Mẹ hối hận tột cùng vì bỏ lỡ “thời gian vàng” chữa ung thư cho con
Người mẹ lớn lên ở vùng quê nghèo Hậu Giang, thuở nhỏ chỉ học đến lớp 3 nên chẳng thể hiểu được sự hiểm nguy căn bệnh con trai mắc phải. Không có nổi 20 triệu đồng, 2 đợt liền con bị bỏ dở phác đồ điều trị.
Không có 20 triệu đồng, mẹ bỏ lỡ “ thời gian vàng” khiến con bệnh trở nặng
Thanh Khang là một cậu bé 9 tuổi, hiền lành, nụ cười rạng rỡ. Khi biết con không may mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, ai cũng tiếc thay cho con. Càng tiếc hơn nữa, vì hoàn cảnh quá khó khăn, có thời điểm cha mẹ con tự ngưng thuốc, không tuân theo phác đồ điều trị, khiến cho trong vòng một năm chữa trị tại bệnh viện, bệnh của con tái phát tới 3 lần.
Thanh Khang phát bệnh lần đầu vào tháng 8 năm 2019. Trong kỳ nghỉ hè, con cùng mẹ và em lên TP.HCM thăm cha. Ban đầu, con bị sốt, trên da có những nốt như nổi ban. Chị Nguyễn Ngọc Diệu đưa con đi khám tại một cơ sở y tế tư nhân. Bác sĩ nói con bị sốt siêu vi rồi cho thuốc về uống. Chưa khỏi sốt thì con bị chảy máu chân răng. Tiếp tục đưa đi khám và lấy thuốc ở đó về uống. Khoảng 10 ngày sau, bệnh của con càng nghiêm trọng hơn, lúc này, con mới được đưa đi Bệnh viện Nhi đồng 1 để thăm khám.
“Nhiều đứa trẻ khác phải nằm theo dõi cả tháng mới ra bệnh, nhưng con trai tôi chỉ ở đó có 4 ngày. Sau khi xác định con bị ung thư máu, bác sĩ lập tức chuyển con qua Bệnh viện Ung bướu để điều trị. Vừa trị đợt đầu tiên, do sai sót bảo hiểm y tế, gia đình tôi phải đóng toàn bộ viện phí là hơn 60 triệu đồng. Cũng may nhờ các cô ở phòng công tác xã hội giúp đỡ phần lớn, nhưng số tiền gần 20 triệu với chúng tôi vẫn quá xa lạ. Lúc ấy, tôi chưa hiểu bệnh của con đáng sợ như thế nào. Vẫn mong con nhanh khỏi bệnh để về quê, vì trên này tốn kém quá”, chị Diệu tâm sự.
Thanh Khang ngày càng gầy gò, yếu ớt, không thể tự đi lại.
Cũng bởi sự không thấu hiểu ấy, đến khi cơ thể con không đáp ứng được thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế, bác sĩ đề nghị gia đình mua thuốc đặc trị ngoài danh mục, hơn 10 triệu đồng cho mỗi toa, chị đã khiến con mất đi “thời gian vàng” trị bệnh..
“Do không đủ tiền nên vợ chồng tôi bàn với nhau từ từ hãy đưa con trở lại viện. Đợi chồng tôi đi làm, còn tôi thì chạy vạy, vay mượn ở quê. Đến lúc có đủ tiền đã là 2 tháng sau. Khi trở lại viện, bác sĩ thông báo bệnh của con đã tái phát, trở nặng hơn, phải điều trị theo phác đồ mới”, người mẹ nghèo day dứt nói.
Cha mẹ nghèo không có tiền, tính mạng đứa trẻ gặp nguy
Sau hơn một năm điều trị, bệnh của con đã tái phát 3 lần. Sức khỏe của con yếu, không thể tự đi lại. Hầu như mỗi lúc đi đâu, chị Diệu phải cõng con đi.
Cậu bé đáng yêu ngày nào, giờ đang chật vật vì bệnh.
Toa thuốc hiện tại của con vẫn còn thiếu 6 triệu đồng mua thuốc ngoài danh mục nên cứ dây dưa mãi. Chị xin bác sĩ “đánh” thuốc dần, rồi gia đình lo liệu. Ấy thế nhưng, thuốc trị bệnh phải được truyền theo đúng tiến độ. Chẳng như ăn bữa cơm để mà dừng lại nửa chừng. Nhiều lúc, nhìn người mẹ nghèo luống cuống chăm con bệnh, khom lưng cõng con xuống cầu thang, cả những giọt nước mắt bất lực bởi không biết phải làm sao thật xót xa.
Chị Nguyễn Ngọc Diệu là người con thứ 2 trong gia đình có 6 chị em gái. Mẹ mất sớm. Đang học dở lớp 3 thì chị phải bỏ ngang để trông em. Những người chị em khác của chị đều lấy chồng ở xa. Sau khi chị kết hôn với anh Nguyễn Thanh Lâm, hai vợ chồng được cha đẻ của chị cắt cho mảnh đất nho nhỏ để ở tạm. Đặng có gì phụ chăm sóc cha lúc ốm đau. Về sau, gia đình chị được chính quyền địa phương cất cho căn nhà tình thương.
Ở quê chị, người dân chỉ làm nghề trồng lúa nước. Cứ mỗi đợt đến mùa vụ, anh Lâm lại theo máy gặt, đi làm mướn cho người ta. Làm một mùa vụ, ăn vài tháng. Chị bận bịu 2 con nhỏ, chẳng thể đi làm. Vì vậy, để chuẩn bị tiền cho con vào lớp 1, hai vợ chồng chị phải xoay sở nhiều cách. Cuối cùng, một mình anh Lâm lên TP.HCM thuê phòng trọ để đi làm mướn. Mỗi tháng anh được trả 6 triệu. Trừ tiền nhà trọ, ăn uống, anh gửi về cho vợ con 3 triệu đồng. 3 mẹ con chi tiêu tiết kiệm rồi cũng đủ.
Video đang HOT
Trong hối hận, người mẹ nghèo cầu xin các mạnh thường quân giúp đỡ để con có cơ hội chữa bệnh.
Chỉ đến khi Thanh Khang phát bệnh, chi phí tốn kém. Ông nội và ông ngoại đều già cả, nghèo khó, chỉ gom góp được cho cháu vài đồng tiền tích cóp làm mướn, nhưng chẳng thấm vào đâu. Chạy vạy, vay mượn khắp nơi, nhưng ở quê nghèo làm nông, chẳng mấy người có được tiền tích cóp nhiều. Thế nên mới có đợt vợ chồng chị không có tiền đưa con đi viện.
Chị Diệu nghẹn ngào, lo sợ, nếu lần này lại lỡ dở điều trị cho con. Không biết con có còn chịu đựng được như lúc trước hay không!
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc giúp đỡ bé Nguyễn Thanh Khang xin liên hệ chị Nguyễn Ngọc Diệu hoặc anh Nguyễn Thanh Lâm; địa chỉ: Ấp 7B2, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang; số điện thoại: 0763666351.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.171 (bé Nguyễn Thanh Khang)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.
Trẻ bị sốt siêu vi cần chăm sóc như thế nào?
Sốt siêu vi ở trẻ nhỏ là một căn bệnh thường gặp tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu rõ về nó để có cách chăm sóc một cách hiệu quả nhất.
Thăm khám bác sĩ ngay khi trẻ có biểu hiện sốt siêu vi
Bất kì bệnh gì đi nữa, nếu muốn khỏi bệnh nhanh và an toàn tính mạng thì cần phải được chẩn đoán và chữa trị ngay từ đầu. Bác sĩ là người có trình độ chuyên môn, bạn chỉ nên nghe theo bác sĩ khi con bạn bị ốm. Tuyệt đối đừng chủ quan và áp dụng các phương pháp chăm sóc dân gian nhé.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng việc bồi bổ dinh dưỡng
Bố mẹ phải hiểu, sốt siêu vi hiện nay không có thuốc đặc trị, vì vậy, muốn trẻ nhanh khỏi và hạn chế các trường hợp co giật xảy ra bạn cần phải tăng cường sức đề kháng của trẻ.
Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng như thịt, cá, rau, đậu trái cây. Bạn có thể nấu cháo thịt, rau củ nhuyễn và chia thành nhiều bữa để trẻ dễ ăn và đề phòng trường hợp bị ói.
Tích cực cho trẻ uống nước, đặc biệt là nước hoa quả vì khi sốt cao, cơ thể mất rất nhiều nước. Việc thiếu nước có thể khiến trẻ lên cơn co giật.
Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi bằng cách giúp trẻ hạ sốt
Nếu trẻ sốt quá cao, hãy chủ động dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ sốt quá cao, trên 38 độ bạn nhé và chỉ nên dùng cách 6 giờ đồng hồ để đảm bảo an toàn.
Trong nhà nhất định phải có một chiếc nhiệt kế tốt để kiểm tra sức khỏe của con thường xuyên.
Trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ thì bố mẹ nên nhét thuốc hạ sốt vào hậu môn của trẻ. Cách này sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng nhanh hơn so với cách uống.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần dùng khăn, thấm nước ấm để hạ sốt cho trẻ. Bạn có thể dùng khăn lau trên trán, kẹp vào 2 nách, bẹn và lau liên tục khắp người của trẻ.
Thường xuyên theo dõi biểu hiện của trẻ
Khi trẻ bắt đầu bị sốt, bố mẹ cần chủ động theo dõi tình trạng của trẻ. Trẻ sốt như thế nào, mức độ nôn ói ra sao, tiểu tiện, đại tiện có gì bất thường... bạn đều phải theo dõi. Nếu trẻ có gì bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ để chăm sóc trẻ kịp thời nhé!
Xử lý đúng khi trẻ bị co giật
Co giật là một trong những biểu hiện khi trẻ sốt quá cao và nếu không xử lý đúng cách, trẻ rất dễ gặp các biến chứng nghiêm trọng hơn. Vậy, phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị co giật?
Trước tiên, bạn cần phải bình tĩnh, đặt trẻ nằm tại một nơi an toàn và nằm nghiêng để nếu có đàm thì dễ trào ra ngoài.
Tuyệt đối không được tập trung nhiều người xung quanh trẻ vì có thể khiến trẻ bị thiếu oxi. Không cho trẻ ngậm vật cứng như muỗng mà mọi người thường nói, không vắt chanh vào miệng trẻ vì lúc này trẻ không nuốt được.
Bố mẹ cần phải là người chủ động quan sát kĩ các triệu chứng của trẻ khi bị co giật, là co giật toàn thân hay một bộ phận, trẻ có bị nôn ói trong khi co giật không? Sau đó, bạn cần đưa con mình đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời và có hướng điều trị tiếp theo. Lưu ý, khi gặp bác sĩ bạn cần báo rõ tình trạng của trẻ để bác sĩ nắm và chẩn đoán đúng.
Với 5 cách chăm sóc khi trẻ bị sốt siêu vi trên đây, cha mẹ có thể yên tâm phần nào khi con trẻ bị bệnh. Nếu chăm sóc tốt và chỉ là sốt siêu vi lành tính ở trẻ nhỏ thì trẻ sẽ nhanh hết sốt trong vòng vài ngày.
10 biểu hiện nguy hiểm và 5 nguyên tắc phòng bệnh trẻ sốt siêu vi Sốt siêu vi là một căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Nắng nóng là môi trường thích hợp để các chủng siêu vi phát triển và gây bệnh cho trẻ. Sốt ở trẻ nhỏ thường gây nhầm lẫn cho các bậc phụ huynh vì biểu hiện thường khác nhau. Trẻ sốt do mọc răng, sốt do viêm họng, viêm phổi, sốt xuất...