Mê mẩn với tủ quần áo gấp ngăn nắp như trên tạp chí thời trang, tiết lộ danh tính chủ nhân khiến các mẹ phải ngỡ ngàng
Không ai nghĩ rằng, tủ quần áo gọn gàng, ngăn nắp như này lại do chính tay cậu bé 6 tuổi tự ngồi gấp.
Gấp quần áo là 1 việc đơn giản tuy nhiên thực tế không phải cha mẹ nào cũng hướng dẫn cho con làm việc này từ nhỏ, đặc biệt là các bé trai. Thế nhưng, cha mẹ không biết rằng, dạy cho con gấp quần áo là giúp trẻ rèn tính tự lập, phát triển kỹ năng và trách nhiệm với bản thân.
Mới đây, một bà mẹ Việt sống tại Úc đã khiến mọi người phải ngưỡng mộ khi có con trai 6 tuổi đã biết gấp quần áo thành thục. Quả thật nhìn tủ quần áo xếp ngăn gắn, đều thẳng tắp như trên tạp chí thời trang. Cậu bé đó là Thiện Khôi (tên ở nhà là Subi), năm nay 6 tuổi.
Mặc dù mới 6 tuổi nhưng cậu bé Subi đã có “kinh nghiệm” 4 năm gấp quần áo. Nhìn cậu bé ngồi gấp quần áo chăm chú với đôi bàn tay bé xíu nhưng thuần thục khiến ai cũng phải “thả tim” vì cậu bé được mẹ dạy quá khéo.
Khi được hỏi về việc dạy con gấp quần áo từ khi nào, chị Hà Trang, mẹ của Subi chia sẻ: “ Từ khi con còn nhỏ, mẹ làm gì cũng thường cho BiBo ngồi cạnh. Từ nhìn, rồi sờ, rồi nghịch, rồi gấp một hai nếp, sau đó là dạy con gấp hoàn chỉnh cả một chiếc quần hoặc chiếc áo.
Tầm 2,5-3 tuổi các con ham thích với những công việc đòi hỏi độ khó hơn như vứt bỉm, dọn đồ chơi… mẹ tranh thủ giai đoạn này khích lệ, động viên và kiên nhẫn hướng dẫn con những công việc mới. Đây là giai đoạn thích hợp mẹ đưa việc học gấp quần áo đến với con. Khoảng 4 tuổi con sẽ gấp quen và mềm tay”.
Không chỉ gấp gọn mà vô cùng đẹp mắt.
Chị Hà Trang tiết lộ thêm, mỗi lần gấp quần áo sẽ theo quy trình 4 bước như sau:
- Phân loại quần áo (theo sở hữu của từng thành viên trong gia đình)
- Là quần áo (mẹ đảm nhận)
- Gấp quần áo (mẹ gấp quần áo to, các con gấp quần áo nhỏ)
- Cất quần áo vào tủ (mẹ cất đồ to, các con cất đồ nhỏ)
Thực tế có rất nhiều cách gấp quần áo. Trước đây, chị Trang dạy Subi gấp quần áo kiểu truyền thống (như quần áo ngoài cửa hàng vẫn gấp). Từ ngày biết đến cách gấp của Marie Kondo (bà mẹ hai con người Nhật), chị thấy cách gấp này tiết kiệm được diện tích tủ, để được nhiều đồ hơn, quần áo sau khi gấp xong có thể đứng được, tiện để chọn lựa màu sắc quần áo khi cần dùng… nên đã hướng dẫn con cách gấp và cùng con sắp xếp lại tủ.
Ngoài ra, chị còn tự “sáng chế” ra một số cách gấp cho đồ lót, tất và đồ bộ tiện lợi để những đồ nhỏ này không dễ bị bụng và rất gọn gàng. Subi rất “tâm đắc” với “phát minh” của mẹ.
Ngăn kéo quần áo gọn gàng của Subi.
Quần áo mặc ở nhà được xếp riêng.
Theo chia sẻ của chị Trang, dạy con gấp quần áo cũng cần có những lưu ý như sau:
Đồ bộ: Ngoài gấp giải quyết được mục đích gọn, còn gấp sao để cả bộ đi liền được với nhau. Khi lấy quần áo, không phải lấy làm hai lần, hoặc phải nhớ lấy áo trước rồi lấy quần, một lần lấy là có thể lấy được cả bộ mà không lo bị rơi một trong hai thứ.
Đồ lót và tất: Đây là đồ nhỏ, gấp xong thường dễ bung ra, tủ thường lộn xộn bởi những đồ nhỏ này. Vì vậy, gấp làm sao để đồ lót thật gọn, khó bung và sau khi xếp xong cần có một “ngôi nhà” (hộp nhỏ) riêng cho những đồ nhỏ như vậy.
Video đang HOT
Quần áo gấp gọn gàng và dễ lấy.
Chị Trang cho biết: “ Trong tuần các con thường đi học, mình hay “để dành” quần áo để giặt, phơi, là, gấp, xếp vào tủ vào cuối tuần. Sáng cuối tuần, sau khi dùng bữa sáng xong, cả nhà cùng “lao động”. Bố chăm chút vườn tược, mẹ cùng các con dọn nhà và gấp quần áo.
Để hướng các con hứng thú trong việc nhà nói chung và gấp quần áo nói riêng, mẹ phải là người khéo léo “truyền cảm hứng”. Mẹ làm một cách say sưa, vui vẻ, nói với con biết bao điều hay về việc mẹ đang làm, uyển chuyển kéo con vào làm cùng mẹ và động viên con khi con làm được từng bước nhỏ thì con từ tò mò, sẽ hứng thú,muốn thử làm, thấy mình làm được và làm tốt sẽ yêu làm. Mẹ cần kiên trì, nhẫn nại và không ngừng động viên con. Niềm say mê với việc nhà của trẻ thực chất bắt nguồn từ cách truyền tải cảm hứng của “huấn luyện viên” mẹ”.
Một góc tủ của Subi.
Subi năm nay 6 tuổi và đang học lớp 1 tại Úc.
Chia sẻ về quan điểm dạy con trai làm việc nhà, chị Trang bày tỏ: “ Quan điểm của mình là quần áo hay tất cả những công việc nhà khác con nào (dù gái hay trai) cũng đều cần biết làm . Đó là những việc cơ bản một người cần làm được và làm tốt. Biết làm để cho chính mình, tự chăm sóc được mình, tự tổ chức cuộc sống của mình. Càng biết làm, các con càng tự lập. Nhờ đó các con sẽ có tâm thái tự tin và một cuộc sống tự do.
Đồng thời, thông qua làm việc, các con cũng học cách sắp xếp công việc, phát triển kỹ năng tay, mắt,… đặc biệt là phát triển cảm xúc. Các con biết trân quý lao động, biết thấu hiểu và trân trọng những việc người khác làm cho mình.
Với chị Trang, mặc dù có chút tốn công, tốn sức, tốn cả thời gian để dạy con nhưng lại gieo vào con khái niệm về một nếp sống. Sắp xếp mọi thứ một cách ngăn nắp, đến khi cần dùng tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
“ Sẽ không có cảnh giờ đến lớp, mang cái áo ra giũ giũ rồi mang đi là. Không có kiểu úi xùi, mặc bộ quần áo nhàu nhĩ ra ngoài đường. Đồ mặc lên người phải thẳng dù trong nhà hay ở ngoài. Quần áo có thể không đẹp nhưng phải sạch, thơm, phẳng và phù hợp hoàn cảnh. Pyjama để mặc ở nhà. Diện nguyên một bộ đồ ngủ ra phố rồi bảo “nó là trẻ con mặc gì chẳng được” thật khó lòng chấp nhận nổi. Đừng biến xã hội thành cái giường ngủ của bọn trẻ. Cũng không để ngôi nhà như chốn công sở. Đã về nhà là phải thật thoải mái.
Quần áo chỉ là một ví dụ rất nhỏ trong hàng nghìn thứ của cuộc sống. Cũng chỉ là một lối đi be bé trong rất nhiều con đường làm tiện lợi và nâng cấp cuộc sống này. Cái cốt lõi là tạo cho con một nếp sống khoa học từ thuở ấu thơ. Sau này như một thói quen con sẽ biết tự sắp xếp mọi việc sao cho ngăn nắp. Mỗi thứ nhỏ thôi làm nên sự khác biệt của một con người”, hot mom Hà Trang nhấn mạnh.
Đi tìm chiều sâu trong từng bức ảnh cùng nhiếp ảnh gia Tang Tang
Kể từ cái ngày mạng xã hội bùng nổ, tầng lớp trẻ tiếp cận với thời đại 4.0 thì trong những khung hình avatar của họ trên Facebook, Instagram và thậm chí là... Tinder, luôn lăm lăm trong tay chiếc máy ảnh.
Kể từ cái ngày mạng xã hội bùng nổ, tầng lớp trẻ tiếp cận với thời đại 4.0 thì trong những khung hình avatar của họ trên Facebook, Instagram và thậm chí là... Tinder, luôn lăm lăm trong tay chiếc máy ảnh. Phải chăng ngành nhiếp ảnh, dù chuyên nghiệp hay nghiệp dư, đều đang bùng nổ? Thôi thì hãy để một tay máy lão luyện như Tang Tang lên tiếng.
Cởi mở trong những khung hình nhưng kín kẽ trong đời tư, đó chính là Tang Tang.
Công chúng hầu như không biết gì nhiều về thường nhật hay suy tư của nhiếp ảnh gia này, trừ những bộ hình của anh rải rác trên khắp các tạp chí thời trang, báo mạng, trang xã hội hay cửa hàng này góc phố nọ. Mọi người chỉ rõ rằng góc nhìn của anh khá linh động, từ thời trang cao cấp cho đến album cưới hoặc thậm chí là ảnh khỏa thân của một vài nữ nhân lắm tật nhiều tài - anh đều chẳng chối từ.
Nhưng dù có khắc họa chủ thể là ai, sang hay tục, đẹp đẽ hay chỉ dừng lại ở mức duyên thầm... thì khung ảnh của Tang Tang vẫn tồn tại cái "màu" rất riêng. Đó là "màu" của nội tâm nhân vật kết đôi cùng đôi mắt luôn lùng sục cái đẹp trong mỗi ngóc ngách cuộc sống, cái "màu" chỉ riêng Tang Tang sở hữu.
Và nếu bạn còn băn khoăn không biết cái "màu" đó nóng hay lạnh, chói hay nhã, thì hãy để đích thân Tang Tang lên tiếng cho nội tâm của mình:
Xin chào Tang Tang! Từ xưa đến nay ai cũng biết anh là người hiếm khi chia sẻ bản thân trên mạng xã hội cũng như truyền thông. Phải chăng anh là tuýp nhân vật kín tiếng, "nội tâm sâu sắc" như người ta vẫn hình dung?
Mô tả thế thì xông xênh với tôi quá. (cười)
Đại để thì tôi cũng không kín tiếng cho lắm đâu. Nội tâm lại càng không sâu sắc phức tạp như mọi người nhầm tưởng. Chung quy là tôi hơi kiệm lời thôi.
Bí kíp của anh ra sao mà luôn làm việc cùng, thậm chí là chụp hình khỏa thân 100% cho những nhân vật siêu-thị-phi mà bản thân mình lại chẳng vương chút thị phi nào?
Những nhân vật bị mang danh "thị phi" như thế ắt rất lắm anti-fan, thành phần luôn theo dõi và đánh giá sát sao họ. Vậy thì nhiệm vụ của tôi cũng đơn giản thôi: Khắc họa họ trong từng khung hình để làm sao mà anti-fan có nhìn vào cũng cảm thấy thích mắt, hay chí ít là không thể ghét thêm.
Nói về nhiếp ảnh, hay chăng có ý kiến đại loại "không có người mẫu xấu, chỉ có nhiếp ảnh chụp dở". Anh có nghĩ câu này nghe đúng đắn?
Thú thật là khoác cái đẹp lên những nhân tố mà thiên hạ cho rằng kém đẹp mới là cái khó, cái đã trong nghề. Chứ chụp người mẫu đẹp ra ảnh đẹp thì tôi lại thấy bình thường quá!
Nếu một người trông quá khác với hình ảnh của họ qua góc máy của nhiếp ảnh gia thì liệu đó có là "ánh trăng lừa dối"?
Sự khác biệt ở đây có thể mô tả bằng tính tương đối: vừa đủ, kiểu như người cầm máy tập trung khai thác những khía cạnh mới, những góc nhìn mới đối với nhân vật được chụp, khiến người xem ồ lên rằng: Trước đến nay, chưa bao giờ tôi nhận ra rằng cô ấy/anh ấy có những khoảnh khắc thú vị thế này.
Chụp hình là tiến sâu vào nội tâm nhân vật chứ không phải "cosplay" họ thành người khác.
Với góc nhìn của một nhiếp ảnh gia, theo anh, cần phải làm những gì hay những bí quyết nào để một người có thể trông đẹp nhất trong các bức ảnh?
Ngoài các yếu tố như khả năng kiểm soát hình thể và cơ mặt thì cảm xúc cũng như cá tính đặc trưng chính là nguyên liệu hảo hạng nhất. Tôi chắt chiu thứ nguyên liệu đó, nêm nếm thêm gia vị từ kỹ năng bản thân để tạo nên một món ngon tuyệt vời.
Phong cách chụp ảnh liệu có giống như thời trang - luôn thay đổi, luôn phải nâng tầm phong cách để phù hợp với thị hiếu?
Không cứ nhiếp ảnh mà bất kỳ ngành nghề nào cũng đòi hỏi tính linh hoạt và sự nhạy cảm nếu muốn bám trụ dai dẳng. Nhưng tôi cũng khẳng định luôn, xu hướng mới đến mấy thì cái "màu" của mình cũng không nên vứt bỏ hay đào thải liên tục. Một bức ảnh đáng để tự hào là khi nó mang tinh thần thời đại nhưng vẫn ẩn chứa những thông điệp rất riêng từ tay cầm máy.
Khi nào anh khách quan rõ rằng hình ảnh mình dành cho khách hàng là đẹp, là ấn tượng?
À dễ lắm. Chỉ cần họ thay avatar trên mạng xã hội bằng ảnh mình chụp thì tức là mình đã thành công.
Được biết ngoài việc cộng tác với các tạp chí thời trang hay nhà thiết kế thì anh còn thu hút một lượng khách hàng cá nhân - những con người hết sức đời thường. Không phải siêu sao cũng chẳng phải người mẫu chuyên nghiệp, cách anh tìm cảm hứng ở họ là gì?
Thiên hạ hay truyền mồm rằng để đặt lịch được tôi thì chí ít phải quen biết này nọ hay thù lao có nhiều số 0. Nhưng với tôi thì đơn giản: Họ yêu thích tôi thực lòng thì làm sao tôi nỡ từ chối.
Bây giờ lắm người cứ cầm máy ảnh là nhận mình là nhiếp ảnh gia, thậm chí còn kiếm chác từ cái danh đó. Hiện trạng này có ảnh hưởng đến vị thế những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp như anh?
Cuộc sống này kỳ thú lắm, làm gì có cái đỉnh nào ngang với đỉnh nào đâu. Thế nên tôi không lo.
Vậy chụp ảnh bằng máy chuyên dụng và điện thoại có làm anh mất cảm giác/sự kết nối với công cụ anh đang sử dụng hay không?
Máy chuyên dụng hay điện thoại, suy cho cùng cũng chỉ là công cụ hỗ trợ nhiếp ảnh gia trong quá trình làm việc, và tôi thì không cho phép bản thân phụ thuộc quá nhiều vào những công cụ ấy. Như đã đề cập trước đó, cảm xúc mới là yếu tố tiên quyết tạo nên một bức ảnh đẹp chứ không phải máy móc.
Thông thường các nhiếp ảnh gia rất ít khi selfie, họ thích hình ảnh chân dung được thực hiện chỉn chu hơn. Cá nhân anh nghĩ vì sao? Và làm thế nào để có một bức ảnh selfie ưng ý đối với một nhiếp ảnh gia?
Với tôi thì ảnh selfie cũng cần được đầu tư chỉn chu như ảnh chân dung tôi chụp cho người khác vậy.
Từ góc máy, ánh sáng và cả dáng chụp đều cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Tất nhiên không ai dùng máy cơ để selfie cả, vì vậy một chiếc điện thoại với camera sắc nét sẽ là ưu tiên hàng đầu để có được những bức ảnh selfie vừa ý.
Khi sử dụng điện thoại để chụp ảnh anh có bị khó chịu vì những "giới hạn" mà nó không thể làm được so với máy cơ không? Điều gì từ Reno3 Pro đã thuyết phục được anh, khiến anh phải thốt lên "rất đã tay"?
Cả máy cơ và camera điện thoại đều có những điểm mạnh riêng, phục vụ những mục đích và đối tượng khác nhau nên sẽ rất khập khiễng nếu đặt chúng lên bàn cân để so sánh.
Với camera của Reno3 Pro, ấn tượng đầu tiên của tôi là quá nhiều tính năng, chụp ban đêm, chụp góc rộng, chụp xóa phông,..Tôi nghĩ sẽ không ngoa nếu nói rằng chỉ với 1 chiếc điện thoại như thế này, tôi có thể chụp ở bất cứ đâu, vào bất cứ thời điểm nào.
Bên cạnh đó, ở Reno3 tôi cũng đánh giá rất cao khả năng bắt khoảnh khắc nhanh không kém máy kỹ thuật số. Trong buổi livestream "Style up cùng Reno3", những hình ảnh tôi dùng điện thoại ghi lại những khoảnh khắc anh Việt Max nhảy đều rất rõ nét chứ không bị nhòe vì chuyển động. Những tính năng của camera của Reno3 Pro thật sự khiến tôi hài lòng khi sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Nhiếp ảnh gia là một nghề có tần suất công việc cao. Có khi nào cao đến mức chụp cho 10 người với 10 góc máy giống hệt nhau, xúc cảm cũng na ná nhau?
Tại các quán nhậu, gà ta hay gà thả vườn, gà chạy bộ lúc nào giá thành cũng cao hơn, thịt cũng tươi ngon chắc nịch hơn gà công nghiệp. Tôi thì không buôn gà, nhưng tâm niệm rõ rằng chất lượng luôn hơn số lượng.
Yếu tố nào theo anh là tiên quyết bậc nhất để quyết định một bức ảnh đẹp: kỹ thuật, máy móc, nhân vật hay xúc cảm?
Thiếu bất kỳ một yếu tố nào mà bạn liệt kê cũng không thể khai sinh một bức ảnh đẹp. Nhưng tôi xin bổ sung thêm, đó là công đoạn hậu kỳ. Hay như người ta hay trêu nhau là phải ướm thêm 1.000 cái app nữa đó. (cười)
Người ta cũng bảo rằng dù có cao siêu đến đâu thì nhiếp ảnh cũng là một nghề dịch vụ, với tâm thế chiều khách hàng là chính. Sẽ ra sao nếu điều mà khách hàng muốn hoàn toàn là điều mà bản thân mình không muốn?
Tôi nghĩ một khi khách hàng đã biết và tìm đến mình thì tức là họ cũng đã tìm hiểu, dù ít hay nhiều.
Thế nên may quá, tôi chưa gặp trường hợp nào oái oăm thế.
Câu hỏi cuối cùng: Có phải thật giàu mới có thể trở thành được nhiếp ảnh gia?
Đúng rồi. Giàu cảm xúc.
Chân thành cảm ơn anh vì cuộc trò chuyện thú vị!
Có nên tối giản tủ quần áo, chia sẻ của cô gái trẻ mê thời trang tại Sài Gòn sẽ đánh thức chuyện dọn dẹp mà lâu nay nhiều chị em vẫn thường làm lơ Nhiều quần áo chưa chắc đã làm bạn vui, không những thế, chiếc tủ chật ních còn có thể phản tác dụng. Cùng lắng nghe chia sẻ của cô gái đam mê thời trang sau khi tối giản tủ quần áo của mình để thấy sự quan trọng của việc dọn dẹp mà lâu nay bạn vẫn thường làm lơ. Isa Trần (26...