Mẹ già qua đời, con cháu quyên góp 100 triệu giúp bệnh nhân nghèo
Khi chăm sóc mẹ ốm nằm viện, anh Quý chứng kiến nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nên mong giúp đỡ phần nào.
Sau một tháng người mẹ 85 tuổi qua đời, ngày 30/8 gia đình anh Nguyễn Văn Quý, TP HCM đến Bệnh viện Quân y 175 trao số tiền 100 triệu đồng để giúp những bệnh nhân khó khăn. “Trong thời gian vô ra chăm mẹ ở viện, chứng kiến nhiều hoàn cảnh rất tội nghiệp nên sau khi lo xong tang lễ của mẹ, các anh em bàn nhau quyên tiền giúp đỡ”, anh Quý chia sẻ.
Đây cũng là tâm nguyện của mẹ anh Quý thuở sinh thời.
Mẹ anh Quý trước đây mắc bệnh tim và huyết áp, xương khớp, tai biến mạch máu não, phải can thiệp đặt stent… nên có thời gian dài gắn bó với bệnh viện. Gia đình càng thấu hiểu hơn những vất vả mà các bệnh nhân phải trải qua.
Anh Quý đại diện gia đình trao 100 triệu đồng giúp đỡ bệnh nhân khó khăn tại Bệnh viện Quân y 175. Ảnh: Lê Phương.
Đại tá, tiến sĩ Trần Quốc Việt, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 cho biết bệnh viện tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ. Có trường hợp vô danh được người đi đường đưa vào cấp cứu. Sau khi mổ cấp cứu lấy máu tụ, bệnh nhân hôn mê kéo dài, viêm phổi, loét tỳ đè, suy kiệt khiến các y bác sĩ trong viện phải thay nhau chăm sóc rất vất vả. Hiện số tiền điều trị bệnh viện tạm ứng hơn 130 triệu đồng.
Video đang HOT
Sau hơn 2 tháng được y bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 cưu mang với chi phí điều trị hơn 130 triệu đồng, bệnh nhân vẫn chưa có người thân đến nhận. Ảnh: Lê Phương.
Bên cạnh những bệnh nhân vô danh, không ít trường hợp có người thân chăm sóc nhưng không đủ khả năng chi trả. “Quan điểm của bệnh viện là dù bệnh nhân có tiền hay không vẫn cố gắng điều trị công bằng. Nhiều trường hợp bệnh viện phải đứng ra xoay sở, kêu gọi mạnh thường quân chung tay giúp đỡ nhưng nguồn lực còn khá hạn chế”, bác sĩ Việt chia sẻ.
Dự kiến cuối tháng 9, Bệnh viện Quân y 175 thành lập ban công tác xã hội, kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ nhiều bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Nuốt phải pin cúc áo nguy hiểm như thế nào
Pin cúc áo làm thủng thực quản trong vòng hai giờ nếu em bé không may nuốt phải, hậu quả nặng nề dù bác sĩ nhanh chóng lấy ra.
Năm 2013, Summer Steer (Australia) 4 tuổi qua đời vì mất máu nghiêm trọng sau vài ngày nuốt phải một cục pin cúc áo. Trước đó, cô bé giấu với gia đình nên không ai biết Summer đã ăn thứ gì. Summer được đưa đến bệnh viện khi có các đợt xuất huyết nặng. Đến lúc cô bé qua đời, đội ngũ y tế tìm thấy cục pin cúc áo mắc lại thực quản bệnh nhi.
Bé Summer Steer qua đời khi mới 4 tuổi do nuốt phải pin cúc áo. Ảnh: Sunshine Coast Daily.
Cái chết của Summer dấy lên nhiều câu hỏi về việc sử dụng pin cúc áo tại các gia đình có con nhỏ. Theo The Conversation, tai nạn ở trẻ em liên quan đến pin cúc áo xuất hiện từ những năm 1970, ngày nay càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng do lượng sản phẩm sử dụng loại pin này tăng lên (như đèn pin, điều khiển từ xa, chìa khóa ôtô, đồ trang trí, nến nhân tạo). Những cái chết thương tâm xảy ra do trẻ nuốt phải các loại pin 3V với chiều rộng tầm 20 mm. Các loại pin nhỏ hơn cũng có thể gây ra những vết thương rất nặng.
Pin cúc áo có thể gây tổn thương như thế nào
Khi một viên pin tròn tầm 1,2 V trở lên khi lọt vào môi trường ẩm bên trong cơ thể người (thường là tai, mũi hoặc thực quản), dòng điện sẽ được sản sinh ra. Nó phá vỡ các phân tử nước, sinh ra hydroxide và khí hydro.
Các phân tử ion hydroxide ăn mòn mô và gây ra hiện tượng "hoại tử nước". Các loại pin lithium tuổi thọ lên tới 10 năm và có thể sản sinh ra dòng điện đủ lớn để giết người kể cả khi không còn hoạt động. Khác với các loại pin tròn, pin trụ thường khó nuốt hơn, hai đầu pin cũng xa nhau và nếu lỡ nuốt thì có thể trôi qua các cơ quan mà không mắc lại.
Pin cúc áo trẻ con dễ nuốt phải nên rất nguy hiểm. Ảnh: Kezi.
Hầu hết tai nạn liên quan đến pin cúc áo do pin mắc lại thực quản và ăn mòn động mạch chủ hoặc các mạch máu chính khác, gây xuất huyết nghiêm trọng. Nhiều trẻ tử vong, một số khác tuy còn sống nhưng cũng chịu nhiều chấn thương nặng nề.
Pin cúc áo có thể làm thủng thực quản trong vòng hai giờ nên dù nhanh chóng được bác sĩ lấy ra vẫn để lại hậu quả. Trẻ nuốt pin cúc áo thường phải điều trị lâu dài, thậm chí phải mổ.
Làm gì khi trẻ nuốt phải pin cúc áo
Cố gắng giữ pin cúc áo khỏi tầm tay trẻ em. Hạn chế mua sản phẩm sử dụng loại pin này hoặc nếu bắt buộc phải mua thì chọn loại tuổi thọ cao đồng thời giữ pin cẩn thận.
Khó phát hiện khi trẻ nuốt hay nhét pin vào người do các triệu chứng giống với một số bệnh thường gặp khác. Vì thế, cần để ý xem bé có ho mạnh tăng dần, chảy nước dãi, nôn, bỏ ăn, nôn ra máu (bãi nôn màu đỏ hoặc đen), chảy mủ từ mắt, tai, mũi hoặc bị sốt hay không. Nếu có, hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.
Ngọc Khuê
Theo Vnexpress
Chỉ vì 1 sai lầm của mẹ khi chế biến sữa đậu nành, con gái đã tử vong sau khi uống Cô bé đã bị trúng độc nghiêm trọng sau khi uống sữa đậu nành vào buổi sáng mà nguyên nhân sâu xa xuất phát từ 1 sai lầm của mẹ trong quá trình chế biến. Sữa đậu nành có nhiều ích lợi, đó là điều mà ai cũng biết, nhiều người thậm chí đã mua máy làm sữa đậu nành vì muốn thưởng...