Mẹ nằm viện cả tháng, đồng nghiệp công ty tôi không ai đến thăm
Hơn 1 tháng mẹ nằm viện, tôi vất vả ngược xuôi chăm sóc bà và nhận ra một bài học lớn về tình yêu và tình người.
Ca phẫu thuật của mẹ tôi khá phức tạp. Thời gian này, tôi luôn bên cạnh mẹ, lo lắng cho sức khỏe của bà và cảm nhận được nỗi đau thể xác bà phải chịu đựng.
Giữa những lo toan ấy, một nỗi buồn khác xâm chiếm lòng tôi. Đó là sự thờ ơ, vô tâm của những người đồng nghiệp trong công ty tôi – những người mà tôi vẫn nghĩ rằng họ sẽ quan tâm, ít nhất là thăm hỏi khi biết mẹ tôi bệnh nặng.
Suốt một tháng trời, dù biết tôi phải vừa làm vừa chăm mẹ nhưng tất cả đồng nghiệp trong công ty không hỏi thăm mẹ tôi được một lời.
Đau lòng vì mẹ nằm viện không ai đến thăm. Ảnh minh họa: FP
Nhiều lúc bận lo cho mẹ nên tôi trễ nải công việc, phải nhờ đồng nghiệp hỗ trợ nhưng chẳng ai nhiệt tình, ai cũng sợ gánh thêm việc vào người.
Hơn 2 năm làm việc ở công ty, tôi chưa từng sống có lỗi với ai, thậm chí luôn hết lòng vì mọi người. Trong công ty, ai gặp khó khăn hay bệnh tật, tôi luôn là người có mặt đầu tiên, không chỉ thăm hỏi mà còn giúp đỡ việc cần thiết.
Video đang HOT
Đồng nghiệp bị sốt xuất huyết, tôi liên tục hỏi thăm, gửi quà. Mẹ anh kế toán mổ u tuyến giáp, tôi cũng đến thăm hỏi đàng hoàng. Tôi luôn nghĩ, việc thăm hỏi như vậy giữa các đồng nghiệp là chuyện đương nhiên.
Thế nhưng, khi mẹ tôi nằm viện cả tháng trời, mọi người lại thờ ơ đến lạ. Không ai đến thăm, không một dòng tin nhắn, cũng không có ai gửi một lời động viên.
Ban đầu, tôi tự nhủ rằng họ bận, sau này mẹ ổn định sức khỏe, họ sẽ đến thăm. Nhưng khi mẹ tôi ra viện, ở lại nhà tôi cả tuần, cũng không có ai thăm hỏi.
Cảm giác tức giận, thất vọng dâng lên, tôi bắt đầu hoài nghi về sự chân thành trong mối quan hệ nơi công sở. Phải chăng chỉ khi có lợi ích, mối quan hệ đồng nghiệp ấy mới được duy trì?
Tôi cũng hay thở dài nói về chuyện các đồng nghiệp trong công ty để mẹ hiểu. Bởi tôi sợ mẹ buồn vì không thấy bạn của con gái đến thăm.
Một ngày, bà nhẹ nhàng bảo: “Con không cần phải buồn vì những người không thật lòng đâu. Mẹ chỉ cần có con ở bên là đủ”. Dù mẹ nói vậy để an ủi nhưng sâu trong ánh mắt bà, tôi biết bà cũng cảm thấy có chút chạnh lòng.
Tôi mang chuyện kể với người bạn thân thì cô ấy nói nhiều người thời nay vô tâm, không thích quan hệ thân thiết với bất cứ đồng nghiệp nào trong công ty. Nhiều người có phong cách sống “việc nhà ai, người ấy lo”.
Nếu đúng như vậy thì có lẽ tôi không hợp với phong cách sống này. Sống cùng tập thể mà hờ hững, vô tâm như người xa lạ thì sao đoàn kết được? Hay là tôi đã sai?
Số sướng
Khi bạn bè khen số sướng, Hải Anh đã nói: "Chị chưa thấy ai ngồi không mà hưởng phước em ạ. Hạnh phúc không tự nhiên mà có được".
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
- "Đời người có số hết rồi, số chị sướng thì mặc sức mà hưởng thôi", cô đồng nghiệp trẻ nói khi mấy chị em thay nhau kể về cuộc hôn nhân màu hồng của Thủy Anh.
Tưởng Thủy Anh sẽ cười cười như cách cô vẫn vui vẻ với mọi người, nhưng lần này cô đáp: "Chị chưa thấy ai ngồi không mà hưởng phước em ạ. Hạnh phúc không tự nhiên mà có được".
Lúc Thủy Anh nghỉ việc ở công ty cũ, đồng nghiệp kháo nhau rằng "Thủy Anh có chồng lo hết nên muốn nghỉ là nghỉ". Khi Thủy Anh sinh con thứ ba, người quen biết lại bảo nhau "nếu có chồng chịu khó như Thủy Anh thì họ cũng chẳng ngại sinh nở".
Thủy Anh rất vất vả vì 3 đứa con nhỏ, đứa út lại không khỏe mạnh khiến cô thường xuyên phải nghỉ phép. Thế nhưng nhìn cô vẫn vui vẻ và không than vãn lời nào, người ta lại nói: "Nhà có kinh tế thì con có đau ốm vợ vẫn tươi".
Có một giai đoạn, vợ chồng Thủy Anh chuyển về nhà mẹ chồng. Cô nói, về sống cùng để chăm sóc mẹ, nhưng mọi người lại nói, nếu nhà chồng ở ngay trung tâm thành phố như Thủy Anh thì ai cũng muốn "sống với mẹ chồng".
Thủy Anh chưa từng "thanh minh", vì theo cô, đời ai người nấy sống. Thế nhưng lần này, giữa căng tin công ty và trong vòng tròn thân thiết của những đồng nghiệp lâu năm, sau câu "phán" của cô bé mới vào làm, cô mới trải lòng.
Thủy Anh và chồng là "thanh mai trúc mã", lớn lên bên nhau rồi yêu và cưới. Cả hai cùng trải qua những giai đoạn công việc như nhau, cùng nếm mật nằm gai, chia ngọt sẻ bùi, và không ai là "chỗ dựa kinh tế" cho ai. Nhà chồng Thủy Anh từng rất giàu có, nhưng đến đời ba mẹ thì là công chức nhà nước, thu nhập chỉ đủ lo cho con cái học hành. Căn nhà ở trung tâm thành phố là của ông nội để lại, với tâm nguyện sẽ để cho con cháu làm chốn đi về và không được bán hay cho thuê.
Từ lúc yêu ông xã bây giờ, Thủy Anh đã có tâm nguyện sẽ sinh thật nhiều con để bù đắp cho sự thiếu vắng của nhà chồng. Ba mẹ chồng Thủy Anh có 3 người con, nhưng tai họa khiến ông bà phải trải qua 2 lần mất con. Hải - chồng Thủy Anh - trở thành con một.
Khi Thủy Anh bắt đầu sinh con thì ba chồng bệnh nặng. Để duy trì kế hoạch hôn nhân và lo toan cho ba mẹ chồng, Thủy Anh phải nỗ lực sắp xếp và cực kỳ kỷ luật trong mọi thứ - từ giờ giấc, tài chính, cho đến những việc cần làm trong ngày, cô đều phải lên kế hoạch và cố gắng tuân thủ.
Lúc Thủy Anh vừa sinh đứa con đầu thì nhà có giỗ lớn. Mẹ chồng gọi điện nhắc cô "còn ở cữ thì không dự giỗ, nhưng phải gửi tiền qua cho mẹ lo đám". Số tiền "lo đám" khi ấy vượt xa khả năng chi trả của cặp vợ chồng trẻ. Sau khi cân nhắc, Thủy Anh quyết định lấy tiền để dành gửi cho mẹ. Việc này khiến Hải khá ngỡ ngàng. Anh biết rõ mẹ mình đang "đòi hỏi quá quắt" và hành động của vợ thì lại "vung tay quá trán". Thế nhưng, Thủy Anh nói, cãi mẹ lúc này chỉ làm rạn nứt tình cảm, chuyện đâu còn có đó.
Sau đám giỗ, Thủy Anh có nhiều cơ hội để gần gũi mẹ chồng. Cô hỏi thăm và nghe mẹ kể về việc họ hàng đến dự đông vui ra sao, mọi người khen nhà mình chu đáo thế nào. Rồi trong những cuộc nói chuyện ấy, Thủy Anh mới chia sẻ với mẹ chồng rằng cô cũng rất muốn làm giỗ lớn nhưng chắc phải vài năm thì nhà mình mới có thể làm lớn một lần, vì vợ chồng cô đã hết tiền để dành.
Cô khoe với mẹ rằng 2 đứa đã tích cóp bao lâu mới được mấy chục triệu nọ và cũng tự hào khi dùng tiền tiết kiệm của mình để lo giỗ trong gia đình. "Nỗi niềm tộc họ" cũng được Thủy Anh chia sẻ với mẹ, rằng lúc yêu Hải thì cô đã định sẽ sinh nhiều con để nhà mình đông vui và kế hoạch của 2 đứa thế nào, chuẩn bị tài chính ra sao cho chuyện con cái...
Khoảng cách giữa mẹ chồng nàng dâu được rút ngắn. Khi không còn chủ ý "thử thách con dâu", ba mẹ chồng cũng trở nên gần gũi và chân thành. Vì cha mẹ già, con thơ dại, đôi trẻ luôn nặng gánh trách nhiệm, nhưng Thủy Anh chọn chấp nhận thử thách và đương đầu một cách nghiêm túc, khoa học.
"Thỉnh thoảng, mình cũng tận hưởng thử thách bằng việc tự khen mình mỗi lần hoàn thành một việc gì đó, nhờ vậy mà nhìn mình cứ vui vẻ hoài, nên người ta nghĩ mình số sướng". Thủy Anh kết thúc câu chuyện bằng câu nói khiến ai cũng ngậm ngùi, rồi tràn đầy cảm hứng sống. "Số sướng" như Thủy Anh thì ai cũng có thể có.
Vợ giận dỗi vì tôi tặng món quà này cho nữ nhân viên cấp dưới Nhân dịp nữ nhân viên cấp dưới tổ chức đám cưới, tôi có ý định tặng một món quà và vô tình khiến vợ tôi tức giận. Công ty chúng tôi có khoảng 80 nhân viên, trong đó có 30 người làm việc tại văn phòng chính và 3 người trong phòng ban của tôi. Tuần này, một nhân viên cấp dưới của...