Mè láo – Món ăn vặt của Sóc Trăng
Mè láo là một món đặc sản của người Hoa tại miền đất Sóc Trăng. Bánh cực xốp, giòn tan và thơm, lớp mạch nha bao phủ bên ngoài ngon ngọt cùng hương thơm của mè sẽ làm bạn thích thú hơn khi ăn.
Do ruột bên trong tơi xốp nên mè láo rất giòn, có vị ngọt của đường và thơm của mè chín. Thưởng thức mè láo sẽ cảm nhận được độ cứng bên ngoài vỏ bánh và mềm mềm bên trong, là sự trung hòa tuyệt vời của bánh mè láo giúp tạo nên cái ngon rất riêng.
Mè láo là một món đặc sản của người Hoa tại miền đất Sóc Trăng. Bánh cực xốp, giòn tan và thơm, lớp mạch nha bao phủ bên ngoài ngon ngọt cùng hương thơm của mè sẽ làm bạn thích thú hơn khi ăn.
Mè áo được làm từ khoai môn, gọt vỏ bào mỏng, quết nhuyễn, cán mỏng, sau đó đem phơi nắng khoảng 3 ngày. Cắt miếng khoai môn này thành những lát nhỏ hình chữ nhật lăn vào bột nếp rồi chiên trong chảo dầu sôi. Miếng khoai môn sẽ phồng lên thành hình khối chữ nhật, vớt ra đem trộn vào nước đường đã thắng thành kẹo, rồi lăn vào mè rang chín.
Video đang HOT
Do ruột bên trong tơi xốp nên mè láo rất giòn, có vị ngọt của đường và thơm của mè chín. Thưởng thức mè láo sẽ cảm nhận được độ cứng bên ngoài vỏ bánh và mềm mềm bên trong, là sự trung hòa tuyệt vời của bánh mè láo giúp tạo nên cái ngon rất riêng.
Ăn xế với bánh cống Sóc Trăng
Nét thú vị khi ăn bánh cống nằm ở chỗ giòn ngoài nhưng bên trong lại mềm thơm, không đẫm dầu.TP.HCM tập hợp đủ món ăn khắp ba miền.
Trong hành trình lập nghiệp ở đất này, chị Lệ mang theo món đặc sản vừa như giữ chút tình quê vừa thêm nguồn thu nhập giữa thời bão giá. Chị bán bánh cống Sóc Trăng vào mỗi buổi chiều trên vỉa hè đường Lạc Long Quân (quận 11).
Bước vào quán nhỏ ven đường, bạn sẽ gặp chị chủ quán vừa chiên bánh vừa xởi lởi nói cười. Bán chiếc bánh nho nhỏ nhưng chị nổi tiếng với thói quen cho thêm cái này, tặng luôn cái kia. Chiếc bánh cống chị bán là món chủ yếu để ăn xế. Món ăn chơi nhưng lỡ đà một chút có thể no nguyên buổi, bỏ cả cơm tối.
Nhờ có bí quyết riêng nên màu bánh cống của chị Lệ sáng và tươi hơn nhiều nơi.
Đem chiếc bánh rời xa quê nhà nhưng chị Lệ vẫn giữ nguyên kiểu làm cũ như ngày còn ở quê. Chị ngâm gạo rồi đem xay để bánh có vị thơm nguyên bản. Bột bánh cống sệt, đặc hơn bột các loại bánh xèo, bánh khọt.
Đầu tiên, chị cho một ít bột vào đáy khuôn rồi thêm đậu xanh nguyên hạt, thịt nạc bằm vào làm nhân. Chị tiếp tục cho thêm bột để đóng lại khuôn bánh. Phần trên cùng của bánh là hai con tôm thẻ.
Khi chiên, mùi bột, mùi tôm ngút lên làm nhộn nhạo bao tử khách đang chờ. Bánh được chiên trong nồi sâu lòng ngập dầu sôi sùng sục. Chỉ sau vài phút bánh chín, bạn có thể ăn liền. Từ màu trắng ban đầu, bánh chín chuyển sang màu vàng cam. Nhờ có bí quyết riêng nên màu bánh cống của chị Lệ sáng và tươi hơn nhiều nơi. Lớp vỏ ngoài của chiếc bánh nơi đây luôn giòn rụm. Khách mua về hơn một giờ đồng hồ vẫn cảm nhận được độ giòn. Vậy nhưng bên trong bánh lại mềm, béo và thơm nhờ thịt nạc, đậu xanh.
Do món này nhiều bột và nhiều dầu mỡ nên phải ăn kèm với nhiều rau sống để cân bằng và không bị ngán. Rau ăn kèm chủ yếu là xà lách, cải bẹ xanh, húng quế, tía tô, diếp cá... Hiểu tâm lý khách, chị Lệ khá rộng tay khi lấy rau.
Cách ăn bánh cống tương tự bánh xèo, gói ghém mọi thứ trong miếng rau sống rồi chấm nước mắm.
Chén nước mắm là một trong những điểm giữ chân khách ở quán này. Vị chua ngọt của nước mắm đậm đà khiến miếng bánh cống được nâng tầm. Miếng bánh nóng gói trong rau được giảm nhiệt khi nhúng sâu vào chén nước mắm, thế nên khi ăn, khách chỉ cảm thấy vừa ấm, đủ giòn lại thơm béo.
Nét thú vị khi ăn bánh cống là ở đó - giòn ngoài nhưng bên trong lại mềm thơm, không đẫm dầu.
Top 10 đặc sản Sóc Trăng mua về làm quà biếu cực ý nghĩa Nếu du lịch đến Sóc Trăng mà vẫn chưa biết chọn gì làm quà cho người thân. Thì hãy cùng tìm hiểu 10 đặc sản Sóc Trăng mua về làm quà biếu cực ý nghĩa nhé! Sóc Trăng không chỉ được biết đến là một vùng đất của những địa điểm du lịch nổi tiếng, những ngôi chùa Khmer độc đáo mà còn...