Mẹ kế mất một tháng, tôi dọn dẹp phòng ngủ của bà thì đau đớn khi phát hiện lá thư kẹp trong cuốn sổ đen giấu kín ở hộc tủ
Thì ra trong mắt mẹ kế, tôi lại là một đứa con như thế?
Tôi từng rất hận mẹ kế. Bởi mẹ tôi mất chưa được bao lâu thì bà đã theo chân bố tôi về nhà, trở thành người mẹ thứ hai của tôi. Ở cái tuổi 13, tôi ương bướng, ngang ngược chống đối mẹ kế bằng nhiều cách. Tôi cũng không gọi mẹ là “mẹ”, thay vào đó, tôi gọi là “dì ghẻ. “Dì ghẻ có bao giờ yêu thương con chồng”, “dì ghẻ độc ác trong những câu chuyện cổ tích”… Tôi chưa từng nghĩ đến cảm xúc của mẹ khi nghe con chồng gọi bằng danh xưng ấy.
Tôi càng lớn, mối quan hệ với mẹ kế càng xa cách. Học đại học, tôi ít khi về nhà hơn. Bởi mỗi lần về, bố lại đanh thép yêu cầu tôi gọi bà là mẹ. Ông mắng mỏ chỉ vì tôi không nghe lời mẹ kế. Mẹ kế càng bênh vực, tôi càng ghét bà hơn.
Ngày tôi cưới, mẹ kế không xuất hiện trong lễ cưới. Bà chỉ gửi bố đem đến cho tôi 5 lượng vàng. Bố tôi buồn rầu bảo đó là toàn bộ tiền vàng mà mẹ kế dành dụm được, giờ cho lại tôi, xem tôi như con đẻ.
Sau này, mối quan hệ giữa tôi với bà hòa hoãn hơn, nhẹ nhàng hơn. Nhưng tôi vẫn không thể gọi bà một tiếng “mẹ”. Mãi đến khi bà hấp hối, bà nắm tay tôi, thì thầm bảo tôi gọi mẹ, tôi cũng ấp úng không thốt ra được.
Hôm qua, tôi về thăm nhà, dọn dẹp phòng ngủ của mẹ kế sau một tháng bà mất. Căn nhà trước đây luôn sạch sẽ, thơm thoang thoảng hương hoa bưởi, nay trống vắng đến đau lòng.
Khi dọn tủ quần áo của bà, tôi phát hiện cuốn sổ đen. Mở ra xem, tôi đau đớn bật khóc trước những dòng nhật ký tủi hờn có, hạnh phúc có của mẹ kế. Bà đau buồn, mất ngủ mỗi khi nghe tôi gọi “dì ghẻ”. Bà vui mừng, sung sướng khi biết tôi đạt học bổng. Bà bán hết vàng cưới mà ba tôi tặng để đóng học phí cho tôi học đại học. Bà đi làm lao công, giúp việc theo giờ để kiếm tiền gửi cho tôi trong quãng thời gian tôi nghỉ việc chỉ vì sợ tôi bị nhà chồng ức hiếp. Bà khao khát được nghe tiếng tôi gọi “mẹ”…
Lá thư kẹp trong cuốn sổ là bức thư đầu tiên tôi gửi cho mẹ kế để cảm ơn bà vì 5 lượng vàng cưới. Bà trân trọng như bảo vật.
Nước mắt tôi thấm nhòe cuốn sổ lúc nào không hay. Tôi ân hận gọi mẹ dù bà không còn nghe được nữa. Phải chi tôi mở lòng hơn, phải chi tôi hạ bớt sự thù hằn với bà. Thì có lẽ… Tôi hối hận quá.
Video đang HOT
(Xin giấu tên)
14 năm sau ngày mẹ mất bố mới chịu tái hôn, mẹ kế yêu thương tôi nhưng luôn giấu kín bí mật về lý do chưa từng ăn cơm nhà
Tôi hầu như không có ký ức gì về mẹ, tất cả ấm áp tôi có hiện tại đều là từ mẹ kế dành cho.
Mới 8h sáng, thức dậy đã thấy đĩa bánh mì và trứng để sẵn trên bàn. Từ lúc bố đón mẹ kế về, ngôi nhà của tôi ấm áp hẳn. Mẩu giấy nhỏ viết bằng bút đỏ, nét dịu dàng y như tính của dì Trâm: "Bố con đi công tác 2 hôm, chiều con ra sân bay đón bà hộ dì nhé, dì có việc quan trọng. Tối gặp lại con. Yêu Miu".
Nickname từ hồi tôi bé xíu xiu mà dì vẫn nhớ, giờ lớn đùng rồi nghe dì gọi vẫn ngại ghê. Nhưng chẳng sao cả, chỉ có dì gọi như thế tôi mới thấy vui, cảm giác mình vẫn còn là cô nhóc bé bỏng được cưng chiều.
****
Mẹ tôi mất cách đây 14 năm, khi tôi vừa tròn 8 tuổi. Lúc ấy còn nhỏ nên ký ức của tôi khá mơ hồ. Lớn lên trong tình yêu thương và bàn tay vụng về của bố, nhiều lần tôi mạnh dạn nói bố cứ đi bước nữa đi, nhưng ông luôn lắc đầu và bảo chỉ cần tôi là đủ.
Dì Trâm thành mẹ kế của tôi sau ngày đi du học trở về. Bố quen dì rất lâu mới dám nói với tôi vì sợ tôi sẽ buồn. Ông hồi hộp đợi phản ứng của tôi, nhưng tôi lại òa khóc khiến ông bối rối. Tôi vừa mừng vừa hạnh phúc, cảm ơn dì vì đã chăm sóc bố thay tôi suốt mấy năm và nguyện ý ở bên bố đến trọn đời.
Tôi hầu như không có ký ức gì về mẹ, tất cả ấm áp tôi có hiện tại đều là từ mẹ kế dành cho.
Tôi nghe bố tâm sự rằng dì từng trải qua 1 đời chồng, từng có 1 đứa con yểu mệnh nên dì sống một mình suốt 10 năm. Bố gặp dì lần đầu tiên trong một chuyến du lịch, cảm mến người phụ nữ hiền lành nên bố đã ngỏ lời làm quen. Cả 2 đều đã đến tuổi xế chiều, đồng cảm với nhau vì hoàn cảnh nên mới quyết định tái hôn.
Dì Trâm rất ít nói nhưng tôi yêu mến dì vì sự tinh tế tốt bụng, hơn nữa dì cũng rất giỏi giang, sở hữu một thương hiệu áo cưới và studio nổi tiếng. Dù bận rộn đến mấy dì cũng luôn quan tâm tôi nhất, đối xử với tôi như con gái ruột. Lúc dì mới về chung nhà, hàng xóm với người quen đều nhắc tôi cẩn thận kẻo gặp cảnh "mẹ ghẻ con chồng". Nhưng không, dì còn chưa mắng tôi nửa câu bao giờ.
Những ngày tôi đau bụng tới kỳ, dì đều nấu sẵn nước gừng táo đỏ để trên bàn, còn tự tay thay ga giường giúp tôi. Có lần tới kỳ mà không biết, đang ở quán cafe mà phát hiện sự cố, tôi hoảng quá cầu cứu dì thì 10 phút sau đã thấy dì có mặt, mang theo bộ đồ sạch cho tôi thay và cẩn thận lau ghế quán trước khi đi.
Dì chưa bao giờ phàn nàn nếu tôi để phòng bừa bãi hay ngủ nướng cuối tuần. Tôi đi bar chơi với bạn về khuya dì cũng để sẵn cốc mật ong chanh vì biết tôi sẽ uống rượu. Nếu tôi say, dì cũng xuất hiện một cách thần kỳ để dìu tôi lên phòng không để bố thức giấc.
Dì quá tốt quá hoàn hảo, đến mức tôi không tin rằng mình may mắn như thế. Người mẹ thứ 2 ấy đã bù đắp mọi thứ cho tôi, nhất là lỗ thủng trong tim suốt 14 năm ròng.
Nhưng chỉ có một điều duy nhất khiến tôi canh cánh trong lòng: dì không bao giờ ăn cơm nhà.
****
Tôi ra sân bay đón mẹ của dì Trâm từ Úc về thăm nhà. Khoảng im lặng bối rối trong xe kéo dài tưởng chừng vô tận, cho đến khi mẹ của dì mở lời trước.
- Bà nghe bố cháu kể là cháu mới đi làm ở chỗ Trâm đúng không?
- Vâng ạ, cháu chưa có kinh nghiệm nên dì bảo qua studio học hỏi trước, rồi cháu dự định sẽ mở phòng chụp riêng.
- Ồ tốt quá, làm cùng nghề với nhau thì dễ giúp đỡ hơn.
- Vâng, dì tốt với cháu lắm ạ, cả ở nhà lẫn chỗ làm. Tối nay cháu nấu cơm rồi bảo dì về ăn với bà nhé!
Bỗng dưng bà thở dài rồi im lặng khiến tôi chột dạ. Chừng vài phút sau bà mới nói tiếp:
- Trâm không bao giờ ăn cơm nhà từ năm 30 tuổi rồi. Cháu không biết sao?
- Dạ cháu biết, cháu chỉ toàn ăn với dì bên ngoài. Nhưng cháu thắc mắc thì dì chưa bao giờ trả lời bà ạ.
- Chắc nó vẫn chưa quên được chuyện cũ. Vì cố nấu bữa cơm cho nhà chồng cũ nên nó đi đón con muộn, thằng bé tự mò mẫm đường về rồi chẳng may bị xe đụng rồi mất. Lúc ấy bà cũng đau lòng lắm, cháu thì chết con gái cũng điên dại khóc suốt ngày, bất lực không làm gì được. Nó bỏ ăn ngủ suốt mấy tháng gầy như xác ve, mãi sau mới hồi lại được.
- Nhưng tại sao dì quyết không ăn cơm ở nhà nữa ạ?
- Vì nó hận nhà chồng cũ. 7 năm trời bắt nó nghỉ việc ở nhà làm nội trợ, suốt ngày cơm nước dọn dẹp. Ngày cháu trai của bà mất, nhà chồng cũ đổ hết lỗi lên đầu con gái bà, nói là tại nó hết, trong khi họ bắt nó ở nhà nấu cơm rồi mới cho đi đón con. Chẳng ai làm thay nó, cũng không ai thèm đến trường đón con thay...
Sấm ở đâu bỗng đánh ầm một cái, mưa đập vào cửa kính rào rào. Nhìn qua gương xe tôi thấy bà lặng lẽ khóc, đôi mắt già nua nhìn chăm chăm lên bầu trời xám đục.
Thật không ngờ một bữa cơm lại có thể khiến người ta đau đớn cả đời không nguôi như thế. Tôi thương dì quá! Bao năm trôi qua mà dì không thể vượt qua mất mát, bây giờ có gia đình đủ đầy mà bữa cơm trong bếp nhà cũng là điều quá sức chịu đựng của dì.
Có lẽ bố tôi biết điều ấy, nên ông chẳng bao giờ to tiếng với dì chuyện cơm nước. Trong ký ức của ông cũng có nỗi ám ảnh, đó là bữa ăn cuối cùng bên mẹ tôi trước khi bà ra đi...
Dọn dẹp phòng ngủ của con gái, tôi run rẩy khi thấy mảnh giấy nhỏ con giấu kín trong hộc tủ Tay tôi run lên, mặt tái nhợt vì quá bàng hoàng. Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu - hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ, hoài bão; bày tỏ...