Mẹ Hà Nội mang bầu người thâm tím vì tiêm, bác sĩ phải thắc mắc: “Đọc thần chú gì vậy?”
Để cứu được con, chị Phương đã chịu trên 300 mũi tiêm kín đầy 2 bàn tay, 2 cẳng tay, 2 bắp tay, 2 bắp đùi, mông và bất cứ chỗ nào có thể để có thể giữ được con, làm nên câu chuyện kỳ tích mà đến bây giờ nhiều bác sĩ vẫn còn nhớ mãi.
“Mẹ đặt tên con là Bently – Nguyễn Phúc Trường An bởi con là người anh hùng, là siêu nhân và là chiến binh dũng cảm của mẹ. Hành trình Ben đến bên mẹ là cả một cuộc chiến giữa ranh giới sự sống – cái chết và Ben là một chiến binh dũng cảm vượt qua bao khó khăn, vất vả cùng mẹ để có thể tới với thế giới này”, chị Nguyễn Quỳnh Phượng tâm sự với con.
Đến bây giờ đã hơn 1 năm trôi qua nhưng chị Phượng vẫn nhớ mãi về hành trình mang thai lần thứ 3 của mình với muôn vàn khó khăn và nước mắt. Nhiều lần chị hốt hoảng vì bị ra máu, vỡ ối sớm. Để có thể giữ được Ben là cả một quá trình dài, chị phải chịu 300 mũi tiêm kín cơ thể để có thể làm nên điều kỳ tích mà các bác sĩ hay nói “thai này giữ được là kỳ tích”.
Tổ ấm nhỏ của chị Phượng.
300 mũi tiêm và 33 tuần mang thai ngập trong nước mắt
2 là số ngày chị Phượng phải nằm cấp cứu vì ra máu lần 1 và cũng là số tuần 2 mẹ con chị nằm viện cấp cứu lần 2. Còn 3 là số lần mẹ con chị phải vào viện tình trạng cấp cứu một mình. 4 là số tuần lần đầu tiên chị đi siêu âm bác sĩ bảo túi ối nằm quá thấp, sát vết mổ cũ, theo dõi 1 tuần nếu không tiến triển thì đình chỉ vì có quá nhiều nguy cơ, trong đó nguy cơ nặng nhất là cắt toàn bộ cổ tử cung.
Và những con số ấy cứ tăng lên theo các tuần thai của chị với không biết bao nhiêu lo lắng để có thể giữ được con từ xét nghiệp Triple Test thuộc nhóm có nguy cơ cao đến thiếu ối rồi vỡ ối chỉ mới 25 tuần. Đặc biệt tình trạng của chị là nặng nhất và cần lưu ý nhất khoa vì trên thế giới lúc bấy giờ không có thuốc điều trị. Với ý chí và sự kiên cường, 2 mẹ con chị đã vượt qua tất cả đến 33 tuần khiến các bác sĩ phải bất ngờ bởi kỳ tích đã xảy ra.
Chị Phượng gặp muôn vàn khó khăn khi mang thai.
Nhớ lại ngày ấy của hơn 1 năm về trước, chị Phượng cho biết, vợ chồng chị kết hôn năm 2009. Anh chị đã có 2 con gái nhưng cả 2 lần mang bầu đi sinh đều vô cùng thuận lợi. Vậy mà khi mang bầu bé thứ 3 ở tuổi 35 sau 10 năm kết hôn, bao khó khăn lại đến với chị. Ngay từ khi đi siêu âm lần đầu, bác sĩ đã nói với chị rằng “thai này giữ rất vất vả” vì chị đã mổ 2 lần trước. Chưa kể chị bị tụ dịch dưới màng nuôi, 75% túi ối là khối dịch không đồng nhất.
8 tuần, chị hoảng sợ, tinh thần bắt đầu không ổn định vì ra máu và 12 tuần chị như ngồi trên đống lửa khi bị ra máu ồ ạt, phải vào viện cấp cứu gấp. Thời gian đó, bác sĩ điều trị cho chị đã nói rằng “thai này giữ được là kỳ tích”.
“16 tuần, mình xét nghiệm Triple test thuộc nhóm nguy cơ cao con bị down. Mình khóc mếu máo, run lẩy bẩy gọi điện cho bác sĩ điều trị rồi vào viện làm xét nghiệm. Một tuần chờ đợi mẫu máu được gửi sang Hồng Kông dài như một thế kỷ đến khi nhận kết quả xét nghiệm hoàn toàn mình thường mình vỡ òa, lại tiếp tục hy vọng một lần nữa. 20 tuần mình đi khám bác sĩ bỏ 2 từ dọa sảy trong phiếu siêu âm mình vui mừng khôn xiết”, chị Phương nhớ lại.
Tuy nhiên niềm vui chưa được trọn vẹn bao lâu thì chị tiếp tục đối diện với muôn vàn khó khăn khi 22 tuần con nhẹ cân hơn so với tuổi thai, phải khám chuyên sâu hình ảnh để kiểm tra đánh giá mức độ. 23 tuần, chị bị thiếu ối phải vào viện cấp cứu lần 2 và phải nằm viện 2 tuần ối mới trở lại bình thường. Thế nhưng mới về nhà được 4 ngày, chị phải hốt hoảng nhập viện cấp cứu lần 3 vì bị vỡ ối khi thai mới được 25 tuần.
“5h sáng mình run rẩy vào viện. Lên khoa bác sĩ nói với vợ chồng mình rằng vỡ ối hiện tại trên thế giới chưa có phác đồ điều trị, cách duy nhất chỉ là tiêm kháng sinh phòng chống nhiễm khuẩn. Vỡ ối có quá nhiều rủi ro trong quá trình điều trị vì không có ối em bé sinh ra sẽ hạn chế vận động, mất tim thai bất cứ lúc nào.
Bác sĩ giải thích ối là do nhu cầu tự em bé sản sinh ra, nếu vợ chồng mình chấp nhận rủi ro thì ký giấy cam kết điều trị, chờ vào may mắn thôi còn không thì ngậm thuốc cho con ra. Nghe đến đây tim mình ngừng đập, mắt mờ đi, chân không còn đứng vững, mình như đứt từng khúc ruột”, chị Phượng rưng rưng.
Video đang HOT
Chị bị vỡ ối sớm mà trên thế giới không có phác đồ điều trị.
Chị Phương tâm sự, khoảng thời gian đó vợ chồng chị chỉ biết động viên nhau, đành chấp nhận số phận, sẽ làm hết sức có thể dù biết không còn cơ hội. Ngày nào chị cũng nói chuyện với con cầu xin con đừng bỏ chị lại một mình và tin con nhất định sẽ chiến đấu kiên cường. Quá trình điều trị chị Phương được đổi 3 loại kháng sinh, dù kháng sinh cao nhất, đắt tiền nhất nhưng bạch cầu vẫn cao. Trong lúc cánh cửa hy vọng gần như đóng lại, may mắn 28 tuần, bác sĩ tìm ra loại kháng sinh phù hợp với cơ thể chị và chị dùng liên tục trong 6 tuần mà không hề có dấu hiệu nhiễm khuẩn hay nhờn thuốc.
Kỳ tích trở thành hiện thực, bác sĩ cũng phải cảm phục
Chị Phượng thổ lộ, quá trình giữ thai chị phải chịu trên 300 mũi kim đâm vào cơ thể khắp 2 bàn tay, 2 cẳng tay, 2 bắp tay, 2 bắp đùi, mông, và khắp cơ thể. Trung bình cứ 2-3 mũi/ngày, ngày nhiều cũng 7-8 mũi kim, chưa kể bị vỡ ven, chệch ven.
Cả thai kỳ chị phải chịu hơn 300 mũi tiêm.
Bao nhiêu ngày nằm viện, trong khi mọi người cảm nhận được những lần máy của con thì chị tủi thân khi con ít cử động dần đi vì không có ối chật chội. Ngày nào cũng vậy ngoài khóc, chị không dám ngủ bởi sợ nếu thức dậy không còn được nghe tim thai nữa. Thậm chí, dù liên tục có cơn đau đẻ nhưng chị vẫn phải cắn răng chịu đau vì chị biết đau là đẻ và đẻ là xác định mất con. Chị liên tục đọc kinh, niệm phật, cầu bình an cho con. Khoảng thời gian đó chị là bệnh nhân theo dõi đặc biệt nhất của khoa nên các bác sĩ, y tá, điều dưỡng đều biết tới.
“Khi đạt mốc 28 tuần rồi mỗi tuần trôi qua mình lại lạc quan hơn tuần trước. Mỗi lần đi buồng tất cả các bác sĩ, nhân viên của khoa sản bệnh A4 đều bảo quá may mắn kì tích, vỡ ối 8 tuần nhưng không hề nhiễm khuẩn, đáp ứng thuốc tốt, thai phát triển như thai kì bình thường. 32 tuần là lịch mổ nhưng đi siêu âm chỉ số ối lên, bác sĩ hoãn tiếp tục cho mình theo dõi thêm. Sang tuần 33, bác trưởng khoa còn bảo “Phượng đọc thần chú gì vậy em mách cho các bạn với”, chị Phượng cười.
Bé chào đời nặng 2kg do thiếu ối nên chân trái bị vẹo, đầu gối cứng không duỗi được.
33 tuần 1 ngày kết thúc những ngày tháng sống trong cảm giác ngàn cân treo sợi tóc mong manh, cân não, chị Phượng được bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Và bé Ben chào đời vào ngày 25/10/2019, nặng 2kg khiến chị vỡ òa hạnh phúc. Chẳng hiểu sao nước mắt chị cứ lăn dài 2 bên má bởi chưa một giây phút nào từ khi mang thai chị dám nghĩ có ngày được nghe tiếng khóc con. Cuối cùng kỳ tích đã trở thành sự thật.
“Bác sĩ Vinh trưởng khoa, bác sĩ Cường – Bs chính của phòng mình nằm, bác sĩ Đạo theo dõi từ đầu thai kỳ cho mình đến lúc sinh, bác sĩ Thư và rất nhiều người đã giúp mẹ con mình cán đích thành công.
Ca sinh của mình thai ngược, cạn ối, rau tiền đạo bám mép, dính vết mổ cũ. Chưa kể áp lực quá nên nhịp tim mình loạn, huyết áp các chỉ số trong lúc mổ không tốt, các bác sĩ phải liên tục phải cho sử dụng thuốc. Bình thường mỗi ca mổ chỉ 20-30 phút nhưng ca mổ của mình hơn 1h chưa xong. Do cạn ối lâu ngày lên 1 chân trái của con vẹo lên trên, đầu gối cứng không duỗi thẳng được”, chị Phượng chia sẻ.
Mặc dù sau sinh nuôi con gặp nhiều khó khăn nhưng đối với chị Phượng chẳng đáng là bao so với khó khăn khi mang bầu của chị. Chị hạnh phúc vì cuối cùng con đã chào đời bình an, ở bên cạnh bố mẹ. Sau 6-7 tháng tập vận động, đầu gối và chân của bé cũng bình thường như bao đứa trẻ khác.
Sự thật về thực dưỡng đang lan tràn trên mạng
Hết thực phẩm chức năng chữa bách bệnh, kể cả ung thư, giờ lại đến thực dưỡng...
Thưc phâm thưc dương (macrobiotic diet) đươc quang ba tran ngâp trên mang.
Tin theo thực dưỡng
Tháng 7, bé gái 30 tháng tuổi được Bệnh viện Trung ương (BVTƯ) Thái Nguyên chẩn đoán mắc ung thư (UT) bạch cầu (Leucose, Leucemie) cấp tính, tình trạng tủy xương sản sinh lượng bạch cầu quá lớn và giải phóng vào máu quá nhiều bạch cầu non không đủ sức chống đỡ vi khuẩn, thiếu hồng cầu và tiểu cầu do sản sinh hai dòng này bị lấn át.
BV đề nghị chuyển cháu về Viện Huyết học - Truyền máu TƯ (Hà Nội) nhưng mẹ của bé quyết định bỏ Tây y và tìm mua đồ ăn thực dưỡng (TD) trên mạng để chữa bệnh cho bé. Người bán hàng quả quyết, UT máu trẻ em là thách thức đối với Tây y, còn với TD không có khó khăn gì.
Người này còn khẳng định, nếu theo TD ngay từ đầu, khi Tây y chưa can thiệp, bé gần như chắc chắn được cứu sống. Mẹ của bé lập tức áp dụng TD, cho con nhai gạo sống, ăn cơm gạo lứt với tương Tekka (tương Nhật gồm rễ ngưu bàng - một vị đông dược họ cúc, cà rốt, củ sen, củ cải, dầu mè, gừng trộn tương miso - giống tương đậu Việt Nam), nhai trà thất vị (gồm nhiều loại gạo và đỗ rang lên), ăn tương sắn dây...
Do mẹ vẫn còn cho bé bú nên cũng phải ăn theo công thức TD số 7 (cơm gạo lứt, rau và tráng miệng) để "phối hợp" chữa bệnh. Người bán hàng quả quyết rằng, nếu làm đúng hướng dẫn, bé sẽ khỏi bệnh khi các vết bầm tím trên da biến mất vì bầm đen là máu độc. Tuy nhiên, khi các vết bầm tím trên da chưa hết, bé đã ra đi.
TS Đỗ Huyền Nga - Phụ trách Khoa Nội hệ tạo huyết, BV K (Hà Nội) - chia sẻ, rất đáng tiếc khi gia đình đã tự bỏ đi cơ hội điều trị cho cháu. Leucemie là một trong những UT phổ biến nhất, chiếm khoảng 1/3 tổng số UT ở trẻ. Nếu được điều trị sớm, tỉ lệ sống trên 5 năm có thể lên tới 80% và rất nhiều bệnh nhi đã được điều trị ổn định, hòa nhập cuộc sống, học tập, làm việc...
Thực chất thì những bầm tím của bé không bao giờ khỏi được, trừ phi dùng thuốc ức chế tăng sinh bạch cầu. Đó chính là những đám, mảng xuất huyết dưới da, hậu quả của tình trạng thiếu tiểu cầu trầm trọng, gọi là hội chứng xuất huyết trong các hội chứng của bệnh Leucemie.
Chỉ khi dùng thuốc làm dòng bạch cầu bớt sản sinh vô tổ chức, sẽ hồi phục khả năng sản sinh tiểu cầu (và hồng cầu), khi số lượng tiểu cầu đạt đủ mới hết xuất huyết dưới da (trong bệnh này chức năng sản sinh tiểu cầu và hồng cầu của tủy xương vẫn bình thường, chỉ bị lấn át).
Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai (Hà Nội) nhận nữ bệnh nhân 59 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, đau bụng dữ dội, cơ thể suy kiệt. Xét nghiệm thấy nhiễm toan chuyển hoá rất nặng, men gan lên tới hàng nghìn đơn vị/lít. Bình thường, điều hòa và ổn định độ pH (7,35 - 7,4) của cơ thể chủ yếu do các ion vô cơ: Bicarbonate (HC03-), natri, kali, clorua...
Toan chuyển hóa, tức là pH chuyển thấp về phía axit, biết được khi xét nghiệm nồng độ Bicarbonate và axit Lactic (sinh ra do chuyển hóa đường, nhiều nhất khi hoạt động cơ bắp kéo dài, "thủ phạm" gây chuột rút khi nồng độ tăng cao). Bình thường nồng độ Bicarbonate từ 22 - 26 mmol/lít và máu động mạch có 0,4 - 0,8 mmol/lít axit Lactic, máu tĩnh mạch có 0,5 - 2,2 mmol/lít, nếu Bicarbonate giảm và Lactic tăng lên trong máu là nhiễm toan.
Bình thường, chỉ số hai men gan cơ bản là ALT (SGOT) và AST (SGPT) ở khoảng 40 U/L. Men gan tăng cao khi tế bào gan bị phá hủy mạnh, giải phóng các men vào máu... Ngay lập tức bệnh nhân được lọc máu liên tục, thở máy, chống toan chuyển hóa cấp tốc, nhưng đã ra đi sau 4 ngày điều trị tích cực.
Bà mắc tiểu đường từ 2 năm trước và vẫn đều đặn uống thuốc theo đơn của BS. Gần đây, bà đột nhiên bỏ thuốc tiểu đường, chuyển sang ăn TD. Suốt 2 tháng qua, bà chỉ ăn gạo lứt, muối vừng, sữa hạt (làm từ các loại hạt, như sữa đậu nành; có đến 19 loại) và ngồi thiền. Hậu quả là suy kiệt nặng, sút 7kg, tình trạng đau bụng (do nhiễm toan) tăng dần, đến khi không chịu nổi mới vào viện cấp cứu.
Thực dưỡng là gì?
TD (macrobiotic diet, macrobiotics) là chế độ ăn kiêng hợp mốt và dưỡng sinh theo công thức cố định dựa trên ý tưởng về một số thực phẩm, được Thiền tông - một tông phái của Phật giáo Đại Thừa - đúc rút. Chế độ ăn này xem trọng cân bằng âm, dương của thực phẩm (TP) và dụng cụ nấu nướng.
Nguyên tắc chính của TD là giảm các TP từ động vật, ăn TP được trồng tại địa phương đang trong mùa và ăn có chừng mực. Khởi xướng TD là BS quân y Sagen Ishizuka (1850 - 1909), người Nhật, kế thừa là George Ohsawa (1893 - 1966), Michio Kushi - người Nhật và William Dufty, Edward Esko - người Mỹ. Do George Ohsawa dày công nhất lên thường gọi là phương pháp TD Ohsawa.
Để dần thích nghi với chế độ ăn không đạm, những công thức (CT) TD ban đầu vẫn có đạm, nhưng giảm dần và loại bỏ ở những công thức sau.
Thực phẩm TD có 6 loại: Gạo lứt, rau củ quả, rau sống, trái cây, thịt, canh, súp, đồ ngọt tráng miệng và theo đúng thứ tự trên tỉ lệ 6 loại thức ăn này thay đổi theo 10 CT khác nhau. Từ CT số 7 - 10 đạm không còn trong thành phần ăn và CT số 7 (70% gạo lứt, 20% rau củ quả, 10% đồ tráng miệng) gọi là "tiết thực", được cho là hiệu quả vô song, giúp trừ mọi bệnh tật?
Như vậy, TD ở cấp độ cao chính là ăn chay hẹp vì TP quan trọng nhất buộc phải có là gạo lứt (có thể thêm vừng, hạt sen, yến mạch, kiều mạch, hạnh nhân, óc chó) trong khi thực phẩm ăn chay chỉ cần là tinh bột, không nhất thiết chỉ gạo lứt.
Ăn TD được cho là gần với tự nhiên hơn do TP càng ít chế biến và dùng càng ít gia vị, phụ gia công nghiệp càng tốt, không ăn quá nhiều rau, quá nhiều thịt, quá nóng, quá lạnh, quá mặn, quá cay... Tuy nhiên, những người chủ trương đặt ra 7 điều kiện để TD thành công thì lại nảy sinh nhiều mâu thuẫn và có màu sắc siêu hình (metaphysic).
Đó là không cảm thấy mệt mỏi, luôn có cảm giác ngon miệng khi ăn, cố gắng tạo cho mình một giấc ngủ sâu và ngon, rèn luyện trí nhớ tốt, sống vui vẻ, cởi mở với mọi người; luôn bình tĩnh để có quyết định đúng trong mỗi việc làm, phải có niềm tin tuyệt đối vào cách ăn đang áp dụng.
Hiện nay, không ít người coi TD là chữa bệnh không dùng thuốc, phẫu thuật không dùng dao và nhan nhản người nhận mình là chuyên gia TD. Họ lập luận rằng, bệnh tật không phải ở bên ngoài xâm nhập cơ thể, mà có nguồn gốc từ ăn sai, nên sinh ra nhiều chất độc tích lũy lâu dài, làm cơ thể mất cân bằng âm dương, phát sinh bệnh tật.
Muốn chữa bệnh, trước hết phải ăn thực phẩm tinh khiết, không bị nhiễm độc bởi nhân tạo, không quá âm hay dương, khi cơ thể cân bằng âm dương, bệnh tật theo lẽ tự nhiên sẽ không có. Tuy nhiên, để có được hiệu quả, bệnh nhân phải trải qua thử thách lớn và phải có đức tin, ý chí mới có thể gặt hái được kết quả tốt đẹp, thấy được nhiều sự kỳ diệu không ngờ?!
Những người theo quan điểm "bỏ đói tế bào UT" thấy TD như một đồng sàng. Một ca UT dạ dày, dùng CT TD số 7 kết hợp nhịn ăn và uống café, vào viện khi sụt 20kg, suy kiệt, da bọc xương, toan chuyển hóa nặng.
Các "thánh" TD bảo đó là biểu hiện thải độc. GS Mai Trọng Khoa - nguyên Phó Giám đốc BV Bạch Mai - cho biết, hiện rất nhiều người ăn TD để bỏ đói tế bào UT. Cách này hết sức nguy hiểm vì dễ chết do suy kiệt, rối loạn chuyển hoá, chưa kể cơ thể thiếu chất nên hệ miễn dịch suy yếu, làm UT phát tác nhanh hơn.
Hiện không có bằng chứng TD hữu ích cho người UT hoặc các bệnh khác. Hiệp hội UT Mỹ và Tổ chức nghiên cứu UT Anh khuyên không nên áp dụng chế độ ăn này vì có thể gây hại.
BS Ngô Đức Hùng - Khoa Hồi sức cấp cứu, BV Bạch Mai, Hà Nội - thẳng thắn rằng, tuyên truyền TD chữa UT là tội ác. Anh thông tin, hầu như ngày nào cũng có người vào cấp cứu do ăn TD và họ mắc đủ thứ bệnh cho đến người không bệnh tật gì. Một nam 40 tuổi, xơ gan, dùng TD và uống thuốc nam, vào viện da vàng như nghệ, hôn mê.
Phải lọc máu mất vài trăm triệu đồng mới qua được nguy kịch, nhưng gan xơ nặng thêm và gan gần như mất hết chức năng! Cô gái trẻ tên L, suy kiệt sau khi dùng TD số 7, phải nhập viện cấp cứu.
Cộng đồng TD đổ lỗi rằng cô ăn không đúng, rằng TD nghiêm cấm online và dùng dầu gội có hóa chất? Một nữ bệnh nhân 61 tuổi, ngừng tuần hoàn sau ăn gạo lứt, muối vừng 41 ngày. Được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân may mắn qua khỏi.
Hết thực phẩm chức năng chữa bách bệnh, giờ lại đến thực dưỡng...
Trẻ sinh non yếu ớt, bố mẹ cũng bị ảnh hưởng, vậy làm sao để giảm nguy cơ sinh non? Sinh những em bé khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng là ước mơ của bất cứ mẹ bầu nào. Vậy bạn cần làm gì để giảm nguy cơ sinh non? Mẹ bầu nào cũng mong muốn có thể sinh được đứa con khỏe mạnh, đủ ngày đủ tháng. Vậy bạn cần làm gì để giảm nguy cơ sinh non? Trước tiên, hãy tìm...