“Mê hồn trận” lừa đảo việc làm
Tất cả những lời quảng cáo giới thiệu việc làm đều được “chấp cánh” đưa người xin việc làm “lên mây” như công việc đơn giản, mức lương mơ ước, “đầu vào” dễ dàng; nhưng ẩn sau những giấc mơ màu hồng đó ít nhiều đều ẩn họa những mối nguy hiểm khó lường trước. Ai đã “sập bẫy” rồi chợt tỉnh không thể ngờ được chỉ trong tích tắc bao nhiêu tiền tích cóp được đã vụt mất trong cái bẫy mang tên lừa đảo việc làm.
Hóa “thánh nổ”, người người lừa nhau
Điều đã trở nên những lời truyền miệng về câu chuyện thật như đùa là: người học ít lừa người có bằng cấp đầy mình, người có học, có địa vị trong xã hội cũng đi lừa.
Cách đây chưa lâu, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 3 tỷ đồng bằng thủ đoạn lừa xin việc làm. Nguyễn Hoàng Anh (SN 1967), ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, tạm trú ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội tuy mới chỉ học hết THPT, lên Hà Nội làm nghề tự do nhưng “nổ” là đang giữ trọng trách trong ngành Giáo dục, nhận xin việc làm cho nhiều người với điều kiện phải “lót tay” từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng để Nguyễn Hoàng Anh đi “quan hệ”.
Cứ thế, hàng chục người “bơm” tiền để Hoàng Anh đi “cửa sau” lo chạy việc làm rồi bỗng dưng… “mất hút”.
Chiêu trò khua môi múa mép có quan hệ rộng, Nguyễn Tiến Tùng, HKTT ở phường Hà Tu, TP Hạ Long, tỉnh Quang Ninh, tạm trú ở TP Hà Nội cũng nhận lời xin vào biên chế làm giáo viên tiểu học với giá 230 triệu đồng.
Nạn nhân bị Nguyễn Tiến Tùng lừa đảo chính là chị Phạm Thị L. – người đang có mong muốn xin việc cho cháu gái vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau khi nhận tiền từ chị L., Nguyễn Tiến Tùng lập tức bỏ trốn.
Cao thủ hơn phải thuộc về đối tượng Lê Thị Bích Hạnh (SN 1983) liên kết với Vương Thúy Nga (SN 1975) đã lừa đảo hơn 6 tỷ đồng để “xin chỗ, chạy việc” cho 35 người vào làm tại các bệnh viện trên địa bàn TP Hà Nội.
Từ một kẻ thất nghiệp, Hạnh tự nhận là nhân viên Bệnh viện Phụ sản Trung ương, còn Nga thì giả mạo nhân viên Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện Phụ sản Trung ương và nhân viên Sở Nội vụ Hà Nội để cùng gặp gỡ những người có nhu cầu xin việc.
Để người lao động dễ dàng trở thành “con mồi” ngon, Hạnh và Nga con thuê một người làm nghề “ xe ôm” đóng giả thành một lãnh đạo cao cấp trong ngành Y tế để gọi điện, nhắn tin cho người có nhu cầu xin việc tạo sự tin tưởng. Khi thu tiền đặt cọc, các đối tượng cấp cho nạn nhân một phiếu thu giả có đóng dấu của các bệnh viện để làm tin; để thu nốt tiền, đối tượng còn làm giả con dấu để đóng vào hồ sơ
xin việc…
Tinh vi liên kết lừa đảo việc làm
Thời buổi kinh tế khó khăn, sinh viên ra trường nhiều mà việc thì ít, người lao động có nhu cầu xin việc nhiều, chính vì vậy nhiều đối tượng đã “chớp” cơ hội này để lừa đảo xin việc làm.
Thực tế, trước đây các đối tượng lừa đảo người lao động thường nghĩ ra các công việc thật khó khiến người lao động không hoàn thành được, hoặc không giao cho việc gì, chỉ ngồi một chỗ khiến lao động chán nản tự bỏ việc thì nay tinh vi hơn, nhiều đối tượng đã bầy ra một “mê hồn trận”, trực tiếp móc nối, liên kết với nhau tạo thành một vòng tròn khép kín để tăng uy tín để dễ bề tung hứng, lừa đảo theo chuỗi từ công ty môi giới việc làm đến doanh nghiệp sử dụng lao động.
Điển hình lừa đảo xin việc làm theo hình thức liên kết đã bị cơ quan chức năng bóc gỡ, ngày 22-5, Đội CSĐT tội phạm về TTXH, CAQ Bắc Từ Liêm đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Hùng (SN 1982), ở thôn 10 xã Vân Du, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ; Giám đốc Công ty CP Dịch vụ Thương mại và Đầu tư Bình An có trụ sở tại số 279A Phạm Văn Đồng và Trương Thị Thị (SN 1990), ở thôn 4 xã Thuần Mỹ, Ba Vì, Hà Nội, Giám đốc Công ty Thương mại Dịch vụ vận tải Thăng Long có trụ sở ở phố Phan Bá Vành, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm.
Video đang HOT
“Mô hình” doanh nghiệp do Nguyễn Văn Hùng “dựng” lên cực kỳ tinh vi và bài bản, đó là với 18 ngành nghề kinh doanh (?) trong đó có hoạt động tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động làm việc (?) Hùng thuê trụ sở, sắm sửa trang thiết bị văn phòng, thuê nhân viên để “chăm sóc” người lao động, rồi bắt đầu “thả thính” bằng việc in tờ rơi tuyển lao động đủ mọi ngành nghề cho “rải” khắp mọi nơi từ cổng trường đại học đến các khu trọ nhiều người lao động ngoại tỉnh thuê trọ, rồi quảng cáo trên mạng ở các mục rao vặt…
Với tính chất công việc đơn giản, nhiều ngành nghề, thu nhập hấp dẫn, không quá khắt khe trình độ học vấn, các “con mồi” bắt đầu “cắn câu” tìm đến công ty của Hùng thử vận may cũng chính là lúc Hùng thực hiện kế hoạch lừa đảo của mình.
500.000 đồng/phí hồ sơ, 1-5 triệu đồng/người tiền đặt cọc tùy theo công việc người lao động lừa chọn, sau đó Hùng “chuyển” người lao động sang Công ty Thăng Long do Trương Thị Thị làm Giám đốc bằng “giấy giới thiệu” do đã “bắt tay” nhau từ trước để có thể chiếm đoạt tiền phí môi giới đặt cọc của người lao động.
Tại Công ty Thăng Long, một lần nữa người lao động lại tiếp tục bị “sập bẫy” khi phải bỏ tiền phí phỏng vấn, rồi tham gia “lớp đào tạo ngắn hạn” tùy theo công việc ứng tuyển trước khi “sát hạch” để đi làm chính thức.
Đến ngày kiểm tra, không ai khác chính Trương Thị Thị trực tiếp làm Trưởng ban giám khảo phỏng vấn người lao động. Kết quả là không một ai qua nổi “cửa ải” cuối cùng với những lý do đánh trượt mà Trương Thị Thị nêu ra chẳng ai hiểu nổi?…
Và cũng với thủ đoạn như Công ty Bình An của Nguyễn Văn Hùng và Công ty Thăng Long của Trương Thị Thị, mới đây, CAQ Bắc Từ Liêm đã phát hiện thêm một đường dây lừa đảo đi xin việc làm trên địa bàn quận.
Qua đó xác định Công ty TNHH Phát triển đầu tư thương mại Hoàng Trọng có trụ sở tại 232 đường Phạm Văn Đồng do Bùi Văn Thái làm Giám đốc và Công ty TNHH Đầu tư phát triển thương mại Nam Long có địa chỉ tại 441 đường Phạm Văn Đồng, do Nguyễn Quang Thắng thành lập cũng có hoạt động liên kết “làm ăn” lừa đảo việc làm với những thủ đoạn như trên.
Mất cảnh giác là…bị lừa
Trên thực thế cung – cầu việc làm giữa nhà tuyển dụng – người lao động, thì xét trên một khía cạnh nào đấy sự ra đời và phát triển của nhiều công ty – trung tâm môi giới việc làm đã giúp cho nhiều người lao động kiếm được việc làm tử tế, phù hợp với nhu cầu.
Tuy nhiên, song hành với những công ty môi giới việc làm có uy tín, vì người lao động và vì sự phát triển của xã hội thì cũng có không ít các công ty môi giới – giới thiệu việc làm… lửa đảo.
Dù nhiều lần các cơ quan chức năng đã cảnh báo, khuyến cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều vụ việc đã bị phát giác, các đối tượng bị bắt giữ nhưng cứ mất cảnh giác là người lao động lại “sập bẫy… lừa”.
Mà người đến xin việc thường phải bỏ ra một số tiền không nhỏ cho bên tuyển dụng hoặc môi giới dưới hình thức là tiền phí làm hồ sơ, tiền đặt cọc, phí đào tạo…, rồi tiền thì vẫn phải nộp tuy nhiên có được việc làm hay không thì không ai chắc và đương nhiên số tiền đặt cọc sẽ không còn khả năng đòi lại được.
Một số khác vì quá tin tưởng các “thánh nổ” nên đã đặt cọc tiền cho các đối tượng chẳng rõ nhân thân, lai lịch để nhờ “chạy” việc. Điển hình như 2 đối tượng Trần Gia Hòa (38 tuổi), ở xã An Đạo, huyện Phù Ninh, Phú Thọ và Nguyễn Thị Tuyết (37 tuổi), ở xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội – đều không có nghề nghiệp ổn định, trong thời gian lang thang kiếm việc làm ở Hà Nội, Hòa và Tuyết tình cờ gặp nhau.
Với mục đích cần kiếm nhiều tiền, Hòa và Tuyết đã bàn nhau đi lừa đảo để chiếm đoạt tiền của những người có nhu cầu xin việc vào một số ngân hàng trên địa bàn Hà Nội đã bị cơ quan CSĐT, Công an TP Hà Nội tiến hành điều tra và có đủ cơ sở xác định đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của những người có nhu cầu xin việc.
Với thủ đoạn tùy theo nhu cầu xin việc của người lao động mà Tuyết sẽ “vào vai” kế toán Ngân hàng, Hòa sẽ “nhập vai” Giám đốc hoặc Phó Giám đốc chi ngánh Ngân hàng để cùng “hợp tác” lừa đảo.
“Kịch bản” được “dàn dựng” tinh vi đến mức Tuyết nhận tiền, sau đó dẫn người xin việc đến chi nhánh của một ngân hàng, rồi “vô tình” gặp Hòa chủ động bước ra ở sảnh chính ngân hàng, tiếp theo là “màn kịch” giới thiệu của Tuyết: “Đây là “Giám đốc” Hòa; đây là chị A-B-C đến nộp hồ sơ xin việc…”. Kẻ tung, người hứng, “con mồi” thì tin tưởng “cắn câu”, còn Hòa và Tuyết cứ thế thực hiện hành vi lửa đảo của mình để chuộc lợi tiền môi giới xin việc.
Theo Thông tư liên tịch số 95/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH – Bộ Tài chính hướng dẫn về phí giới thiệu việc làm quy định: Phí giới thiệu việc làm đối với hoạt động giới thiệu việc làm, cung ứng lao động chỉ được thanh toán khi tổ chức giới thiệu việc làm thực hiện xong công việc giới thiệu việc làm để người lao động nhận được việc làm.
Như vậy, để tránh rủi ro, sau khi có việc làm, người lao động mới thanh toán phí cho đơn vị môi giới. Đặc biệt lưu ý trong việc môi giới xúc tiến lao động việc làm, Bộ LĐ-TB&XH có quy định rất rõ về mức thu phí và biểu phí đối với việc tư vấn và giới thiệu việc làm với mức thu chỉ từ 10.000 đồng-20.000 đồng, thậm chí không thu phí.
Chính vì vậy, người lao động nên hết sức thận trọng khi xin việc, đặc biệt với những nơi có đóng phí, xem xét kỹ các điều khoản ràng buộc và nhất là không nên tin vào lời hứa hẹn “có cánh” theo kiểu “từ trên trời rơi xuống” của các công ty. Ngoài ra, khi lựa chọn một nơi để ứng tuyển cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin từ phía người quen và trên mạng xã hội…
Về phía cơ quan điều tra khuyến cáo, để tránh rơi vào bẫy những kẻ lừa đảo, người lao động cần tìm đến những công ty có uy tín, có hoạt động sản xuất, kinh doanh thật sự sử dụng lao động. Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo cần báo cho cơ quan chức năng để góp phần ngăn chặn, xử lý kịp thời chứ đừng vì lương thưởng mà “sập bẫy”, bởi chẳng có công việc nhàn hạ nào mà lương cao, hay rơi mà “mê hồn trận” của các đối tượng lừa đảo để tránh tiền vẫn mất mà việc làm thì chẳng thấy đâu.
Theo_An ninh thủ đô
Lật tẩy chiêu lừa đảo giới thiệu việc làm
Từ tháng 7/2014 đến nay, các đối tượng đã móc nối với nhau, lừa đảo chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của người lao động.
Mánh khóe lừa đảo
Lên mạng internet đọc thông tin, anh Đ.C.H (Sinh viên trường ĐH Thành Tây, Hà Đông, Hà Nội) thấy Công ty cổ phần thương mại dịch vụ (CPTMDV) và đầu tư Bình An ở số 279A, đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội tuyển lái xe, nhân viên bán hàng tại các cây xăng với mức lương và ưu đãi hấp dẫn từ 5-7 triệu đồng/tháng...
Đang có nhu cầu tìm việc làm thêm, anh H khấp khởi đến công ty Bình An để xin việc. Đến đây, anh H phải nộp tiền phí làm hồ sơ hết 500.000 đồng và được công ty tư vấn công việc. Nhân viên công ty yêu cầu anh đặt cọc 4 triệu đồng, sau đó viết giấy giới thiệu anh H. đến công ty TNHH thương mại và dịch vụ vận tải du lịch Thăng Long tại số 66C, tổ 8, đường Phan Bá Vành, phường Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội để phỏng vấn và nhận việc.
Anh H. tiếp tục tìm đến nơi được giới thiệu và đến đây lại một lần nữa anh phải nộp phí 300.000 đồng và đưa tài liệu cho anh H. về ôn thi để phỏng vấn.
Hồ sơ xin việc của người lao động bị các đối tượng lừa đảo
Đến hẹn, anh H. đến phỏng vấn thì nhân viên công ty của Thị báo là không đạt yêu cầu và thông báo chờ để tìm công việc phù hợp. Chờ mãi không thấy công ty gọi đi làm, anh H. đến để đòi lại số tiền, nhưng công ty Bình An hẹn hết lần này đến lần khác để kéo dài thời gian và chiếm đoạt số tiền trên. Nghĩ mình đã bị lừa, anh H. kêu cứu cơ quan công an.
Từ trình báo của các bị hại, Công an quận Bắc Từ Liêm phát hiện công ty Bình An do Nguyễn Văn Hùng (SN 1982, quê ở Phú Thọ) làm Giám đốc và Trương Thị Thị (SN 1990, quê ở huyện Ba Vì, Hà Nội), Giám đốc Công ty Thăng Long có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người lao động có nhu cầu tìm việc làm.
Đối tượng Nguyễn Văn Hùng (Áo đen)
Tại cơ quan Công an, Hùng khai nhận tháng 7/2014, Hùng mở Công ty CPTMDV và đầu tư Bình An đặt trụ sở tại số 279A, đường Phạm Văn Đồng, phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Khi đi vào hoạt động, Hùng cho nhân viên đăng tin tuyển dụng lao động trên mạng internet với mức lương cao để những người có nhu cầu tìm việc làm liên hệ và nộp hồ sơ.
Khi người lao động đến công ty Hùng xin việc, Hùng thu mỗi người 500.000 đồng tiền phí làm hồ sơ. Sau đó, Hùng chỉ đạo nhân viên thu từ 1 triệu-5 triệu đồng/một hồ sơ của người xin việc.
Mặc dù biết không thể xin được việc cho người lao động, nhưng Hùng vẫn móc nối với công ty TNHHTM và dịch vụ vận tải du lịch Thăng Long do Trương Thị Thị làm Giám đốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bị hại.
Thị và Hùng thỏa thuận, khi người lao động đến tìm việc, Hùng sẽ viết giấy giới thiệu sang công ty của Thị để phỏng vấn xin việc. Tại đây, Thị thu 200.000-300.000 đồng/người, nếu người xin việc không có tiền thì Hùng sẽ trích 200.000 đồng do họ đặt cọc để đưa cho công ty của Thị.
Bên công ty Thăng Long của Thị đưa tài liệu cho khách hàng về ôn thi phỏng vấn, sau đó bằng mọi cách đánh trượt họ. Số tiền khách hàng đặt cọc bị công ty của Thị chiếm đoạt luôn.
Theo lời khai của các đối tượng, trung bình một ngày hai công ty tiếp nhận từ 5-10 hồ sơ xin việc. Đa phần những người đến xin việc thường làm theo hướng dẫn và nộp các khoản phí mà hai công ty này yêu cầu. Khi không được tuyển dụng, một số người đến công ty yêu cầu hoàn trả phí nhưng bằng nhiều lý do khác nhau, các đối tượng đã không trả lại tiền phí cho họ như cam kết.
Cẩn trọng trước "bẫy" giới thiệu việc làm
Theo điều tra viên Phùng Văn Quyết-Công an quận Bắc Từ Liêm, nhằm lừa đảo người lao động, các đối tượng thành lập công ty tư vấn việc làm, núp dưới vỏ bọc là công ty bất động sản, hay vận tải du lịch. Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng này không mới nhưng nhiều người dân thiếu hiểu biết và mất cảnh giác đã sập bẫy, chỉ đến khi vỡ ra thì tiền cũng khó lấy lại được.
Để tạo niềm tin với người xin việc, các công ty này đã ngụy trang rất khéo. Các đối tượng thuê văn phòng rộng rãi, bên trong kê một tủ để hồ sơ bằng kính với những tập tài liệu rất dày và mỗi bàn tuyển dụng đều có máy tính, phiếu thu tiền, dấu đỏ.
Văn phòng công ty Thăng Long do Trương Thị Thị làm Giám đốc
Những người khi đến đây, sau khi nghe "tư vấn" đều tin những kẻ tuyển dụng lừa đảo này, rồi "bấm bụng" nộp các khoản phí với hy vọng tìm được một công việc nhàn hạ mà lương cao.
Lợi dụng lòng tin cũng như tâm lý muốn xin việc làm của người xin việc, các đối tượng đã móc nối, cấu kết với nhau để trục lợi. Cứ 10 người đến xin việc thì phải đến 9 người nộp tiền "giữ chỗ", tiền "làm thủ tục hành chính"... cho các công ty này. Khi biết đã bị lừa, người lao động không thể đòi lại số tiền đó bởi với lý do rất "chính đáng" là theo thỏa thuận nếu công ty họ không nhận người thì họ mới trả lại tiền, còn trong trường hợp họ vẫn nhận người nhưng người lao động không đủ khả năng làm được thì họ không chịu trách nhiệm và cũng không trả lại tiền.
Dấu đỏ của 2 công ty do Hùng và Thị làm Giám đốc
Cơ quan Công an cho biết, bằng thủ đoạn trên, từ tháng 7/2014 đến nay, 2 công ty của Hùng và Thị đã lừa đảo chiếm đoạt được gần 1 tỷ đồng của người xin việc làm.
Theo điều tra viên Phùng Văn Quyết, trong lĩnh vực môi giới việc làm, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội đã có quy định về mức phí với việc tư vấn và giới thiệu việc làm, với mức phí thu chỉ 10.000-20.000 đồng chứ không phải mức 500.000-600.000 đồng hoặc đặt cọc tiền triệu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu để người lao động nhận biết trung tâm giới thiệu việc làm đó lừa đảo hay không.
Điều tra viên Phùng Văn Quyết khuyến cáo thêm, để không bị sập bẫy bởi các chiêu lừa từ công ty tuyển dụng lao động "ảo", người lao động khi có nhu cầu xin việc làm cần tìm hiểu kỹ các văn bản liên quan đến thi tuyển và đến cơ quan có chức năng tuyển sinh, tuyển dụng đăng ký, tránh bị các đối tượng lừa đảo khiến tiền mất, nợ mang./.
Đức Minh
Theo_VOV
Triệt xóa 4 công ty "ma" lừa đảo Như Báo đã đưa tin cách đây không lâu về những công ty chuyên lừa đảo xin việc làm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng gây bức xúc trong dư luận, ngày 23-5 vừa qua, CAQ Bắc Từ Liêm đã triệu tập 14 đối tượng liên quan trong đó có giám đốc của 3 công ty, làm rõ tất cả đều thực hiện...