Mẹ Hà Nội và lần mổ đẻ “thập tử nhất sinh”: Máu chảy lênh láng khắp giường, phải cắt bỏ tử cung vì biến chứng nguy hiểm
Dù đã bình an sau ca sinh nở kinh hoàng, nhưng chị Nhạn (sống tại Hà Nội) vẫn hay gặp ác mộng mình phải đi cấp cứu, và máu cứ tuôn chảy không ngừng.
Mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc của nhiều phụ nữ. Thế nhưng không thể phủ nhận rằng trong thời gian này, nhiều mẹ sẽ gặp phải những biến chứng vô cùng kinh hoàng và có thể còn mất mạng nữa. Bởi thế, nhiều người vẫn thường nói rằng “cửa sinh là cửa tử”. Điều này vô cùng đúng với trường hợp của chị Nguyễn Thị Nhạn, 33 tuổi (sống tại Hà Nội), vì khi mang thai bé thứ 3, chị bị nhau tiền đạo và phải cắt bỏ cả tử cung.
Chia sẻ về câu chuyện sinh nở của mình, chị Nhạn cho biết cả 3 lần mang thai, chị đều được chỉ định mổ. 2 lần đầu tiên là do thai to, đến lần mang thai thứ 3 chị bị nhau tiền đạo nên cũng bắt buộc phải mổ: “Trước đó trong quá trình mang thai mình hoàn toàn bình thường, vẫn làm việc và đi du lịch. Đến tuần 22, bác sĩ có nói rau bám thấp và lan vào cổ tử cung nên hạn chế vận động mạnh, nên mình không đi nữa. Khi ở tuần 28 mình đi siêu âm thì được báo bị nhau tiền đạo”.
Chị Nhạn bên chồng con, lúc này chị đang mang bầu bé thứ 3 được 3 tháng.
Chỉ 2 tuần sau đó, khi đang ở nhà chị Nhạn bỗng bị máu chảy ra ướt hết quần và ga giường. Khi vào nhà vệ sinh thay đồ, chị thấy một cục máu đông to bằng lòng bàn tay chảy ra, nên đã vào viện cấp cứu. Lúc đầu chị Nhạn định vào viện mà mình đã đăng kí, nhưng về sau lại chuyển sang viện khác và được nằm theo dõi ở đấy từ tuần 30 đến 36: “ Khi vào viện, các bác sĩ bảo em bé trong bụng mới 30 tuần, có khả năng giữ được thêm nên cho mình uống thuốc và nằm theo dõi trên khoa sản. Trong 6 tuần nằm viện thì mình bị ra máu 8 lần luôn, nhưng sau khi khám bác sĩ đều nói cầm máu, rồi nằm chạy máy theo dõi. Nếu ổn lại về phòng dưỡng thai nằm giữ tiếp”, bà mẹ 3 con kể lại.
Video đang HOT
Hồi mang bầu bé thứ 3 chị Nhạn vẫn đi du lịch như bình thường, đến khi biết bị nhau tiền đạo thì chị hạn chế di chuyển nhiều.
Thế nhưng chỉ 1 tuần sau, vào tầm khoảng 6h sáng, chị Nhạn lại bị chảy máu không ngừng, nên phải mổ cấp cứu luôn. Thai nhi lúc đấy còn có biểu hiện suy thai, tim thai yếu. Còn chị bị huyết áp thấp và phải viết giấy đồng ý cắt bỏ tử cung cũng như chấp nhận mọi rủi ro.
May mắn là sau ca sinh mổ “thập tử nhất sinh” đó, con trai chị Nhạn đã chào đời bình an, khỏe mạnh ở tuần thứ 37. Còn chị cũng được về phòng nằm truyền nước, truyền kháng sinh. Thế nhưng 2 ngày sau chị lại phải cấp cứu tiếp vì thiếu máu. “Ngày đầu tiên mình được nằm truyền nước, giảm đau, kháng sinh và không có chuyện gì cả. Đến ngày thứ 2, bác sĩ khuyên dậy tập đi, mình vừa đứng lên được thì ngất lịm luôn, và lại phải cấp cứu tiếp vì bị choáng do thiếu máu. Bây giờ sức khỏe của mình đã ổn, nhưng đêm nào mình cũng mơ bị đẩy đi cấp cứu và máu cứ tuôn ra không ngừng”.
Bé Ken hiện đã được 2 tuần tuổi, trộm vía sức khỏe rất tốt.
Tuy phải trải qua ca sinh nở đầy nguy hiểm. Thế nhưng bà mẹ 3 con cho biết chị vẫn còn may mắn, vì nhiều mẹ khác còn không giữ được em bé, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nặng nề: “Suốt từ tuần 30 đến 36 mình nằm ở khoa sản và chứng kiến rất nhiều sản phụ bị giống mình, nhiều mẹ ra máu không cầm được ở tuần 22 – 24 – 27 – 30… Các mẹ vẫn bị cấp cứu, vẫn bị mổ đau mà lại thêm nỗi đau tinh thần vì mất con. Thương lắm!”, chị Nhạn trải lòng.
Theo Helino
Dụng cụ tránh thai khiến nhiều phụ nữ Ireland phải cắt bỏ tử cung
Cuộc đời Alana Nesbitt đảo lộn từ ngày cấy thiết bị Essure vào ống dẫn trứng, sau đó đau đớn đến mức phải cắt bỏ tử cung.
"Cảm thấy như có một con dao bên trong vậy", bà mẹ 39 tuổi ở Bắc Ireland nói.
Essure là thiết bị tránh thai dạng ống, làm từ sợi niken và polyester. Nó được cấy vào ống dẫn trứng, kích thích phản ứng viêm và tạo mô sẹo để ngăn trứng đến tử cung. Năm 2017, Essure bị rút khỏi thị trường Anh, nhà sản xuất là Công ty Dược phẩm Bayer, cho biết quyết định này "hoàn toàn thuần thương mại". Tại Mỹ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) ra lệnh cấm bán và phân phối Essure từ tháng 1/2019.
Dụng cụ tránh thai Essure. Ảnh: BBC.
Dù đã bị cấm, Essure vẫn để lại hệ quả cho nhiều phụ nữ. Nesbitt cho biết đã cấy Essure vào năm 2012, vài tháng sau bị đau bụng dữ dội. Ban đầu, Nesbitt nghĩ mình bị đau ruột thừa, sau được chuyển sang phụ khoa. Giờ đây, người phụ nữ nằm trong danh sách chờ phẫu thuật để lấy thiết bị tránh thai ra khỏi cơ thể. Do Essure gắn vào ống dẫn trứng, cách duy nhất để loại bỏ thiết bị là cắt ống dẫn trứng và đôi khi là toàn bộ tử cung.
Amy Speer, một bà mẹ bốn con đến từ Bangor, cũng đang chờ phẫu thuật cắt tử cung để lấy thiết bị tránh thai ra ngoài. Năm 2014, cô quyết định không sinh nở thêm nên cấy Essure. Từ đó, Speer liên tục đau đớn, "như thể đang chuyển dạ nhưng đau gấp bốn lần", "giống như bị đâm từ trong ra ngoài".
Kelly George ở Crossgar thì bị dị ứng với chất niken trong Essure sau khi đặt vào tháng 3/2014. Cô cho biết: "Tôi ban đầu khá ổn nhưng rồi bắt đầu đổ mồ hôi đêm và nổi mẩn trên da. Tôi cũng bị đãng trí, cảm thấy như mình đang ở một hành tinh khác dù trước đây chưa bao giờ bị như vậy".
George đã cắt bỏ ống dẫn trứng vào tháng 11 năm ngoái. Tuần trước, cô được phẫu thuật cắt tử cung.
Theo phát ngôn viên Bộ Y tế Bắc Ireland, một số bệnh nhân đã báo với chính quyền về sự cố liên quan đến Essure. Cơ quan này cũng cho biết Essure đã bị rút chứng chỉ an toàn từ năm 2017 và từ lâu không còn được khuyên dùng.
Nhà sản xuất Bayer khẳng định Essure vẫn an toàn và những phụ nữ đã cấy thiết bị "có thể tiếp tục tin dùng". Đại diện công ty tuyên bố: "Rủi ro và lợi ích của Essure không thay đổi, chúng tôi tiếp tục tin vào sự an toàn và hiệu quả của sản phẩm, những điều đã được chứng minh bởi hàng loạt nghiên cứu của Bayer và các nhà nghiên cứu y học độc lập trên hơn 200.000 phụ nữ trong hai thập kỷ qua".
Nguyễn Nam
Theo BBC/VNE
42 ngày sau sinh các mẹ có nên đến bệnh viện tái khám không và đây là câu trả lời của bác sĩ 42 ngày là thời gian tiêu chuẩn phục hồi sau khi sinh nhưng có nên đi tái khám lại không là câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc. Nhiều mẹ có thể tự cảm nhận cơ thể mình phục hồi rất tốt, nhưng thực tế, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra mới có thể biết chính xác tình trạng sức khỏe của...