Mê mẩn trang trại bậc thang không hóa chất trên núi cao 1.500m
Khu trang trại nằm trên độ cao 1.500m. Thay vì hóa chất, chủ trang trại dùng thảo mộc để tiêu diệt sâu bọ. Các phương pháp canh tác hữu cơ đưa đến những thực phẩm sạch và lành mạnh.
Gia đình ông Govinda Sharma sống ở Patalekhet, Nepal, giữa khu vực đồi núi hùng vĩ với những con đường quanh co và rừng phủ kín cây xanh. Ông và những người trong nhà cần mẫn chăm sóc một trang trại diện tích 8000m2 ở độ cao 1.500m so với mực nước biển. Ngoài sản xuất các loại rau, củ, quả phục vụ ăn uống, Govinda Sharma còn hướng dẫn cho mọi người cách canh tác hữu cơ và bền vững.
Trang trại của gia đình yêu thích trồng trọt và làm nông nghiệp này được thiết kế dựa trên địa hình dốc. Các khoảng đất để trồng cây chia theo tầng giống như ruộng bậc thang. Màu xanh trải dài từ dưới chân lên đến các bậc cao đưa đến một cảm giác thư giãn, thoải mái giữa khung cảnh thiên nhiên trong lành.
Trong trang trại, mùa nào thức nấy, cây trồng với đủ loại như ngũ cốc, rau, thảo mộc, cây gia vị, cây ăn quả… tươi tốt quanh năm. Theo ông Govinda, trang trại của gia đình có năng suất cao hơn cả những nông dân sử dụng chất hóa học trong nông nghiệp.
Để có được năng suất tốt mà không cần sử dụng chất hóa học, khâu chọn giống phải rất kỹ lưỡng. Trong suốt mùa vụ, các loại được dùng chỉ là thuốc trừ sâu bằng thảo mộc, kiểm soát nguồn nước, duy trì 5% chất hữu cơ trong đất…
Nhìn những luống rau, cây trồng xanh tươi, mấy ai biết được nhà ông Govinda Sharma đã phải trải qua quá trình làm việc chỉn chu như thế nào. Cà tím, ngô, đậu nành… có năng suất cao nhất. Hàng năm, gia đình còn mở hội chợ hạt giống để cung cấp cho mọi người.
Theo Govinda Sharma, làm trang trại ở địa hình núi cao sẽ đối mặt với nguồn lao động khan hiếm, thiếu nước tưới, mưa nắng thất thường… đòi hỏi phải có cách để thích ứng, giúp cây trồng phát triển.
Video đang HOT
Sự thành công và vẻ đẹp riêng của trang trại đã cuốn hút mọi người đến thăm. Họ đánh giá cao tầm nhìn của gia chủ và hương vị các loại nông sản thu hoạch tại đây. Niềm vui của khách trở thành động lực và cũng là nguồn động viên tinh thần lớn cho ông Govinda cùng gia đình. “Những người đã học hỏi và lập trang trại ở nhiều nơi trên thế giới khiến chúng tôi hài lòng và tự hào”, anh Govinda bày tỏ.
Theo Govinda, cả gia đình ông hết lòng thúc đẩy cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh trên thế giới.
Thông qua việc trồng trọt có thể tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống, mọi người trong nhà ông luôn tâm niệm làm trang trại để có thực phẩm hữu cơ cho gia đình, phục vụ những thực phẩm tươi, lành mạnh cho du khách và duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái. Mặt khác, ông Govinda cũng muốn cho người khác thấy được niềm hạnh phúc khi tự trồng rau cũng như các cây dùng làm thực phẩm.
"Trang trại rau" 100m2 toàn giống lạ trên sân thượng của cô gái Bình Dương
Ngoài những loại rau đặc trưng theo mùa, chị Tươi còn thử sức trồng thêm các giống độc lạ, có hình dáng bắt mắt tựa như những bông hoa.
Cách đây hơn 1 năm, chị Trần Thị Tươi (Tân Uyên, Bình Dương) bắt đầu tận dụng khoảng trống ở tầng trệt và sân thượng tầng 2 với tổng diện tích khoảng 100m2 để làm vườn, trồng rau, vừa cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình sử dụng, vừa thỏa mãn thú vui điền viên.
Hiện tại, trong vườn được lắp đặt hệ thống 160 khay thông minh, hơn 50 chậu to, nhỏ, giỏ treo khác nhau...
Có lợi thế đất rộng nhưng gia chủ vẫn phân chia không gian khoa học, bài trí khéo léo để trồng được nhiều loại rau trái.
Khu vực nhiều nắng được trồng những loại rau ưa ánh sáng như hành, hẹ,... và cây ăn trái là sung Mỹ, táo Thái,... Ở những kệ 2 tầng thì tầng dưới ưu tiên gieo hạt ươm cây hoặc trồng những loại không cần nắng nhiều như xà lách, rau thơm,...
Chị còn làm thêm giàn để trồng nho, bầu, mướp,... vừa tận dụng diện tích, vừa có nguồn rau trái đa dạng.
Ngoài các loại rau truyền thống như cải xanh, cải ngọt, bắp cải, su hào,... chị Tươi còn thử sức với nhiều giống lạ, giàu dinh dưỡng, có hình dáng đẹp như những bông hoa. Đó là cải kale, bắp cải tím, cải hoa hồng và nhiều các loại xà lách khác.
Một phần diện tích được bố trí trồng các loại rau thơm, rau má. Với chị, rau má là món ăn quen thuộc, gắn bó nhiều kỷ niệm trong những năm tháng sống ở quê nhà Nam Định. Khi vào Nam, loại rau này cũng trở thành món ưa thích của cả gia đình, giúp chị nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương.
Làm vườn trên sân thượng có ưu điểm là thoáng mát và nhiều nắng, cây trái trồng trên cao cũng nhờ thế ít gặp sâu bệnh hơn. Mỗi ngày, chị dành 3-4 tiếng chăm sóc khu vườn, thu hoạch rau trái.
Để cây trái, rau xanh trong vườn luôn tươi tốt, cho năng suất cao, chị dùng đất thịt kết hợp tro trấu, xơ dừa, phân gà và phân bò ủ hoai mục sau đó rắc trichoderma để phòng trừ các loại nấm và rệp.
Thỉnh thoảng bón thêm vỏ mè (vừng), đậu phộng, đậu nành cho cây có thêm dinh dưỡng.
Mùa nào thức ấy, chị trồng rau theo mùa, đồng thời chú ý chăm sóc hợp lý. Nhờ thế mà vườn luôn xanh tốt, cho thu hoạch thường xuyên.
Suốt hơn 1 năm qua, đại gia đình 9 người sử dụng hoàn toàn nguồn thực phẩm sạch nhà trồng, không phải đi chợ mua rau.
Ngày Tết, những chậu rau giống lạ có hình dáng đẹp mắt, màu sắc sặc sỡ như những bông hoa được chị trưng bày trước nhà, khiến khách đến chơi đều thấy thích thú, tấm tắc khen.
Cô gái trẻ cũng tham gia vào nhóm trồng rau sạch trên mạng, giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm gieo trồng, làm vườn với những người có cùng đam mê. Lần tham gia offline gần nhất, chị còn ươm cả trăm chậu cây con làm quà cho mọi người. Kết thúc buổi gặp mặt, ai nấy cũng vui vẻ, tay xách nách mang.
Không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho đại gia đình, khu vườn còn là nơi thư giãn lý tưởng của chị Tươi sau một ngày làm việc căng thẳng. Thay vì nằm nhà xem phim, lướt mạng như trước, chị dành thời gian rảnh để làm vườn, trồng rau và thấy cuộc sống vui vẻ, lành mạnh hơn.
Giữa lòng thủ đô, thanh niên làm vườn ao chuồng, thu về cả tạ cá, cà chua, su hào...đủ loại Theo Mạnh Tùng, trồng cây cũng giống như chăm một đứa trẻ, cần phải quan tâm và nâng niu chúng. Gần 10 năm bén duyên với việc làm vườn, Nguyễn Mạnh Tùng 28 tuổi ở Hà Nội đã gây dựng nên một khu vườn xanh tốt ngay tại sân thượng của gia đình. Chàng trai trẻ cho biết, đó cũng chính là "kho"...