Mê mẩn cánh đồng lúa nếp chín vàng rực trên cao nguyên Ngọc Chiến
Cuối tháng 8 đầu tháng 9 là thời điểm những thửa ruộng lúa nếp trên những cánh đồng ở xã Ngọc Chiến ( huyện Mường La, Sơn La) bắt đầu vào mùa chín. Cánh đồng mênh mông lúa chín vàng rực cả một góc trời đẹp như tranh vẽ, khiến bất cứ du khách nào đi qua cũng phải trầm trồ ngắm nhìn.
Cách thành phố Sơn La khoảng 80km, ở độ cao trung bình hơn 1.800m so với mực nước biển, Ngọc Chiến được coi là vùng đất cao nhất của huyện Mường La (Sơn La), quanh năm khí hậu trong lành, mát mẻ, vào lúc sáng sớm hay trời chiều có sương mù phủ kín, nét đặc trưng riêng có của vùng đất cao nguyên lộng gió này.
Cánh đồng lúa chín vàng trên cao nguyên Ngọc Chiến đang được người dân bắt đầu thu hoạch. Những hạt lúa nếp tan này sẽ được sử dụng làm xôi, hoặc các loại bánh trong lễ hội cơm mới.
Ông Lò Văn Pháng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến, cho biết: “Ngọc Chiến được biết đến là vùng đất có thứ gạo đặc sản nổi tiếng là gạo nếp tan (hay còn gọi là nếp tan cổ). Đây là thứ đặc sản ăn rất thơm ngon, dẻo, ăn một lần nhớ mãi không quên”.
Theo ông Pháng, cánh đồng lúa nếp của Ngọc Chiến rộng trên 665 ha, sản lượng đạt trên trên 4.000 tấn. Trên cánh đồng trồng 2 loại lúa nếp là giống nếp 87 và giống nếp tan địa phương được người dân nơi đây trồng từ rất lâu.
Vì hợp với đặc điểm khí hậu, đất nên nếp tan nơi đây nên giống nếp tan cổ này có vị ngon đặc trưng, hơn hẳn các giống lúa nếp thường.
Từ trên cao nhìn xuống cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ, đẹp như tranh vẽ.
Video đang HOT
Nếp tan Ngọc Chiến được đánh gái là loại nếp ngon hơn hẳn các nếp khác, bởi nơi đây có khí hậu, đất, nguồn nước sạch, quanh năm mát mẻ.
Bất cứ ai đi qua cánh đồng lúa Ngọc Chiến cũng phải dừng chân ngắm nhìn.
Nếp tan ngoài việc để ăn còn để làm bánh chưng, đặc biệt trong lễ hội cơm mới không thể thiếu thứ gạo nếp này được.
Đầu tháng 9 hàng năm khi bước vào mùa gặt lúa, bà con dùng thứ gạo nếp tan này để tổ chức lễ mừng cơm mới.
Theo Danviet
Vùng đất những ngôi nhà sàn cổ xưa thơm sực nức mùi gỗ pơ mu
Những ngôi nhà sàn cổ chất liệu 100% bằng gỗ pơ mu, có tuổi đời gần 100 năm thậm chí hơn thế, bất chấp mưa nắng, gió bão vẫn đứng vững trước thời gian trên cao nguyên Ngọc Chiến (huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Ngày nay, chúng không có chỉ có giá trị về tinh thần, vật chất của bà con dân tộc Thái ở Ngọc Chiến mà còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách thăm quan, trải nghiệm và khám phá...
Nhà sàn gỗ pơ mu, mái lợp pơ mu là một trong nhưng nét nổi bật trong văn hóa nhà sàn của đồng bào dân tộc Thái ở xã Ngọc Chiến không nơi nào có được. Nét đặc trưng này vẫn được lưu giữ, bảo tồn đến ngày nay, là điểm nhấn trong phát triển du lịch (ngành công nghiệp không khói) của Ngọc Chiến.
Những ngôi nhà sản ở Ngọc Chiến làm bằng gỗ pơ mu, kể cả mái.
Pơ mu là loại gỗ rất bền và chắc có khả năng chống mối mọt và các loại ruồi nhặng, trong thân gỗ có dầu và gỗ rất thơm, nhất là khi đem gỗ đốt lửa, tỏa ra mùi hương thơm bay rất xa quyện vào sương khói núi rừng. Loại gỗ này có thể ngâm trong nước hoặc chôn sâu dưới đất vài chục năm mà không bị mục.
Theo bà con dân bản Ngọc Chiến kể lại, nhà sàn mái lợp gỗ pơ mu của họ được làm từ rất lâu, từ đời ông, đời bố đến bây giờ.
Những ngôi sàn này được làm 100% bằng gỗ pơ mu, hầu như không pha trộn với các loại gỗ khác. Điều khác biệt là phần mái của những ngôi nhà sàn ở đây được lợp hoàn toàn bằng những tấm ván gỗ pơ mu, mà không nơi nào có. Chúng có độ bền, chắc chắn hơn cả ngói và tấm lợp proximăng...
Nhà lợp ván gỗ pơ mu trông mái nhà gồ gề, không phẳng phiu như nhà lợp bằng ngói nhưng chúng rất kín gió, dù có mưa bão nhà vẫn không bị dột.
Không chỉ kín khi mưa gió, vào mùa hè, nhà lợp bằng pơ mu làm không khí trong nhà luôn mát mẻ, dễ chịu, không cần dung đến máy điều hòa khi trời nắng nóng.
Ngôi nhà của ông Quàng Văn Sớm, bản Pom Mèn (Ngọc Chiến) đã dựng hơn 60 năm nay, ngôi nhà vẫn vững trãi, chắc chắn, phần mái vẫn còn nguyên, gỗ không hề bị mục, hư hỏng.
Ông Sớm kể rằng, ngôi nhà sàn pơ mu này là do bố ông để lại, ngôi nhà bố ông đã từng bỏ nhiều công sức mới làm được, đến nay đã ngót hơn 60 năm. Cũng giống nhà tôi hầu hết bà con ở trong bản, xã Ngọc chiến này hầu như đều làm nhà sàn mái lợp hoàn toàn bằng pơ mu. Loại gỗ này rất bền và chắc, trông bề ngoài chúng mà đen nhưng không hề bị mục, ông Sớm nói.
Ông Lò Văn Pháng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Chiến, cho biết: Ở Ngọc Chiến có rất nhiều ngôi nhà sàn làm bằng gỗ, trong đó cả còn đến 50% ngôi nhà sàn làm bằng gỗ pơ mu và mái lợp bằng ván gỗ pơ mu.
Được biết, trước đây Ngọc Chiến nổi tiếng là vùng đất của những cánh rừng pơ mu xanh bạt ngàn đi vài ngày đường không hết được rừng, những cây pơ mu cổ thụ to đến vài người ôm.
Vì pơ mu là thứ gỗ tốt nên người Thái ở Ngọc Chiến sử dụng làm nhà và nó đã khiến nhiều cánh rừng pơ mu bị chặt phá gần đến cạn kiệt. Vì để làm được ngôi nhà sàn phải mất hàng chục m3 khối gỗ pơ mu.
Ngày ngay, người dân Ngọc Chiến không phá rừng lấy gỗ làm nhà nữa, ngược lại cùng nhau bảo vệ, giữ rừng để rừng pơ mu tái sinh trở lại. Những ngôi nhà pơ mu được bà con lưu giữ để làm nơi cho du khách đến thăm quan, trãi nghiệm, góp phần đưa ngành du lịch ở địa phương phát triển.
Những ngôi nhà gỗ pơ mu nằm lấp ló sau những vườn cây trái
Mặc dù mưa nắng, gió bão nhưng những ngôi nhà sàn gỗ mái pơ mu vẫn chắc chắn không hề bị hư hỏng
Với những ngôi nhà cổ làm bằng gỗ pơ mu, ngày nay Ngọc Chiến mang trong mình một thế mạnh, sự cuốn hút đối với khách du lịch.
Theo Danviet
Sơn La: Mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất, đá, Quốc lộ 279 tê liệt Sáng nay (29.8) đã xảy ra một vụ sạt lở đất, đá từ taluy dương xuống lòng đường Quốc lộ (QL) 279, đoạn dốc Cao Pha thuộc xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La, khiến tuyến đường bị ách tắc nghiêm trọng. Do trời mưa lớn liên tục từ 3 ngày qua đến sáng nay, hàng trăm m3 đất, đá đã...