làm thêm.
"Tiền ăn trưa và tối mỗi ngày 30.000 đồng, bữa sáng không dám ăn vì sợ chóng hết tiền lại phải xin ngoại" - Qùynh cúi mặt, nói lí nhí.
Đi làm được trả mấy trăm ngàn là phải quần quật từ sáng tới tối, mà đâu phải ngày nào cũng được vậy. Mình thèm được học, ra trường và đi làm. Nếu lúc trước chọn bỏ học thì giờ chắc mình đang bán bánh ngoài chợ. NGUYỄN VY DIỄM QUỲNH
Ngoại là ba, cũng là mẹ
Qùynh dáng nhỏ người nhưng khá chững chạc và đầy nghị lực dù mới bước vào đời sinh viên. Khu trọ Qùynh ở là dãy nhà cấp 4 ẩm mốc, chật bưng, nằm kế bên trường bạn theo học.
Cô bé là kết quả của cuộc tình giữa mẹ với một quân nhân, nhưng gia đình nội chối bỏ. Khi con gái lên 4 tuổi, mẹ Qùynh nuốt nước mắt gửi con lại cho bà ngoại rồi xuôi vào Nam làm công nhân.
Qùynh có khuôn mặt sáng với nước da trắng, nhưng đôi mắt ướt dễ làm người khác mủi lòng. Cô sinh viên ấy cân nặng 43kg, sống với ngoại từ nhỏ trong cái làng quê nghèo xã Bình Minh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi).
Bà ngoại nhận quần áo cũ về may vá để nuôi cháu lớn khôn. Ngày trước, quần áo người dân gửi sửa nhiều nên bà cháu cũng đỡ nhưng càng ngày càng vắng khách, vì sắm đồ mới có khi còn rẻ hơn đi sửa. Hai bà cháu có khi chỉ ăn cơm trắng, cả tháng không có miếng thịt cá nào.
Cô tân sinh viên kể từ năm 4 tuổi tới nay đã không có cảm giác được mẹ ôm ấp, vỗ về. Mẹ đi làm công nhân ở Sài Gòn, có giai đoạn quá khó khăn đến mức bặt tăm, 2-3 năm mới liên lạc về nhà.
Mỗi lần như thế, bạn cũng cố dò tìm mẹ nhưng không có đầu mối nào. Mãi cho tới khi mẹ gọi về mới biết mẹ đau yếu, làm không dư được gì nên chọn cách im lặng tự chịu đựng để ở quê thôi lo lắng.
Làm thêm để phụ mẹ nuôi em
"Ba có bao giờ liên lạc với em không?". Nhận câu hỏi, Qùynh cắn móng tay, im lặng rồi nước mắt lăn dài trên gò má.
"Hồi nhỏ em không biết, chỉ nghe bà và mẹ bảo rằng ba là quân nhân. Ba mẹ quen nhau, xác định cưới nhưng nhà nội không cho nên ba phải cắn răng chấp nhận. Sau khi lấy người khác, cuộc sống của ba cũng rất cực, có lần em tò mò lấy điện thoại gọi theo số mà mẹ cho nhưng chỉ nghe ba nói vài câu rồi tắt máy. Đó là lần đầu tiên em cảm nhận về cha mình. Thỉnh thoảng em có nhắn tin, gọi điện nhưng ba bảo cuộc sống cực quá, hãy tha lỗi cho ba" - Qùynh kể.
Cuộc sống chật vật cùng ngoại già yếu khiến cô bé lanh lẹ trước tuổi. Hồi lớp 6 đã biết đi làm thêm, ai mướn gì cũng làm. Con bé nhỏ thó cứ lăn lóc hết đồng ruộng rồi tiệm bán bánh vệ đường.
Nhiều người thấy tội nên lúc nào cũng cho thêm chút ngoài tiền công. Qùynh đưa hết cho ngoại đong gạo, mua quần áo. Cũng vì vậy mà suốt những năm đi học, nhà trường và thầy cô giáo gần như lo sách vở, học phí cho hết.
Qùynh nói giai đoạn khó khăn nhất là lúc vào lớp 10. Ngoại quá mệt mỏi, dù biết cháu vừa đậu vào cấp III nhưng vừa ôm cháu vừa khóc vừa kêu hay thôi con lên Đắk Lắk bán bánh ở chợ phụ dì ruột.
Qùynh cũng òa khóc, nói ngoại cố sống, cố rướn cho con học hết lớp 12, đừng để đời con cũng luẩn quẩn như mẹ.
Nhưng cô bé còn có nỗi khổ khác: luôn thắc thỏm, âu lo về mẹ. Ít nhất hai lần mẹ đã bặt tăm mà cô đành bất lực. Cô bé nghèo ở quê thi xong THPT đã tất tưởi đi phụ bán hàng kiếm tiền đi học.
Gọi cho mẹ, mẹ nói lấy người chồng công nhân nhưng hay nhậu nhẹt, bỏ bê vợ con nên phải nghỉ việc, "cắm" chiếc xe máy lấy 1 triệu đồng mua sữa cho đứa con non nớt.
Qùynh nói đứa em bị suy dinh dưỡng nặng, mẹ kể đã thiếu thốn lại hay bị chồng đánh. Cô bé xin chủ tiệm ứng cho 2 triệu, dự tính 1 triệu để mẹ mua vé xe về quê sống cùng hai bà cháu, 1 triệu còn lại chuộc chiếc xe đã cầm.
Mẹ nhận rồi mấy hôm sau chuyển trả lại 1 triệu và nói ở lại chứ không muốn làm khổ ngoại thêm nữa.
Không chọn ngành yêu thích vì quá nghèo
Qùynh đăng ký học quản trị kinh doanh, chuyên ngành tài chính số, và bảo đó chưa phải là ngành bạn tâm huyết nhất nhưng dẫu sao vẫn là lựa chọn hợp lý.
"Mình đăng ký vào ngành kế toán (Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng), nhưng vì thấy học phí bên đó cao quá, gia đình quá nghèo khó kham nổi, trong khi bên trường đang học khoảng 12 triệu đồng/năm nên mình chọn theo học" - Qùynh nói.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Bắc Kạn: Hàng trăm học sinh nghỉ học do sốt cao Hơn 700 học sinh tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn phải nghỉ học do sốt cao. Đã có một trường hợp tử vong. Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bắc Kạn: Từ khoảng đầu tháng 10 đến nay, tại huyện Chợ Đồn đã có hơn 730 trẻ em phải nghỉ học do sốt cao, tập trung chủ yếu tại trường...