Mẹ nghèo khóc lặng trước cảnh con nguy kịch vì bị ung thư
Nhìn đứa vốn con trai khỏe mạnh nay phải nằm một chỗ từng ngày chống chọi với căn bệnh ung thư máu, chị Nguyễn Thị Vinh xót xa vô cùng.
Chúng tôi đến Khoa chăm sóc giảm nhẹ (Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng) – nơi bệnh nhân Võ Văn Phúc (16 tuổi, xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đang điều trị căn bệnh ung thư máu bạch cầu cấp dòng tủy vào một buổi sáng đầu tuần. Khi chúng tôi đến, các điều dưỡng đang vệ sinh những vết loét cho Phúc do nằm lâu ngày. Nhìn thấy cảnh này, chị Nguyễn Thị Vinh (42 tuổi) – mẹ của Phúc thỉnh thoảng lại lấy tay quệt nước mắt.
Chị Vinh kể, vợ chồng chị có hai đứa con trai, Phúc là con trai út. Cả hai vợ chồng chị đều làm phụ hồ nên thu nhập không ổn định. Vì cuộc sống khó khăn nên đứa con trai đầu vừa học xong lớp 9 đành nghỉ học ở nhà đi làm phụ bố mẹ. Năm ngoái Phúc đang học lớp 11 cũng nghỉ học vào TPHCM làm phụ hồ.
Phúc đang được điều trị tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng
Đến đầu tháng Chạp năm ngoái, gia đình phát hiện cháu có u ở hai tai, bụng, chảy máu tai, đau ở ngực, đưa đi khám thì được bác sĩ cho biết cháu bị ung thư máu. Dồn hết tiền bạc và vay mượn thêm anh em, vợ chồng chị đưa con vào Bệnh viện truyền máu huyết học TPHCM để điều trị. Sau gần 1 tháng điều trị, tính cả chi phí điều trị, ăn uống và đi lại cũng đã ngót nghét khoảng 50 triệu đồng.
Cũng theo chị Vinh, bác sĩ cho biết để thay tủy cho Phúc phải tốn khoảng 600 triệu. “Số tiền lớn như vậy vợ chồng tui lấy đâu ra. Thế nên vợ chồng tôi đành đưa con về”.
Sau khi chuyển từ TPHCM về, Phúc được đưa đến Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng để tiếp tục điều trị. Thời gian đầu Phúc nằm tại Khoa tạo máu và nay mới chuyển xuống Khoa chăm sóc giảm nhẹ. Tiền viện phí của Phúc lúc đang nằm tại Khoa tạo máu, gia đình đã phải thanh toán gần 20 triệu đồng.
Nhìn con từng ngày chống chọi với căn bệnh ung thư máu, chị Vinh đau xót vô cùng
Chị Vinh cho biết, Phúc thường xuyên bị giảm tiểu cầu và mỗi lần giảm tiểu cầu là phải truyền. Chi phí cho mỗi lần truyền tiểu cầu là gần 6 triệu đồng (cái này không được thanh toán bảo hiểm). Vì thế mỗi lần con bị giảm tiểu cầu là chị Vinh sợ lắm.
Trong câu chuyện với chúng tôi, chị Vinh thường xuyên lấy tay lên quệt nước mắt và cố kìm nén để không khóc òa lên vì thương con.
Trao đổi với bác sĩ Phạm Thị Lê Na (Khoa chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng) – người trực tiếp điều trị cho Phúc cho biết, bệnh nhân Phúc bị bệnh ung thư máu bạch cầu cấp dòng tủy. Hiện tại Phúc bị giảm tiểu cầu, thiếu máu, cơ thể suy nhược nặng, bị liệt 1/2 người từ ngực xuống hết 2 chi dưới, loét ép nhiều người (do nằm lâu ngày). Chính vì vấn đề này đã cản trở vấn đề điều trị cho Phúc. Để truyền hóa chất thì Phúc phải có thể trạng tốt. Vì vậy, việc trước mắt là phải chăm sóc nâng đỡ và điều trị các triệu chứng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, chi phí các loại thuốc để nâng đỡ cho bệnh nhân khá tốn kém. Có một số thuốc, theo chỉ định phải dùng cho bệnh nhân nhưng chúng không dám dùng vì người nhà không có tiền. Chỉ khi nào thể trạng quá yếu nguy hiểm đến tính mạng chúng tôi mới dùng (cho dù người nhà có tiền hay không).
Video đang HOT
Cũng theo bác sĩ Lê Na, Phúc là bệnh nhân trẻ trong khoa, có tinh thần điều trị đến cùng. Vẫn có cơ hội sống thêm nếu Phúc được điều kiện để điều trị.
Theo bà Nguyễn Thị Phụng, chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Bình Tú, gia đình anh Hiển không phải hộ nghèo của xã. Tuy nhiên, trong thời gian qua, anh em trong gia đình liên tiếp gặp chuyện không may, con trai anh là cháu Phúc bị bệnh hiểm nghèo phải điều trị lâu dài, chi phí điều trị tốn kém khiến gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Mã số 1394: Anh Võ Văn Hiển (bố của Phúc), đội 8, thôn 8, xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
ĐT: 01205. 162.229 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Khánh Hồng
Theo Dantri
"Mười năm sau dịch sởi, sẽ có những đứa trẻ ngơ ngơ"
"Biến chứng cực kỳ muộn của bệnh sởi, trong y khoa gọi là do cơ chế miễn dịch, kháng thể của bệnh sởi tích tụ khoảng 10 năm sau sẽ bùng lên nhóm viêm não bán cấp. Trẻ sẽ có biểu hiện rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi, rối loạn vận động..."
Viêm não bán cấp - biến chứng muộn nguy hiểm
Nội dung trên là phân tích của BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 1 về những biến chứng có thể gặp phải ở bệnh nhân sởi. Cụ thể, theo BS Khanh bệnh bởi có ba dạng biến chứng, nhóm thứ nhất diễn tiến rất nhanh xuất hiện ở các em bé dưới 12 tháng với biểu hiện viêm phổi; nhóm thứ hai biến chứng viêm não, viêm cơ tim ở trẻ sau 10 tuổi; nhóm thứ ba biến chứng cực kỳ muộn khoảng 10 năm sau khi mắc bệnh, trong y khoa gọi là do cơ chế miễn dịch khiến bệnh nhân bị viêm não bán cấp.
Trẻ bị biến chứng của bệnh sởi điều trị tại Nhi Đồng 1
Bệnh nhân sẽ nhập viện với những biểu hiện rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi, rối loạn vận động... việc cứu chữa rất khó khăn. Dù tỷ lệ bệnh nhân mắc phải biến chứng này rất thấp nhưng BS Khanh khẳng định "Mười năm sau dịch sẽ có những đứa trẻ ngơ ngơ do biến chứng viêm não bán cấp của bệnh sởi. Đây sẽ là hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của bệnh nhân, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội".
Cũng theo BS Khanh, bệnh sởi thường có biểu hiện sốt cao liên tục và kéo dài nhiều ngày nên khó tránh khỏi những lo lắng của thân nhân người bệnh. Trong khi yêu cầu được khám chữa bệnh là quyền của bệnh nhân nên những khuyến cáo, tư vấn của bác sĩ, nhân viên y tế cho những trường hợp không cần thiết phải nhập viện trở nên vô cùng khó khăn.
Trên thực tế tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 chỉ có khoảng 10% bệnh nhân gặp biến chứng mới cần phải nhập viện điều trị, 90% bệnh nhân khác có thể chăm sóc và theo dõi ở nhà. Nhưng trên thực tế, người nhà bệnh nhân "một hai yêu cầu nhập viện" khiến bác sĩ không thể từ chối. Tình trạng trên dẫn tới nguy cơ nhiễm chéo giữa bệnh nhân với nhau và nhiễm các bệnh cơ hội khác, khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng bệnh nặng hơn.
Bệnh viện đang đứng trước nguy cơ trở thành ổ dịch sởi
Trước nguy cơ bệnh viện có thể trở thành ổ bệnh hoặc nơi phát tán mầm bệnh sởi, BS Đỗ Châu Việt, Trưởng khoa Nhiễm, bệnh viện Nhi Đồng 2 khuyến cáo: "Bệnh sởi nếu không gặp biến chứng không cần thiết phải nhập viện. Người dân cần bình tĩnh nhìn nhận, nghe theo tư vấn của bác sĩ và nhân viên y tế, sự nôn nóng hoặc hoang mang dẫn tới hành động quyết tâm cho con em mình nhập viện có thể đẩy trẻ vào trung tâm của ổ dịch. Bệnh càng đông, sự chăm sóc của nhân viên y tế càng khó khăn, môi trường nguy cơ lây nhiễm tăng cao sẽ khiến trẻ rơi vào tình trạng nguy hiểm".
Những trẻ mắc sởi không gặp biến chứng, khi chăm sóc tại nhà cần được cách ly để phòng lây bệnh cho cộng đồng. Người nhà lưu ý giữ gìn vệ sinh cơ thể cho trẻ luôn sạch sẽ, vệ sinh đường hô hấp (súc rửa mũi) cho trẻ, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, người chăm sóc cũng cần đảm bảo sức khỏe, vệ sinh sạch sẽ cơ thể đặc biệt là đôi bàn tay, mang khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ... để tránh trở thành trung gian phát tán mầm bệnh cho người khác.
Tập trung nhân vật lực dập dịch sởi
Ngày 19/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường đã có buổi làm việc với Sở Y tế TPHCM và các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới. Báo cáo của các bệnh viện cho thấy, từ đầu năm 2014 bệnh sởi đã tăng không ngừng theo cấp số nhân. Khoảng hơn 50% bệnh nhân nhập viện điều trị tại ba bệnh viện kể trên được chuyển đến từ các địa phương khác.
Sau một tháng thực hiện chiến dịch tiêm vét vắc xin ngừa sởi, tính riêng trên địa bàn TPHCM, bệnh sởi đang có chiều hướng chững lại. Nếu trong tháng 3, mỗi tuần số ca mắc sởi được phát hiện khoảng 150 trường hợp thì tuần vừa qua ca bệnh sởi ghi nhận tại thành phố giảm còn khoảng 110 ca. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh nhân từ các tỉnh chuyển tới vẫn đông nên bệnh viện phải căng mình để đối phó với dịch sởi.
Cần tăng cường nhân vật lực để nhanh chóng dập dịch
Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 bệnh sởi kết hợp với nhiều bệnh khác đang tạo nên tình trạng quá tải nghiêm trọng. Mỗi bác sĩ trung bình một ngày phải khám cho cả trăm bệnh nhân, cùng với cơ sở vật chất hạn chế, cơ sở hạ tầng chật hẹp khiến việc khám sàng lọc, điều trị bệnh nhân sởi gặp không ít khó khăn.
Bệnh nhân đông với nhiều ca bệnh nặng các phương tiên hỗ trợ chăm sóc và điều trị phải hoạt động hết công suất nhưng không đủ đáp ứng. Tại buổi làm việc với Bộ Y tế, tuyến bệnh viện Nhi đề nghị được cung ứng thêm máy thở, CPAP, bơm tiêm tự động, monitor nhiều thông số, máy truyền dịch...
Trước tình hình trên, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế đề nghị các bệnh viện tập trung tăng cường nhân vật lực chăm sóc bệnh nhân đồng thời "Sở Y tế cam kết bằng mọi giá sẽ tăng cường đầu tư thuốc men, trang thiết bị để đáp ứng điều kiện tốt nhất cho việc chăm sóc và điều trị trẻ mắc bệnh sởi".
Vân Sơn
Theo Dantri
Hai anh em cơ cực vì mẹ mất sớm "Cháu rất thương ba một mình vất vả chăm sóc bà bị bệnh nặng, vừa phải làm việc để kiếm tiền nuôi anh em cháu ăn học, bởi mẹ đã mất rồi. Nhưng cháu cũng chưa biết phải làm gì để giúp đỡ ba, chắc có lẽ cháu phải nghỉ học để ở nhà thôi". Lời tâm sự nghẹn lòng của em Võ...