Chồng yêu cầu tôi nghỉ việc ở nhà chăm sóc mẹ, tôi chống đối bằng cách bỏ nhà ra đi, con trai 18 tuổi liền nói một câu mà tôi bừng tỉnh
Tôi ngồi xuống bên cạnh con trai, nhẹ nhàng ôm con vào lòng, nước mắt tự nhiên rơi xuống.
Gần 20 năm trước, tôi và chồng quen nhau trong đám cưới một người bạn. Lúc đó, anh ấy hiền lành, ít nói, tạo cho tôi cảm giác an toàn. Chúng tôi nhanh chóng tiến tới hôn nhân, nhận được sự chúc phúc của hai bên gia đình.
Những ngày đầu sau khi kết hôn thật sự rất ngọt ngào. Chúng tôi cùng nhau trang trí nhà cửa, lên kế hoạch cho tương lai. Tình cảm vợ chồng rất tốt đẹp. Nhưng kể từ khi tôi mang bầu, mẹ chồng tới ở cùng thì cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn.
Bà luôn soi mói mọi việc tôi làm, đặc biệt là chuyện ăn uống. Bà thường chê cơm tôi nấu không hợp khẩu vị: “ Sao con nấu ăn dở thế? Con phải học hỏi thêm đi, không sau này con trai và cháu nội tôi khổ”.
Chồng tôi chưa bao giờ bênh vực tôi, chỉ nói: “Em thông cảm cho mẹ, bà già rồi”. Lúc đó, tôi không để tâm đến những mâu thuẫn nhỏ nhặt này. Tôi nghĩ chỉ cần mình nhường nhịn, bao dung hơn thì cuộc sống sẽ ngày càng tốt đẹp. Nhưng sau khi tôi sinh con, sự khó tính của mẹ chồng càng lên tới đỉnh điểm.
Bà bế cháu khư khư trên tay không rời, tôi làm mẹ, mới sinh con cũng muốn được ôm ấp, gần gũi con mình, nhưng mẹ chồng không đưa, bà luôn bảo tôi cần tĩnh dưỡng, cần nằm nhiều cho khỏi đau lưng, đủ các lý do tốt cho tôi nhưng thực chất, bà chỉ muốn tách con ra khỏi tôi.
Được 3 tháng, bà đã bảo tôi đi làm lại, để con cho bà trông. Tôi thì vẫn muốn ở nhà thêm 3 tháng nữa vì muốn tự tay chăm sóc con, nhưng mẹ chồng xua tôi đi, bà bảo tiền thai sản của tôi chẳng được là bao, tốt nhất đi làm sớm để còn đỡ đần kinh tế cho chồng. Con cái giao cho bà chăm thì yên tâm.
Chồng tôi cũng đứng về phía mẹ, anh bảo tôi: “Mẹ có kinh nghiệm, chăm trẻ con sẽ tốt hơn người lần đầu làm mẹ như em”. Tôi nghe mà choáng váng và buồn tủi. Nhưng vì muốn gia đình hòa thuận, tôi đành chấp nhận.
Dù tôi đã nhượng bộ nhưng mẹ chồng vẫn không hài lòng. Những ngày sau đó, bà bắt đầu nói xấu tôi trước mặt chồng, trách tôi không biết điều, không biết làm việc nhà, không biết chăm con, cố tình đi làm về muộn…
Video đang HOT
Mỗi lần mẹ chồng nổi giận, anh lại trách tôi không biết nhường nhịn. Tôi cảm thấy vô cùng ấm ức, nhưng vì con, tôi đành âm thầm chịu đựng tất cả, tự nhủ lòng đợi con lớn lên rồi tính tiếp. May mắn là khi con tôi vào học cấp 1, bố chồng liền gọi bà về. Thế là mẹ chồng rời nhà tôi, về quê sống, cuộc sống của gia đình tôi cũng bình yên đi rất nhiều.
Thời gian cứ trôi qua, cho tới ngày mẹ chồng tôi bị đột quỵ. Hôm đó, tôi nhận được điện thoại của chồng, báo tin mẹ chồng đột ngột đổ bệnh, cần được chăm sóc 24/24. Anh và bố chồng muốn đưa mẹ chồng lên thành phố để tôi nghỉ việc, ở nhà chăm sóc bà. Khi tôi nói tôi còn phải đi làm, còn phải lo cho con trai sắp thi tốt nghiệp cấp 3, chồng liền quát: “Cô không hy sinh cho cái nhà này được à? Đây là mẹ tôi, là mẹ chồng cô đó. Chăm sóc mẹ chồng là trách nhiệm của cô, đừng có nói nhiều nữa”.
Ảnh minh họa
Ngọn lửa giận dữ trong lòng tôi bùng lên. Tôi đã hy sinh quá nhiều cho gia đình này, công việc, gia đình, con cái, tôi luôn cố gắng cân bằng tất cả. Vậy mà hôm nay, họ ép tôi nghỉ việc, ở nhà chăm người ốm là trách nhiệm của tôi vậy. Tôi chợt nhận ra, gia đình này chưa bao giờ coi tôi là người một nhà.
Vài ngày sau, tôi phát hiện chồng tôi tự ý đến gặp lãnh đạo xin nghỉ việc cho tôi. Giây phút đó, tôi hoàn toàn thất vọng. Tôi bàn bạc với con trai, quyết định dọn ra ngoài. Con trai sắp thi tốt nghiệp, môi trường trong nhà quá ồn ào, con cũng cần một không gian yên tĩnh để học tập.
Con trai cũng đồng ý với tôi, thậm chí con còn nói: “Bố thật quá đáng, đó là mẹ đẻ của bố, bố nên nghỉ việc chăm bà nội thì tốt hơn. Sau này mẹ già yếu, con sẽ là người chăm mẹ chứ không phải vợ con”.
Khi tôi nói với chồng về việc dọn ra ngoài, anh ta gần như phát điên, gọi điện thoại trách móc tôi: “Cô muốn trốn tránh trách nhiệm phải không? Cô không ở nhà thì ai chăm sóc mẹ tôi?”.
Tôi không nói gì mà âm thầm thu dọn quần áo, dắt con trai rời khỏi nhà.
Căn hộ thuê tuy chật hẹp nhưng ít nhất cũng yên tĩnh. Tuy nhiên, nhà chồng không có ý định buông tha cho tôi, liên tục gọi điện thoại, thay phiên nhau mắng nhiếc tôi bất hiếu, vô tâm. Tôi đã nhiều lần định bắt máy nhưng lại sợ rằng một khi đã nghe máy, họ sẽ không ngừng quấy rầy, ảnh hưởng đến việc học của con trai.
Tối hôm qua, khi 2 mẹ con đang ngồi ăn cơm thì tiếng gõ cửa vang lên. Nhìn qua khe hở, tôi thấy khuôn mặt giận dữ của chồng, vẻ mặt ấy khiến tôi sợ hãi. Tôi còn chưa kịp phản ứng, con trai đã đứng dậy, kiên quyết nói với tôi: “Mẹ đừng mở cửa. Nếu bố còn như vậy nữa, mẹ ly hôn với bố đi”.
Tôi sững người, nhìn đứa con trai đã trưởng thành, hiểu chuyện trước mặt, trong lòng dâng lên cảm xúc khó tả. Con ra hiệu im lặng, rồi tiến đến cửa, lớn tiếng nói: “Bố à, bố đang khoán trắng hiếu thảo, đùn đẩy trách nhiệm, vì lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến con sắp thi tốt nghiệp. Những chuyện này con đều nhớ hết. Bố còn tiếp tục quấy rầy mẹ, sau này con sẽ học theo bố”.
Ngoài cửa, chồng tôi mắng vài tiếng rồi bỏ đi. Tôi ngồi xuống bên cạnh con trai, nhẹ nhàng ôm con vào lòng, nước mắt tự nhiên rơi xuống. “Mẹ đừng sợ, có con ở đây” – con trai dịu dàng nói. Tôi bừng tỉnh, thấy thật bình yên và tràn đầy cảm giác an tâm bởi con trai tôi đã lớn, đã biết bảo vệ mẹ.
Biết tôi chuyển 100 triệu để con trai trả tiền viện phí cho cháu nội, con dâu hoảng hốt nói "Cháu chẳng bị sao cả"
Nghe con trai nói, tôi vừa tức giận, vừa thất vọng, vừa đau lòng.
Tôi năm nay 67 tuổi, là một công nhân đã nghỉ hưu. Kể từ khi chồng qua đời, tôi luôn cố gắng chăm chỉ làm việc kiếm tiền nuôi con trai ăn học. Hồi đó, con trai tôi cũng ngoan ngoãn và thương mẹ nên nỗ lực không ngừng để có được công việc tốt.
Hiện tại, con đã lập gia đình và sống ở thành phố khác cách quê khoảng 150km. Vì đường xa nên thỉnh thoảng vợ chồng con mới đưa cháu nội về quê thăm bà được. Lần nào về các con cũng mang theo rất nhiều quà, con dâu, cháu nội thấy tôi trồng rau cũng chạy ra xắn tay áo giúp bà. Điều đó khiến tôi rất hạnh phúc.
Thế rồi, cách đây 2 tuần, tôi bất ngờ nhận được cuộc điện thoại của con trai, con nói với tôi bằng giọng đầy lo lắng: "Mẹ ơi, Hoàng bị ốm nặng cần phải nhập viện gấp mà vợ chồng con dạo này lại gặp khó khăn về kinh tế. Mẹ có thể cho con vay 100 triệu để đóng trước tiền viện phí được không ạ?".
Nghe tin cháu nội ốm nhập viện, lòng tôi nóng như lửa. Không nghĩ ngợi gì nhiều, tôi liền chuyển 100 triệu tiền tiết kiệm cho con trai. Chuyển xong, tôi bảo con trai để tôi lên ở cùng để chăm sóc cháu thì con trai lại gạt đi. Con nói, vợ chồng con tự lo được, khi nào cần mới nhờ tôi lên sau.
Suốt cả đêm hôm đó, tôi trằn trọc mãi không ngủ được vì lo cho cháu nội. Đợi đến sáng hôm sau, tôi mới gọi điện cho con dâu hỏi thăm về sức khỏe của cháu nội. Con dâu lúc này mới hoảng hốt trả lời: "Mẹ ơi, cháu nội của mẹ bình thường, cháu chẳng bị sao cả. Sao mẹ lại đi tin lời anh ấy cơ chứ? Đây cũng đâu phải lần đầu tiên nữa ạ". Lời nói của con dâu khiến tôi sững sờ trong giây lát.
Ảnh minh họa
Tôi không thể tin vào tai mình, trong lòng đầy đau nhói. Bởi đây là con trai duy nhất của tôi, tôi không muốn tin là con đã lừa dối mình. Nhưng nghĩ lại vài năm về trước, con cũng từng lừa tiền tôi.
Ngay sáng hôm sau, tôi vội vàng bắt xe tới nhà con trai. Tôi phải gặng hỏi mãi con mới chịu thừa nhận vì mắc nợ cờ bạc, không có tiền trả nên đã lấy sức khỏe của con cái ra lừa gạt mẹ.
Nghe chính miệng con trai nói, tôi vừa tức giận, vừa thất vọng, vừa đau lòng. Vì từ trước đến nay tôi đã dùng tiền tiết kiệm của mình để trả nợ cho con không biết bao nhiêu lần. Những tưởng con sẽ thay đổi, nhưng không, con vẫn chứng nào tật nấy, lừa gạt lấy tiền tiết kiệm của mẹ để trả nợ.
Lúc này, con dâu đi từ phòng ra lên tiếng: "Nếu sau này anh ấy có vay tiền mẹ với bất cứ lý do gì thì mẹ có thể gọi điện cho con để xác nhận. Và dù anh ấy có nài nỉ mẹ thế nào đi chăng nữa thì mẹ cũng đừng mềm lòng. Mẹ mà thương cho vay thì chẳng khác gì hại anh ấy". Lời của con dâu khiến tôi bừng tỉnh. Đúng là tôi đã quá mềm lòng và tin tưởng con trai mình rồi.
Giờ tôi đã nghỉ hưu, tiền tiết kiệm cũng không còn nhiều nữa. Đã rất nhiều lần tôi cho con cơ hội nhưng con không chịu thay đổi. Lần này tôi thật sự rất thất vọng về con trai. Tôi tuyên bố thẳng thắn với con trai, rằng với bất kỳ lý do gì tôi cũng không bao giờ chuyển tiền cho con nữa. Con trai nghe vậy liền xin lỗi, hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa nhưng tôi mặc kệ, không tin.
Chuyện này cũng dạy cho tôi một bài học, rằng thương con, nếu thương sai cách sẽ thành hại con. Và không phải lúc nào đáp ứng nhu cầu của con cái mới là yêu, đôi khi nói "không" mới chính là yêu thương.
Sau 3 năm ly hôn tôi đến thăm vợ cũ và con trai, nhưng vừa thấy mặt tôi thì thằng bé la hét thất thanh rồi bỏ chạy Sau khi ly hôn vợ, tôi vẫn tiếp tục qua lại với nhân tình. 3 năm sau đó, tôi chỉ gửi tiền chu cấp cho con chứ chưa từng đến thăm, cho đến lần gặp hôm nay. Vợ cũ là mối tình đầu của tôi. Chúng tôi quen biết nhau từ thời đại học, yêu nhau rồi kết hôn sau khi ra trường....