Mẹ liệt sĩ hơn 20 năm nuôi cháu ăn học thành tài
Hơn hai mươi năm là 7.300 ngày, một mình mẹ bươn trải, nuôi dạy các cháu khôn lớn và hiện nay cả hai đều vinh dự đứng trong hàng ngũ lực lượng Công an nhân dân. Mẹ là Nguyễn Thị Hảo, 84 tuổi ở xóm 13, xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh)…
Năm 1992 người con trai là một sĩ quan Công an hy sinh ở mảnh đất Tây Nguyên nắng gió, con dâu sau khi sinh cháu thứ hai được 6 tháng thì lâm bệnh nặng qua đời để lại cho mẹ hai cháu nội, trong đó cháu lớn mới chập chững biết đi. Hơn hai mươi năm là 7.300 ngày, một mình mẹ bươn trải, nuôi dạy các cháu khôn lớn và hiện nay cả hai đều vinh dự đứng trong hàng ngũ lực lượng Công an nhân dân. Mẹ là Nguyễn Thị Hảo, 84 tuổi ở xóm 13, xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh)…
Đã bước vào cái tuổi “xưa nay hiếm” và chúng tôi cảm nhận được sự khó nhọc, vất vả trong từng bước chân của mẹ. Hơn hai mươi năm sau ngày con trai hy sinh, con dâu lâm bệnh nặng qua đời, mẹ vừa làm bà, làm cha, làm mẹ chắt chiu nuôi các cháu khôn lớn, ăn học, thành người. Con trai của mẹ là liệt sỹ Võ Văn Long (48 tuổi), cán bộ Công an huyện Yarai, tỉnh Gia Lai, trong một lần truy đuổi các đối tượng buôn lậu anh đã anh dũng hy sinh. Năm đó, cháu lớn là Võ Thị Thu Hằng chưa đầy 3 tuổi, cháu bé là Võ Xuân Hiệp mới được 6 tháng tuổi.
Ngày con trai mẹ hy sinh, con dâu đau buồn rồi lâm bệnh trọng. Chạy chữa thuốc thang, hết Nam rồi ra Bắc nhưng vì nỗi đau tinh thần, đã không đủ sức chống cự lại được bệnh tật, chị qua đời để lại 2 đứa con thơ và khát khao cháy bỏng con được nên người cho mẹ. Lời trăng trối đó cùng với tình thương của bà dành cho cháu, khi chúng không còn cha lẫn mẹ là động lực giúp mẹ vượt qua tuổi cao sức yếu nuôi các cháu nên người.
Mẹ liệt sĩ Nguyễn Thị Hảo và cháu trai.
Hai mươi năm đã qua, những lo toan, bộn bề nuôi các cháu nhỏ, công sức của mẹ đã được đền đáp. Cháu Võ Thị Thu Hằng nay đã là cán bộ Đội Cảnh sát thi hành án và hỗ trợ tư pháp, cháu Võ Xuân Hiệp là cán bộ Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Mẹ bảo, cháu Hằng đã về nhà chồng hơn nửa năm nay và mẹ mong còn đủ sức khoẻ để bế chắt giúp vợ chồng nó. Tôi hiểu, cuộc đời mẹ cũng như biết bao nhiêu người phụ nữ khác, luôn thường trực những nỗi lo và khát vọng chở che, cho con, cho cháu. Hết lo nỗi lo này lại thường trực lo những nỗi lo khác. Dù vất vả là vậy, nhưng đó cũng là niềm hạnh phúc của mẹ…
Video đang HOT
Tuy vắng hơi ấm của mẹ và tình thương yêu, chở che của cha nhưng được bà nuôi dạy ngay từ nhỏ cả hai chị em Hiệp đều ngoan ngoãn, biết phụ giúp bà những công việc gia đình sau giờ học trên lớp. Không phụ công bà, những năm còn cắp sách đến trường hai chị em Hằng và Hiệp giành thành tích cao trong học tập được tặng nhiều phần thưởng, giấy khen của nhà trường và chính quyền địa phương.
Chúng tôi đã gặp Trung sỹ Võ Xuân Hiệp, cháu nội của mẹ Nguyễn Thị Hảo. Ấn tượng đầu tiên tôi là gương mặt hiền, ánh mắt thẳm sâu nhưng ẩn chứa một nghị lực phi thường, vượt lên hoàn cảnh khó khăn. Năm 2011, sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Cảnh sát nhân dân, được phân công về công tác tại Công an Hương Khê, Hiệp luôn năng nổ, nhiệt tình. Trên lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy Hiệp đã lập nhiều chiến công xuất sắc, cùng đồng đội điều tra khám phá nhiều vụ án phức tạp, xóa các tụ điểm ma túy trên địa bàn. Võ Xuân Hiệp chia sẻ: “Em lớn lên không còn mẹ và cha. Tình thương của bà là động lực để em vượt qua. Khát vọng tiếp bước truyền thống của cha nay đã thành hiện thực. Em mong muốn được cống hiến nhiều hơn nữa để giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân”.
Nhận xét về Thiếu úy Võ Thu Hằng và Trung sỹ Võ Xuân Hiệp, Thượng tá Đặng Quốc Vượng – Trưởng Công an Hương Khê cho biết: mặc dù là cán bộ trẻ, nhưng cả Hằng và Hiệp làm việc rất khoa học, sáng tạo, đã tham mưu, đề xuất lãnh đạo đội, lãnh đạo đơn vị nhiều biện pháp hiệu quả trong đấu tranh, phòng chống tội phạm. Đồng thời, về phía đơn vị cũng thường xuyên tạo điều kiện và động viên các em khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống gia đình, lập thêm nhiều chiến công…
Tiếp chúng tôi trong căn nhà tình nghĩa do cán bộ, chiến sỹ Cục Cảnh sát Môi trường – Bộ Công an tặng mẹ Nguyễn Thị Hảo đúng vào dịp kỷ niệm 65 năm Ngày thương binh, liệt sỹ, mẹ không giấu được xúc động: “Được sự quan tâm của ngành Công an, đồng đội của con và của cháu xây giúp mẹ ngôi nhà, bà cháu không còn nơm nớp trước mùa mưa lũ nữa”.
Nói chuyện với mẹ trong ngôi nhà mới, chúng tôi càng hiểu hơn về những vất vả ba bà cháu đã trải qua hơn 20 năm qua, càng cảm phục nghị lực phi thường của mẹ Nguyễn Thị Hảo. Vâng, mẹ và các cháu của mẹ đã không cô đơn vì trong khó khăn các đồng chí đồng đội của con mẹ đều luôn có mặt. Sự sẻ chia, giúp đỡ và những hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần của lực lượng công an nhân dân cùng với nghị lực của ba bà cháu vươn lên…
Theo CAND
Vụ đào mộ, chôn đầu chó: "Đã đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm"
Đó là ý kiến của LS. Chu Mạnh Cường về vụ chôn đầu chó xuống mộ mẹ liệt sỹ ở Văn Giang (Hưng Yên).
Trước quan điểm của Trung tá Nguyễn Hồng Quân - Phó trưởng Công an huyện Văn Giang, Hưng Yên cho rằng, không có đủ căn cứ để truy tố đối tượng Đỗ Văn Huấn về hành vi chôn đầu chó xuống mộ mẹ liệt sỹ, phóng viên Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với luật sư (LS) Chu Mạnh Cường (Trưởng văn phòng luật sư Danh Chính, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).
LS. Cường cho biết, trong thời gian gần đây, số vụ án về tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt có chiều hướng tăng lên. Tuy nhiên, các vụ án chỉ tập trung vào các hành vi như đào mộ để lấy của cải, đập phá mồ mả vì thù hằn, đổ đất gây mất mộ của nhiều người...
LS. Chu Mạnh Cường - Trưởng văn phòng luật sư Danh Chính, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
"Hành vi của đối tượng Đỗ Văn Huấn trong vụ việc này khá đặc biệt - đào mộ để yểm bùa. Chưa cần biết hậu quả của việc yểm bùa thế nào nhưng nó sẽ gây hoang mang, bất bình sâu rộng trong nhân dân, bởi vì người dân Việt Nam có truyền thống tôn kính đối với người đã khuất.Người dân sẽ rất hoang mang bởi nếu cứ tái diễn tình trạng này, không biết một ngày nào đó mộ người thân của mình cũng sẽ bị yểm bùa mà việc quản lý, theo dõi mộ không phải gia đình nào cũng có thể làm được thường xuyên. Tôi cũng theo dõi nhiều vụ án về xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt nhưng chưa có vụ nào thế này", LS Cường bày tỏ.
LS. Cường nói: "Tại điều 246 Bộ luật hình sự quy định về tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, xét về yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật: Về mặt hành vi khách quan của người phạm tội, trong cuốn Bình luận Khoa học Bộ luật hình sự của nguyên Chánh tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao có viết:
"Đào, phá mồ mả là hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả, làm cho mồ mả không còn nguyên vẹn như trước. Hành vi đào, phá mồ mả được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau và với những động cơ, mục đích khác nhau như: để lấy những đồ vật quý hiếm mà thân nhân người quá cố cho vào quan tài chôn cùng với người quá cố; để trả thù thân nhân người quá cố; để che giấu hành vi phạm tội,...
Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội như: đào mộ để bắt chuột, bắt rắn, đập phá một vài hoa tiết trang trí trên mộ ...".
LS. Cường phân tích tiếp, về mặt khách thể, tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt xâm phạm đến trật tự, an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người đã chết và thông qua đó đã xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Chủ thể của tội này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đạt đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội này. Người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là do cố ý.
"Xét vụ việc xảy ra tại Văn Giang, chúng ta thấy rằng đối tượng đã cố ý thực hiện hành vi đào mộ để chôn đầu chó cùng bùa chú với động cơ, mục đích không thiện chí. Căn cứ quy định của pháp luật, thì hành vi này đã có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm của tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt được quy định tại điều 246 Bộ luật hình sự", LS. Cường nhận định.
Cũng theo LS. Cường, Công an huyện Văn Giang nói chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự vì hậu quả vụ việc gây ra chưa lớn là chưa thỏa đáng: "Mặc dù điều 8 khoản 4 Bộ luật hình sự quy định: "Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác".
Tuy nhiên, trong vụ việc cụ thể này, đối tượng đã cố tình thực hiện hành vi Xâm phạm mồ mả mẹ liệt sĩ, với mục đích yểm bùa, gây sự bất bình, hoang mang trong dư luận, xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc nên không thể nói là không gây ra hậu quả xấu.
Thêm nữa, về mặt pháp luật, tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội có cấu thành hình thức, có nghĩa là không bắt buộc phải gây ra hậu quả thì mới có thể xử lý về hình sự. Chỉ cần có hành vi vi phạm là đã có thể xử lý hình sự"...
Theo GDVN
Thân nhân mẹ liệt sĩ gửi đơn đề nghị điều tra lại vụ chôn đầu chó Mới đây, gia đình bà Trần Thị Phấn đã gửi đơn kiến nghị tới Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Sở Công an tỉnh Hưng Yên. Trong đơn, bà đề nghị các cơ quan có thẩm quyền tỉnh Hưng Yên xem xét, điều tra lại vụ chôn đầu chó, yểm bùa dưới mộ cụ NguyễnThị Trác ngày 17/4/2012 vừa qua. Liên quan tới vụ...