“Mẻ lo” cận kề ngày cưới
Tôi và hôn phu đã chuẩn bị đầy đủ cho ngày thành hôn. Trước ngày cưới, chúng tôi đồng ý “mạnh dạn” gần gũi nhau.
Nhưng khi mọi thứ đã sẵn sàng thì bất ngờ tôi lại không có cảm xúc gì. Có thể đó là do lo lắng, nhưng tôi nghi ngờ mình bị lãnh cảm. Xin bác sĩ lời khuyên.
Thử diễn giải rõ hơn bất an của bạn: Bạn lo lắng vì sao tình dục đã “căng như sợi dây đàn” mà những lo lắng “tầm thường” vẫn có thể “phanh” bạn lại và kẻ đủ mạnh làm được việc khó bằng trời không gì khác là chứng “lãnh cảm”?
Để giải quyết thắc mắc này, chỉ cần trả lời: Nếu sức khỏe tình dục của ai đó bình thường thì liệu có gì đủ sức cản lối tình dục mấp mé “điểm sôi”?
Không dễ nhưng cũng không khó. Bằng chứng, không ít đôi uyên ương vì một trận cãi vã cỏn con mà dừng cuộc vui lại khi chỉ cách “cổng thiên đường” nửa bước. Có cô đang đoạn “cao trào” đột nhiên hô hoán chồng xì-tốp vì… quên uống thuốc ngừa thai. Nói thế để hiểu, “dục tình” không phải là thứ bất khả bại. Tuy vậy, đa phần đó là những cuộc vui “đã từng”, không thể so “độ khó” với cuộc yến oanh nóng hổi lần đầu.
Nghe hơi nghịch nhĩ, nhưng cách mà cô nọ nói sốc khi anh kia từ chối lên giường: “Hay anh không phải đàn ông?”, không phải không có cái lý của nó. Nói thế không có nghĩa, mấy cô “có phúc không hưởng” là có… bệnh trong người. Nhiều thứ không liên quan gì đến dục tình như tính cả lo, sự thượng tôn chuẩn mực, vẫn có thể đủ rắn để đè bẹp mọi ý đồ manh nha giường chiếu, mà có khi chính họ cũng không biết là nó đã ẩn nấp trong suy nghĩ của mình lúc nào.
Sự việc có thể còn đơn giản hơn: cô ta từ chối vì không đủ… tự tin. Nghe buồn cười, nhưng tình huống này không khác cảnh cô gái lắc đầu không dám bước lên chuyến tàu cao tốc cảm giác mạnh vì ngại không kham nổi thử thách thần kinh mà mình chưa có dịp trải qua.
Dông dài nhằm giúp bạn nhận ra lời từ chối tình dục, cả khi nó là thùng xăng đặt cạnh bếp than tổ ong, không có gì là quá “bí hiểm”. Thật ra, nếu muốn, vẫn có test thử đơn giản giúp bạn tạm chẩn “tình ý” của mình: đợi những chộn rộn qua đi, khi bình tâm lại, bạn thử tưởng tượng ra cảnh sự việc tiến một mạch từ A đến Z, với tất cả tình tiết “phóng khoáng” nhất mà bạn có thể nghĩ ra, nếu kết quả phản ứng của bạn đúng… chiều sinh lý thì bạn chẳng lãnh cảm gì cả. Dục tình lỡ dịp kiểm định mới ra nông nỗi.
Video đang HOT
Lưu ý, nói thế không phải bảo lỗi của bạn không… tới luôn. Cái mà chúng ta cùng bàn từ đầu đến giờ nhằm giúp bạn “quẳng gánh lo” trước ngày cưới cận kề chứ chưa bàn gì đến đúng – sai. Nên nhớ, chính vì sự mạnh dạn, vì cho rằng “đằng nào cũng thế” nhờ sự bảo đảm của hôn nhân mà bạn phải nhận một… mẻ lo.
Theo VNE
Sống thọ hơn nhờ hôn vào buổi sáng
Một trong những điều thú vị của hôn nhân là hãy dành cho nhau một nụ hôn vào buổi sáng. Tình yêu và hôn nhân luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tuy nhiên bạn thực sự hiểu về một cuộc hôn nhân hạnh phúc ở mức nào? Dưới đây là 10 sự thật ít biết về tình yêu và hôn nhân dành cho bạn:
1. Chiếc váy cưới truyền thống có màu gì?
Váy cưới không phải lúc nào cũng màu trắng. Trên thực tế, váy cưới truyền thống có màu đỏ, xanh, tía và thậm chí cả màu đen được đính kèm vàng hoặc bạc. Và phải mãi cho tới tận năm 1840, khi nữ hoàng Victoria mặc một chiếc váy trắng tinh khiết trong lễ kết hôn với Albert thì váy cưới màu trắng mới trở nên thịnh hành như bây giờ.
2. Nụ hôn vào buổi sáng giúp bạn sống lâu hơn
Đàn ông hôn vợ vào buổi sáng được cho là sẽ sống thọ hơn 5 năm so với những người không làm việc này. Vậy còn chờ gì nữa mà không "chụm môi" để bắt đầu ngày mới nhỉ!
3. Bạn sẽ hạnh phúc nếu biết hy sinh vì bạn đời
Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2006 thì việc quan tâm tới hạnh phúc của người bạn đời chính là chìa khóa dẫn tới hạnh phúc trong hôn nhân. Những ứng viên tham gia được hỏi liệu họ có đồng ý với những câu nói sau: "Tôi thà để mình đau khổ còn hơn khiến người tôi yêu phải chịu đựng điều đó" và "Tôi sẵn sàng hy sinh mơ ước của bản thân mình để người tôi yêu đạt được điều anh ấy/cô ấy muốn". Và kết quả là 67% trong số những ứng viên sẵn sàng hy sinh vì người bạn đời của họ khẳng định cuộc hôn nhân của mình là "cực kỳ hạnh phúc", trong khi đó chỉ 50% những người không sẵn sàng hy sinh cho rằng họ hạnh phúc trong hôn nhân.
Chiếc váy cưới truyền thống không hề có màu trắng như bạn vẫn nghĩ (Ảnh minh họa)
4. Chiếc nhẫn cưới bằng bạc đầu tiên
Dù việc trao nhẫn cho vị hôn phu/ hôn thê của bạn là một tục lệ có từ thời Đế chế La Mã cổ đại song màn trao nhẫn đính hôn bằng bạc đầu tiên lại được ghi nhận vào năm 1477 khi anh Archduke Maximilian đến từ Úc trao tặng chiếc nhẫn đính hôn cho vợ mình, chị Mary of Burgundy.
5. Nói "cheese" để xác định người bạn đời lâu dài
Nếu muốn biết "đối tượng" của bạn có thể trở thành một vị hôn phu/hôn thê tốt hay không thì hãy để ý tới cuốn album ảnh của anh ấy/ cô ấy. Trong một nghiên cứu vào năm 2009, các nhà khoa học đã chỉ phân loại mức độ cười từ 1 tới 10 của các ứng viên tham gia trong cuốn album ảnh của họ từ thời còn đi học. Kết quả là không ai trong tốp 10% những người có nụ cười lớn từng ly hôn, trong khi đó, khoảng 25% trong số 10% những người có cỡ độ cười trung bình đã ly hôn.
6. Phụ nữ cũng có quyền được cầu hôn
Trong xã hội hiện đại, đa phần lời cầu hôn đều đến từ các chàng trai, tuy nhiên các cô gái cũng có thể là người làm việc này. Và chính người Scotland là những người đầu tiên khởi phát trào lưu nữ giới cầu hôn từ nhiều thế kỷ về trước: năm 1228, Scotland là quốc gia Châu Âu đầu tiên cho phép phụ nữ có quyền được cầu hôn hợp pháp. Điều luật này về sau đã được phổ biến rộng rãi khắp các nước châu Âu.
7. Hôn nhân giúp giảm tỉ lệ tội phạm
Tình yêu có thể là tất cả những gì bạn cần trong cuộc đời, ít nhất là để giúp bạn vượt qua những rắc rối. Theo một nghiên cứu vào năm 2010 thì hôn nhân giúp giảm thiểu các hành vi phạm tội tới 35% ở đối tượng nam giới có khả năng phạm tội cao. Trong khi tác giả của nghiên cứu không dám chắc liệu những người đàn ông "hiền lành" hơn có ý định kết hôn hay không hoặc liệu hôn nhân có tạo ra các tác động tích cực hay không nhưng chúng ta có thể phỏng đoán rằng những chàng trai đã kết hôn thực sự không muốn phải giải thích một chút nào với vợ mình về sự có mặt của chiếc còng số 8.
Người La Mã cổ đại tin rằng vòng tròn ở ngón áp út sẽ là cách giúp tình yêu của bạn đi tới trái tim người bạn đời (Ảnh minh họa)
8. Nguồn gốc cụm từ "kết hôn"
Cụm từ "kết hôn" (tie the knot) có nguồn gốc từ phong tục trói tay từ thời trước Công nguyên. Các cặp đôi sắp kết hôn sẽ bị trói tay lại với tay phải một bên và tay trái một bên, thể hiện cặp đôi đã kết hôn trong thời hạn 1 năm 1 ngày. Sau thời hạn này, họ lại trở lại tình trạng như lúc trước khi kết hôn và lại phải tiếp tục cam kết thêm 1 năm 1 ngày nữa...
9. Ý nghĩa của ngón đeo nhẫn
Nhẫn cưới được đeo ở ngón áp út của bàn tay kể từ thời cổ đại. Người La Mã cổ đại tin rằng đường tròn ở ngón tay này, còn được gọi là "vena amoris" sẽ là con đường trực tiếp dẫn tới trái tim.
10. Sự khác biệt ở bộ não khi yêu
Theo một nghiên cứu vào năm 2007 thì đàn ông trong tình yêu bộc lộ khả năng linh hoạt hơn ở vùng thị giác của bộ não, trong khi khả năng này ở phụ nữ lại diễn ra ở vùng não điều khiển ký ức. Các nhà khoa học cũng cho rằng sự khác biệt này liên quan tới nhân chủng học nhiều hơn là sinh vật học: đàn ông tìm kiếm một người phụ nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ, và bởi vì phụ nữ không thể nào đánh giá đặc điểm này ở đàn ông chỉ qua vẻ bề ngoài nên họ phải học cách ghi nhớ từng đặc điểm cụ mới có thể đưa ra kết luận chính xác xem "đối tượng" có thể trở thành một người chồng lý tưởng hay không.
Theo Eva
Miley Cyrus tháo nhẫn đính hôn để dọa hôn phu Trong khi Liam Hemsworth đang bị đồn lừa dối Miley để cặp kè với nữ diễn viên January Jones, cựu công chúa Disney ra ngoài mà không có nhẫn trên tay. Tin đồn mối quan hệ giữa Miley và Liam trục trặc dấy lên gần đây. Hôm 6/3, Miley bị bắt gặp xuất hiện một mình trên đường phố Los Angeles. Nữ ca...