Mẹ liệt giường, hai con cũng chờ chết
5 năm qua, tai ương liên tiêp âp đên gia đình bà Phạm Thị Mại (76 tuôi), trú tại tô 2, thôn Xuân Thái, xã Phú Thọ, huyên Quê Sơn, Quảng Nam khiến gia đình bà rơi vào tân cùng nôi đau: mẹ tai biên, nằm co rút liêt giường hai con mắc bênh gút nan y, chân tay lở loét, bôc mùi hôi thôi.
Vượt qua đoạn đường quanh co, lởm chởm đá dăm và dây leo chằng chịt, chúng tôi vạch được lôi vào nhà bà Phạm Thị Mại. Ngôi nhà bà Mại thâp bé, không tường rào, công ngõ nằm lọt thỏm giữa rừng cây.
Căn nhà tuênh toàng, không có gì đáng giá ngoài chiêc xe lăn được Nhà nước câp cách đây vài năm
Bước vào nhà, mùi nước tiêu khai nồng lẫn mùi thịt thôi rữa xông vào mũi ngôt ngạt. Ngôi nhà tuênh toàng không có gì đáng giá, không điên nước, đèn đuôc”.
Bà Mại, đôi chân co quắp, cặp mắt trắng đục, nằm thu mình trơ trụi trên chiêc giường tre. Dưới gâm giường là những thứ hôn đôn nằm lăn lóc, vương vãi. Môt thau nước tiêu bên cạnh bôc mùi “đặc trưng” của người liệt giường không ai thay rửa thường xuyên.
Chôc chôc, bà Mại lại nói mớ, co giât, rên la, vùng vây… và miêng đòi ăn, đòi uông.
Bà Phạm Thị Mại bị liêt nằm trơ trụi một mình
Nằm bât đông cạnh đó, anh Nguyên Văn Tiên (sinh năm 1971, con trai bà Mại) thân hình ôm nhom, bô dạng nhăn nhó, miệng rên rỉ vì đau đớn. Đôi chân anh leo khoeo, mắt cá chân phải nôi lên nhiêu vêt cương mủ, vỡ lở, bôc mùi hôi thôi.
Anh Nguyên Văn Tiên cũng đang nằm chờ “sô trời”
Video đang HOT
Cùng chung sô phân với anh trai, chị Nguyên Thị Én (sinh năm 1973, con gái bà Mại) tay chân sưng phù, đọng mủ và lở loét khắp nơi. Chân tay nhớp nháp dịch trắng đục của những mụn nhọt đã vỡ. Chị chỉ cân nặng khoảng 35kg.
Chị Én với căn bệnh nan y
Chị Én buồn tủi nói: “Nếu không nhờ vào đồng tiền trợ cấp của Nhà nước, sự cưu mang, đùm bọc của bà con chòm xóm thì 3 mẹ con cũng không sống được đến ngày hôm nay. Phải chi có môt phép màu nào đó giúp cho tôi có thể đứng dây, mẹ bình phục như 5 năm vê trước thì tôt biêt chừng nào”.
Nhiêu khi bà Mại lên cơn co giật, chị Nguyên Thị Én lại lêt ra ngôi xe lăn trông mẹ
Hiện tại, mọi sinh hoạt cũng như từng miêng ăn, giâc ngủ của 3 mẹ con bà Mại đêu nhờ vào sự cưu mang, đùm bọc của bà con hàng xóm và các bạn tình nguyên viên CLB Nguyên Ước Xanh (Quảng Nam).
Căn bênh của 2 người con bà Mại thực tình đã hêt thuôc đặc trị. Không biêt, 3 mẹ con họ còn sông được bao lâu nữa, môi ngày trôi đi là môt ngày dày vò thê xác”.
Ông Nguyên Văn Liêm, tô trưởng tô dân phô 2 cũng bày tỏ nôi niêm cảm thông sâu sắc với hoàn cảnh gia đình bà Mại, ông nói: “Đi nhiêu, gặp nhiêu nhưng không cái khô, cái khó nào hơn gia cảnh nhà bà Mại… Môt gia đình có 3 người thì 3 người lại mắc bênh hiêm nghèo, không môt chô dựa, hụt hâng trước cuôc sông. Gia đình được liêt vào diên hô nghèo đặc biêt.”
Theo 24h
Mẹ trốn con, bỏ viện về nhà chờ chết
Mắc bệnh hiểm nghèo nhưng không có tiền chữa bệnh, cũng không có bảo hiểm y tế, bà Phạm Thị Hồng đã trốn con, bỏ viện về nhà chờ chết.
LTS: Nghiên cứu năm 2010 của UNDP tại Hà Nội và TP HCM năm 2010 cũng chỉ ra rằng có 1,47% số người được hỏi tại Hà Nội (chưa mở rộng) và 3,77% số người được hỏi tại TP HCM cho biết họ không đi khám bệnh vì không có tiền. Đây là lý do chiếm tỷ lệ cao thứ 2 chỉ sau lý do cho rằng bệnh nhẹ, không cần thiết phải đi khám. Điều này cho thấy chi phí khám chữa bệnh là một trong những rào cản lớn nhất khiến người nghèo chấp nhận sống chung với bệnh tật mà không có chăm sóc y tế. Trong đó, có rất nhiều bệnh nhân nghèo lại mắc bệnh nặng, và nhiều người đành đau đớn về nhà chấp nhận chờ chết... Rất mong những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ những bệnh nhân nghèo khắp nơi đang bị bệnh nặng mà không có tiền chữa trị...
Đã nghèo lại mắc bệnh nan y
Trú tại bản Vài Siêu, xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, bà Phạm Thị Hồng (năm nay 61 tuổi) bị mắc bệnh sơ gan với các dấu hiệu như: gan sưng to rất nhanh, đau đớn và khó chịu. Trước khi xuống Bệnh viện K. điều trị, bà Hồng đã khám tại Lào Cai với chẩn đoán bị u mỡ. Linh cảm kết quả chẩn đoán "không đúng lắm", nên hai con khuyên bà xuống Hà Nội một chuyến để khám cho chắc chắn.
Vợ chồng bà Hồng quanh quẩn trong góc nhỏ trên tầng 2 của khu nhà trọ cạnh Bệnh viện Nhi TW. Căn phòng này rộng chừng 10m2 nhưng mỗi tối có đến khoảng 10 người chen chúc nhau nằm ngủ
"Nhận kết quả chẩn đoán của bệnh viện là bị sơ gan, tôi ngã ngửa người ra, lo lắm. Bác sỹ bảo bệnh này phải điều trị lâu dài. Tôi nghe nói là hết nhiều tiền lắm nên tôi không muốn ở lại viện", bà Hồng nói.
Khi được hỏi về thẻ bảo hiểm y tế (BHYT), bà Hồng thở dài: "Tôi đã nghèo thế này rồi mà trên quê còn có người nghèo hơn. Vì thế, gia đình tôi không được xếp vào diện nghèo nên không được hỗ trợ. Nếu không được hỗ trợ thì chúng tôi cũng không có tiền để mua được thẻ BHYT".
Tài sản có giá trị lớn nhất trong nhà là 10 con trâu, bà Hồng đã bán trước 6 con để lấy tiền đi đường, khám chữa bệnh. Bán đàn trâu chăm sóc bấy lâu, bà Hồng xót ruột: "Con cái tôi cứ ép tôi phải đi viện, chúng bảo chỉ có mình mẹ, mẹ mà chết thì chúng cũng không muốn sống nữa. Thương con nên tôi đành nhắm mắt. Nếu không tôi định để số trâu này nuôi thêm lấy tí vốn, ít nữa cho con gái lúc nó đi lấy chồng".
Kể từ ngày xuống bệnh viện K. (từ tháng 7/2010), bà Hồng đã mua không biết hết bao nhiêu tiền thuốc. Cứ mỗi lần mua là hết khoảng 700 ngàn đồng, mỗi tháng bà phải vào viện xạ trị hơn chục lần, mỗi lần xạ trị hết khoảng 400 ngàn tiền hóa chất. Đó là chưa kể tiền ăn uống, thuê nhà trọ, đi lại, vv...
Có đợt vì thấy hết nhiều tiền quá, tài sản trong nhà không còn gì ngoài mấy con trâu cứ "đội nón ra đi" mà bệnh tật vẫn không có cơ chấm dứt, bà Hồng phát hoảng, trốn con để bỏ viện về quê, không tiếp tục chữa bệnh. Song chỉ sau vài ngày bị phát hiện, bà lại phải khăn gói xuống Hà Nội trước sức ép của các con.
Để tiết kiệm chi phí, bà Hồng tìm đến nhà trọ của bà Thục (nằm sát bệnh viện Nhi TW) để thuê nhà trọ với giá 5.000 đồng/đêm, ở cả ngày là 10.000 đồng. Chỗ thuê trọ này nổi tiếng rẻ nên người nghèo đến trước thường giới thiệu cho người đến sau. Do giá thuê tầng 1 đắt hơn (vì không phải leo trèo cầu thang) nên bà Hồng phải thuê tầng 2 dù mỗi lần đi lên đi xuống khá mệt nhọc đối với một người bị sưng gan, chướng bụng.
Từ Bệnh viện Nhi TW lên Bệnh viện K, bà Hồng đi lại bằng xe buýt mỗi khi phải đi mua thuốc hay xạ trị. "Phải chịu vất vả thôi, vì ở nhà trọ gần viện K. rẻ nhất cũng phải 60-70 ngàn đồng/đêm/người. Như thế thì tôi làm sao chịu nổi?", bà Hồng nói. Đặc biệt là tuy ốm yếu, có chồng đi theo chăm sóc nhưng mỗi lần đi xạ trị bà Hồng đều bắt chồng ở nhà vì sợ nếu đi sẽ tốn thêm 6.000 đồng xe buýt.
Điều trị toàn bằng thuốc nặng, nhưng do không có tiền, bà Hồng cùng chồng mỗi ngày đều nhịn bữa sáng. Bữa trưa cũng chỉ dám mua 1 suất cơm 15 ngàn đồng cho cả 2 người ăn chung. Bữa tối cũng tương tự. "Vì còn nằm viện dài ngày nên phải tiết kiệm", bà tự nhủ.
Bỏ viện về nhà chờ chết
Có lần nhìn thấy cha mẹ ăn uống như trên, anh Dương Văn Thành, con trai bà Hồng, đã gầm lên: "Bố mẹ ăn thế kia thì sống sao nổi?". Nhưng anh cũng chỉ có thể làm vậy rồi bất lực đứng nhìn...
Mắc bệnh hiểm nghèo, toàn dùng những loại thuốc đặc trị để chữa bệnh nhưng bữa ăn của bà Hồng rất kham khổ. Thậm chí có những ngày hết tiền, chủ quán cơm phải cho không ông bà một suất cơm 15 ngàn đồng. Hai người tiết kiệm đến mức thay nhau ăn chung 1 cái bát, 1 đôi đũa.
Lý do là vì anh Thành cùng vợ cũng chỉ là người đi làm thuê: anh bán thuê chăn ga gối đệm ở chợ Đồng Xuân, vợ làm thuê cho quán lẩu ở chợ Phùng Hưng. Cả tháng 2 vợ chồng thu nhập cũng chỉ được 3 triệu đồng. Trong khi đó anh chị đã gửi đứa con nhỏ học lớp 1 về quê nhờ ông bà ngoại chăm sóc. Tiền ăn, tiền thuê nhà trọ và những khoản chi tiêu khác khiến khoản tiền 3 triệu trở nên quá nhỏ bé.
"Cứ 5 hôm nó lại đến đưa tiền nhà trọ cho tôi 1 lần. Có hôm không kiếm được, nó đến nói với bà cụ chủ nhà để khất nợ, vì nó sợ tôi thấy nợ tôi lại bỏ trốn về. Còn cô con gái út của tôi một ngày làm việc 20 tiếng, cọ thuê từ nhà vệ sinh trở đi. Nó thương mẹ lắm, nó luôn nói với tôi là còn mẹ là còn tất cả. 2 đứa con tôi, dù chỉ có 1 đứa biết chữ (ở mức chỉ biết nhận ra chữ cái và viết được tên mình) nhưng tình cảm chúng dành cho bố mẹ lúc nào cũng rất nhiều". Nói đến đây bà Hồng không kìm được, nấc lên từng hồi...
Tiền mua thuốc, tiền xạ trị của bà Hồng duy trì được là nhờ cả vào cô con gái cùng đàn trâu ở trên quê. Ngoài ra, các bác sỹ ở bệnh viện K. cũng biết gia cảnh nên cũng tìm cách giúp đỡ bằng các hình thức như: Đưa tên vào danh sách nhận quà từ thiện hàng tháng, hàng tuần (quà từ thiện có thể là suất ăn, suất sữa hoặc tiền mặt 20.000 đồng/người); tạo điều kiện để được điều trị tại cơ sở 1 (trên phố Quán Sứ) cho thuận tiện đường đi lối lại (đáng ra bà Hồng phải xuống cơ sở 2 ở Thanh Trì).
Nhưng những hỗ trợ đáng quý trên cũng không thấm vào đâu so với tình cảnh nghèo khổ của gia đình bà Hồng. Đến thời điểm này, bà Hồng đã bỏ hẳn viện về quê vì quá tốn kém, chỉ khi nào quá đau đớn hoặc đến kỳ lấy thuốc, xạ trị, bà mới xuống Hà Nội.
Bà Thục, chủ nhà trọ nơi bà Hồng thuê, kể lại: "Bà ấy bỏ về được gần 1 tháng rồi. Khổ, có thể là vì trâu sắp hết, con đi làm cũng săp kiệt sức rồi, không thể xoay xỏa vào đâu được nữa..."!
40% người nghèo không tiếp cận được dịch vụ y tế vì không có tiền Tại Hội nghị khoa học Kinh tế Y tế lần thứ nhất tổ chức ngày 7-8/12/2010, ông Lý Ngọc Kính, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Phó chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam cho biết: "Xã hội đang tồn tại một nghịch lý là người nghèo mắc bệnh nhiều nhưng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế thấp hơn các đối tượng khác". Cụ thể: Có khoảng 40% người nghèo ốm đau bệnh tật không được điều trị vì không có tiền. Cũng vì không có tiền nên người nghèo chỉ đi khám trung bình 2,9 lượt/người/năm, trong khi người có khả năng kinh tế đi khám 4,7 lượt/người/năm. Có 40% người có điều kiện kinh tế sử dụng dịch vụ ngoại trí tuyến tỉnh nhưng với người nghèo, tỷ lệ này chỉ là 12%. Đối với bệnh tiêu chảy, có tới 85% người giàu được khám chữa trong khi người nghèo chỉ có 20%. Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo tại miền núi còn "thảm hại" hơn nhiều vì các rào cản như thủ tục cấp phát thẻ BHYT, quy trình phức tạp, thiếu nhiều giấy tờ, vv... nên không thanh quyết toán được.
Theo Vietnamnet
Sinh viên cùng chế tạo thiết bị tự động Mới đây, nhóm giảng viên và sinh viên Trường ĐH Lạc Hồng đã chế tạo thành công một thiết bị chuyển giao công nghệ mới: máy lắp ráp sản phẩm mobbin và core. Chiếc máy lắp ráp sản phẩm cuộn cảm (giữa chi tiết core và chi tiết mobbin - có chức năng khử nhiễu khi điện tăng lên) do Công ty Nec...