Mẹ muốn tôi nhận bố dù ông không nuôi tôi ngày nào
Từ bé tôi chỉ biết mỗi mẹ, đến khi hơn 30 tuổi mẹ muốn tôi nhận bố trước khi ông qua đời vì bệnh tật…
Tôi sinh ra bởi một người phụ nữ đơn thân. Thời bây giờ nói đến người phụ nữ đơn thân không còn xa lạ, nhưng thời của mẹ tôi, cái thời cách đây hơn 30 năm về trước, việc mẹ tôi không chồng, lại sinh ra một đứa con trai đó là điều khủng khiếp.
Ảnh minh họa
Ông bà ngoại không nhìn mặt, họ hàng nói xấu hổ vì có người con như mẹ tôi. Mẹ tôi một mình tủi nhục, phải bỏ xứ ra đi và sau bao nhiêu năm không dám về lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Mẹ làm đủ nghề để kiếm sống và nuôi tôi ăn học thành người. Những lúc ấy, tôi không biết bố mình là ai, ông cũng không giúp đỡ mẹ con tôi dù chỉ một lần, cũng không xuất hiện trong suốt tuổi thơ của tôi.
Video đang HOT
Nhiều lần tôi hỏi về bố, mẹ chỉ nói vỏn vẹn đúng một câu, “con không có bố”, và “đừng bao giờ hỏi mẹ về bố nữa, con không có bố”. Tôi phải chấp nhận mình khác biệt với những đứa trẻ khác, chấp nhận khác biệt rằng mình sinh ra không có bố, mình là một đứa con hoang, mình phải chịu thiệt thòi, bị coi thường và chọc ghẹo.
Thế rồi tôi xác định, chẳng cần bố, tôi vẫn sống tốt, tôi vẫn học hành, chăm chỉ làm ăn và sẽ làm chỗ dựa thay mẹ. Hơn 30 năm không cần có bố, những lúc khó khăn nhất mẹ con tôi đã vượt qua, thì bỗng một ngày có người tìm đến nhà tôi, họ nói với mẹ con tôi rằng người tôi gọi bằng bố đang bị ốm liệt giường. Ông nói với họ về sự tồn tại của mẹ con tôi và muốn tôi nhận bố trước khi ông mất, để ông yên lòng nhắm mặt xuôi tay, để tôi được nhận họ hàng, nhận bố.
Mẹ cũng muốn tôi làm như vậy, mẹ còn nói, sau này mẹ mất đi, tôi sẽ có họ hàng bên nội để chia sẻ buồn, vui. Biết đâu, họ sẽ giúp đỡ khi tôi gặp khó khăn nhất, nhưng tôi luôn nghĩ, liệu điều đó có cần thiết không, khi mà hơn 30 năm qua, những lúc khó khăn nhất, không có bố, không có người thân bên nội, tôi vẫn vượt qua. Vậy thì bây giờ, tôi cần gì sự chia sẻ của họ, cần gì người bố mà 30 năm không thèm đoái hoài gì đến con mình?.
Tôi không nhận bố, vì thấy mình không cần thiết phải có bố. Mẹ tôi không đồng ý, nói tôi vô tình và bắt tôi phải nhận bố, nhận họ hàng dù tôi chẳng muốn có những người họ hàng như thế?.
Sau biến cố của 'chồng nhà người ta', cô nàng quyết tâm giữ chồng 'vô tích sự'
Từng chán chồng khi so với chồng 'nhà người ta', nhưng rồi Ly đã nhận ra đâu mới là hạnh phúc và vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Ba năm yêu nhau, sau ba năm cưới, bây giờ tổ ấm của Ly (30 tuổi, sinh sống tại Hà Nội) đã có ba người. Tình yêu đã ban tặng vợ chồng Ly đứa con trai đầu lòng vừa giống cha vừa giống mẹ đúng nghĩa "giỏ nhà ai, quai nhà nấy".
Khi yêu nhau hương lửa đang nồng. Mới cưới nhau thì ríu rít uyên ương xây tổ ấm. Một đứa con trai ra đời đảo lộn bao nếp sinh hoạt của gia đình trẻ. Chi tiêu đội lên gấp đôi, mọi dự tính du lịch, mua sắm nọ kia đều phải gác lại. Riêng cái khoản ông bà nội, ông bà ngoại thay nhau lên thăm cháu cũng phát sinh nhiều thứ phải lo. Việc trông con, gửi trẻ, chọn trường cũng lắm rắc rối không dễ gì vợ chồng đồng thuận.
Ly chán ngán khi chồng làm không ra tiền đủ chi tiêu. Anh lại hay giao lưu đãi bạn bè tốn kém. Ly thấy chồng con bạn cùng phòng ở công ty thật tuyệt vời. Lương cao, lộc nhiều, nhà nó chi tiêu vung vãi vẫn thừa thãi. Chồng nó thì hào hoa, phóng khoáng nói cười hoạt bát, chăm con thương vợ hết mực.
Vợ chồng hạnh phúc khi nhận ra giá trị của nhau và cùng nhau hướng đến mục tiêu tốt đẹp.
Chồng Ly lại ngày càng méo mó, lệch lạc, xấu xí trong mắt cô. Còn chồng người ta sao mà sáng láng ngời ngời, thật là ngưỡng mộ. Thế là từ đôi điều chán chồng, Ly đâm ra chê chồng lúc nào không biết. Những chuyện vặt trong nhà không đâu cũng nảy sinh mâu thuẫn cãi cọ, mặt nặng mày nhẹ, tiếng bấc, tiếng chì. Không khí gia đình trở nên nặng nề u uất, chình chịch như phải đeo cối đá.
Nhiều đêm thao thức, nước mắt ứa ra, lấy chồng sinh con sao mà cuộc sống vợ chồng lại khổ thế. Hay là li dị đường ai nấy đi? Ly sẽ ở vậy nuôi con, tha hồ tung tẩy, bay nhảy mà không sợ bị ràng buộc, cấm cản. Một nỗi buồn xâm chiếm nặng trĩu tâm can cô.
Chán nỗi, chồng Ly không nhận ra những chê chán ở nơi cô. Anh vẫn hồn nhiên như chẳng có chuyện gì. Thấy chồng dửng dưng như thể vô cảm, Ly càng giận, càng tức. Người đâu mà vô tâm, bạc bẽo. Có một vợ, một con thời buổi này mà không nuôi nổi. Cứ cam chịu kham khổ, thiếu thốn mãi. Thấy gia đình người ta mà mình sốt cả ruột.
Bỏ chồng hay cam chịu? Câu nói ấy cứ giằng xéo trong Ly khuôn nguôi. Nhưng cơn cớ gì mà bỏ chồng cơ chứ? Giá như chồng Ly giái gú, cờ bạc..., hắt hủi vợ con thì đã đi một nhẽ.
Bỗng một hôm, cô bạn có chồng phởn chí của Ly ào đến nhà cô ôm mặt khóc, kể lể: "Ly ơi, mất tất cả rồi! Tao chỉ còn nước chết thôi".
- "Cơ sự làm sao", Ly hỏi bạn.
Qua lời kể nức nở của bạn, Ly hiểu ra chồng bạn là một con bạc cỡ bự. Cuộc bài bạc sát phạt vỡ lở, anh ta bị công an bắt. Cơ quan buộc cho thôi việc. Chỗ dựa dẫm của vợ con bỗng chốc trở về con số không. Ly cảm thấy giật mình khi nghe tin. May quá, chồng mình vẫn còn cái tốt chân chất, làm ăn lương thiện. Không sa vào tệ nạn xã hội như anh chồng của cô bạn thân.
Trong cơn buồn chán, cô bạn của Ly tâm sự: " Ly ơi, tao chỉ mong được như mày thôi. Tuy không giàu có nhưng gia đình êm ấm, công việc ổn định. Chồng biết lo cho vợ con. Bây giờ tao biết xoay sở thế nào đây. Liệu anh ấy có bị ngồi tù, bao giờ mới mãn hạn?..."
Ly trót chán chồng, chê chồng nhưng Ly đã không bỏ chồng. Vợ chồng Ly cũng đã ngồi lại nói chuyện thẳng thắn với nhau, cùng nhau chia sẻ, quyết tâm để có thêm thu nhập, nâng dần mức sống. Ly cuối cùng cũng đã nhận ra, có hạnh phúc là có tất cả, những khó khăn rồi cũng sẽ vượt qua.
Tưởng éo le vì chỉ có được 'chồng hờ', ai ngờ mẹ đơn thân lại hạnh phúc hơn Bỏ được gã chồng vũ phu sau bao năm bị đày đọa, Loan như ngày càng tươi trẻ, hạnh phúc với 'chồng hờ' là anh hàng xóm luôn quan tâm, sẻ chia. Loan - một cô gái xinh xắn, con nhà gia giáo tại Hà Nội, thế nhưng từ lúc lấy chồng sinh con thì hạnh phúc thật ngắn ngủi. Chồng Loan thuộc...