Mẹ già một đời lận đận với con tật nguyền
Dẫu ở cái tuổi “gần đất, xa trời” nhưng chưa bao giờ cụ được ngủ tròn giấc bởi đứa con bị nhiễm chất độc da cam suốt ngày cứ la hét, than khóc, cụ đang canh cánh một nỗi lo nếu cụ mất thì sẽ không có ai thay cụ chăm sóc con.
Sau nhiều lần dò hỏi đường, chúng tôi mới tìm được nhà cụ Bùi Thị Quyên. Căn nhà của cụ nhỏ xíu, chật chội nằm lọt thỏm ở số 7, đường Lê Chưởng, khu phố 1, phường 1, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.
Trong góc phòng tối om, chị Trần Thị Minh Thúy (con gái cụ Quyên) nằm vật vã trên một chiếc giường hẹp, khuôn mặt nhăn nhó, đôi mắt cứ ngơ ngác nhìn người lạ. Chị Thúy bị nhiễm chất độc da cam từ nhỏ, không thể chủ động được chuyện sinh hoạt cá nhân nên cụ Quyên hàng ngày phải lọm khọm ở bên cạnh để chăm sóc. Nhìn tấm thân èo uột, chân tay co quắp của chị Thúy khiến ai chứng kiến cũng phải động lòng.
Suốt mấy chục năm qua, cụ Quyên đã nhiều phen đau đớn vì con, mỗi khi trái gió, trở trời là con cụ lên cơn đau, than khóc. Rất nhiều lần con gái cụ lên cơn co giật, đấm đá làm cụ Quyên ngã ngửa. Thấy con ăn cụ cũng khóc, con ngủ, con cười…cụ cũng khóc cạn nước mắt, tim can thắt lại như xát muối. Có lẽ, cho đến khi nhắm mắt, số phận cụ Quyên cứ mãi lận đận theo đứa con bị bệnh và cũng chẳng khi nào cụ được yên lòng.
Hai bà cụ tuổi đã cao ngày ngày phải ở bên chăm nom cho đứa con bị dị tật
Bế con lên chiếc xe lăn để đẩy ra ngoài hiên cho có ánh sáng, cụ Quyên nghẹn ngào nói: “Chân tay cháu bị dị tật nặng nên co quắp, phải đi lại bằng xe lăn. Nói năng thì không rõ, cứ ú ớ rứa thôi. Nhưng bình thường, nó ngoan lắm, ai dỗ cũng biết vâng lời, nhớ rành rọt. Chỉ mỗi khi lên cơn đau là cháu cứ than khóc, la hét. Những khi như vậy tui phải trấn an con, cũng nhiều phen mẹ con ôm nhau khóc chứ chẳng làm được việc gì”.
Hàng chục năm qua, cụ Quyên chưa bao giờ được thanh thản
Cụ Quyên năm nay đã gần 90 tuổi, mái tóc bạc trắng, da mặt nhăn nheo. Cụ sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng ở thôn Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh. Đau xót trước sự hi sinh của người anh và em trai, nhưng cụ vẫn quyết định lên đường tham gia cách mạng. Những năm kháng chiến, người con gái dũng cảm ấy cùng đồng đội lập nên nhiều chiến công khiến kẻ thù phải nhiều phen khiếp sợ. Ghi nhận những thành tích của cụ, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhất cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.
Tưởng chừng nỗi đau chiến tranh sẽ lùi xa theo tiếng bom đạn. Thế nhưng, ngày hòa bình, cụ Quyên lại đối diện với bi kịch lớn nhất trong đời người phụ nữ. Ba lần mang thai, hai lần hài nhi cụ sinh ra dị dạng và vội vã từ trần. Càng chịu mất mát, cụ càng khao khát có một đứa con để bầu bạn, chăm sóc khi tuổi già. Lần thứ 3 mang thai, nỗi đau quá lớn lại thành hình. Đứa con mang nặng di chứng chiến tranh, gương mặt và chân tay gần như dị dạng. Trước cám cảnh ấy, chồng cụ Quyên quay bước ra đi.
“Nhiều lúc thấy uất hận cho số phận mình, tui cũng muốn chết đi cho nhẹ nợ. Nhưng nghĩ lại, tui chết thì lấy ai lo cho đứa con gái tội nghiệp này nên đành phải gắng gượng mà sống cho đến bây giờ. Tui cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa” – rưng rưng nước mắt, cụ Quyên chia sẻ.
Cụ Quyên đã bao phen khóc cạn nước mắt trước đứa con bị nhiễm chất độc da cam
Từ ngày chồng bỏ hai mẹ con ra đi, cụ gần như sống trong lặng câm. Nhìn đứa con tật nguyền, cụ tự nhủ mình phải đứng lên, làm lụng để trang trải cuộc sống. Minh Thúy mỗi ngày một lớn nhưng chỉ có thể nằm một chỗ, khóc xong lại cười … Đặc biệt, cô không cho cụ Quyên rời nhà nửa bước. Tuổi ngày càng già yếu, cụ không biết làm gì để nuôi con. Trăn trở mãi, cuối cùng cụ mở một quán bán bánh kẹo nhỏ, tiết kiệm từng xu để trang trải cuộc sống và thuốc thang cho con. Thế nhưng, chưa ấm chỗ ở quán nước thì nghe tiếng kêu khóc của con vọng ra từ trong nhà, người phụ nữ gần 90 tuổi lại phải lật đật chạy vào trấn an con. Hai mẹ con cụ đã dần quen với bữa ăn đạm bạc qua ngày. Chẳng mấy chốc hơn 45 năm trôi qua, cụ Quyên đã mắt mờ, chân yếu. Cô con gái của cụ cũng già dặn hơn nhưng vẫn quắt queo nằm một chỗ.
Video đang HOT
Đã thế, nhìn ngôi nhà cụ ở mới thấy thật thảm thương. Trải qua bao mùa mưa bão, căn nhà đang xuống cấp từng ngày, khi mưa to, gió lớn, mái nhà lại dột nát, nước từ đường phố tràn vào lênh láng. Nhưng cụ chưa có tiền sửa sang bởi số tiền thu được từ gánh hàng nước không đủ để lo thuốc thang cho đứa con tội nghiệp của cụ thì lấy đâu dư giả để sửa nhà. “Cháu nó sợ nước lắm. Mỗi lần đánh răng, rửa mặt cho nó còn khó. Thấy mưa gió thế này, cháu nó khóc than riết thôi. Ước gì mẹ con cụ có một mái nhà đàng hoàng” – cụ Quyên chia sẻ.
Sau lần bị tai nạn, việc đi lại của cụ Quyên càng trở nên khó khăn
Để giảm bớt sự cô đơn, cụ Quyên đã tìm gặp, nài nỉ bà Lê Thị Chính – người họ hàng bên ngoại cũng đang sống đơn chiếc về ở cùng để đỡ đần bớt công việc và giành thời gian chăm sóc cho con. Hàng tháng, cụ trích từ đồng tiền lương ít ỏi của mình để trả công cho bà Chính. Mọi việc chưa kịp êm xuôi thì cuối năm 2012, cụ Quyên bị tai nạn. Sau nhiều ngày dài điều trị, cụ không thể đi lại nhanh nhẹn như trước. Ngày ngày, người phụ nữ già yếu phải vịn tay vào chiếc ghế nhựa để di chuyển trong nhà. “Giờ thì tui chỉ có thể bán hàng và làm việc lặt vặt như: cho con ăn, xoa bóp, rửa mặt…cho con mà thôi. May mà Thúy nó biết nên không quấy khóc như xưa” – cụ Quyên ngậm ngùi.
Quệt ngang dòng nước mắt chảy dài trên đôi gò má, cụ Quyên bảo, cực khổ nhiều rồi nên tui cũng quen dần. Dẫu vậy, chúng tôi biết rằng có một nỗi trăn trở đang ngày càng lớn trong lòng cụ: “Không biết nếu cụ nhắm mắt, xuôi tay thì ai sẽ chăm sóc cho con?”. Nhiều năm nay, không đêm nào cụ Quyên tròn giấc vì nỗi âu lo ấy!
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 1183: Cụ Bùi Thị Quyên, số nhà 7, đường Lê Chưởng, Khu phố 1, Phường 1, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. ĐT: 053.370.5579 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Đăng Đức – Đông Hà
Theo Dantri
Hàng ngàn người dân "đội" mưa đi xem múa lân
Do ảnh hưởng của bão số 8, đêm qua TP Đông Hà (Quảng Trị) mưa rất to, nhưng hàng ngàn người dân vẫn "đội" mưa ra đường xem múa lân, không khí Tết Trung thu không vì bão mà kém sôi động.
Tối 18/9, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị xuất hiện mưa rất to kèm theo gió mạnh. Nhưng khắp các đường phố, các đội lân, sư, rồng vẫn khua chiêng, gõ trống, hò hét đi biểu diễn. Nhiều pha nhào lộn đẹp mắt dưới ánh đèn rực rỡ càng làm cho Tết Trung thu thêm phần ấm cúng.
Hàng ngàn người dân "đội" mưa ra đường xem các đội lân biểu diễn khiến cho nhiều tuyến phố bị ách tắc
Hàng ngàn người dân không ngại mưa gió vẫn tập trung khắp các ngã đường để xem các đội lân biểu diễn. Các tuyến phố chính của TP Đông Hà như: Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Lý Thường Kiệt, đường 9...chật kín người xem. Lực lượng CSGT cũng phải làm việc tích cực để giải tỏa giao thông.
Mưa lớn gây ngâp lụt, một quầy bán bánh trung thu bị cô lập trong nước
Nhưng những đôi múa lân vân "xông pha"
Ông địa nhảy múa dưới mưa
Trời mưa to nhưng người xem múa lân vẫn rất đông
Tối qua 18/9, thành phố Thanh Hóa cũng "ngập" trong biển người vui đón Tết Trung thu. Ngay từ đầu buôi tối, hàng nghìn người từ khắp các nơi ùn ùn kéo về thành phố. Nhiều tuyến phố ách tắc giao thông. Từng đoàn người nối nhau rước đèn ông sao, đèn kéo quân... diễu hành khắp thành phố.
Đoàn người cùng rước đèn ông sao, đèn kéo quân diễu hành khắp phố
Những chú rồng, rắn không lô
Mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng 700 bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng vẫn có một trung thu thật đầm ấm và vui vẻ.
Các bệnh nhi đã có một Trung thu thật đầm ấm và vui vẻ Từ 2 giờ chiều ngày 18/9, 700 bệnh nhi đã tập trung về hội trường của Bệnh viện Phụ sản - Nhi để cùng nhau đón Trung thu cùng với chú Cuội, chị Hằng. Tại đây, các em đã được thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ và các trò chơi thú vị. Các em nhỏ đều tỏ ra rất thích thú và hào hứng mặc dù trong người không được khỏe. Đặc biệt, các em còn được nhận những phần quà gồm bánh kẹo, sữa, tiền mặt... của các tổ chức, đơn vị trao tặng.
Các em tỏ ra rất háo hứng khi được thưởng thức các trò chơi và các tiết mục văn nghệ Chị Lê Thị Vinh (trú đường Tôn Đản, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) có con đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng cho biết, con chị bị viêm phổi vào bệnh viện điều trị đã 10 ngày nay. Trung thu năm nay thời tiết mưa bão, cháu lại phải nằm viện nên chị nghĩ chắc cháu chẳng có Trung thu. Không ngờ các cơ quan, đơn vị lại phối hợp với bệnh viện tổ chức đón Trung thu cho các cháu đầm ấm và vui vẻ như thế này. Cùng vui đêm hội trăng rằm cùng với các cháu thiếu nhi, nhi đồng cả nước, Hội bảo trợ người tàn tật & trẻ mồ côi tỉnh Bình Định - Chi Hội Người khuyết tật Nhân Ái TP Quy Nhơn tổ chức đêm hội trăng rằm cho là con của hội viên chi hội và trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ em là nạn nhân chất độc da cam do chi hội đỡ đầu.
Đêm hội trăng rằm diễn ra trong không khí ấm áp và yêu thương bởi các cháu được vui chơi cùng các anh các chị tình nguyện viên, được ăn bánh kẹo, phá cỗ trung thu. Nhìn các cháu thiếu nhi háo hức với những chiếc lồng đèn, những túi bánh kẹo làm ai nấy đều thấy ấm lòng. Bé Hoàng Anh (8 tuổi) hồn nhiên chia sẻ: "Con cảm ơn các cô, các chú nếu không có các cô, các chú tổ chức Trung thu thì chúng cháu không biết bao giờ được nhận những món quà ý nghĩa như thế này...". Dịp này, Hội đã trao hơn 70 suất quà cho con em trong hội, trong đó có 30 suất quà cho cá cháu khuyết tật bị bại não với trị gia 11 triệu đồng. Ông Trần Văn Giàu, Chủ tịch Hội người khuyết tật Nhân Ái TP Quy Nhơn xúc động chia sẻ: "Bản thân tôi cũng là người khuyết tật, tôi thấu hiểu được nỗi đau của các cháu thiếu nhi bị khuyết tật. Tạo hóa đã lấy đi của các cháu một phần trí óc, nên các cháu không thể tự nghĩ và ước mơ. Những đứa trẻ khi sinh ra không có lành lặn như người bình thường nên các cháu mong muốn hòa nhập cập đồng, làm người bình thường nhưng đó là điều không thể. Vì lẽ đó, thông qua chương trình này chúng tôi muốn khơi lên sự kỳ diệu của tuổi thơ đã qua đang qua và sẽ tới nhất là với người khuyết tật chúng tôi mong muốn cộng đồng chung tay giúp đỡ giúp các cháu phần nào vơi đi sự tự ti mặc cảm để hòa nhập cộng đồng". Để cho các thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em ở vùng sâu, vùng xa đón một đêm Trung thu ấm áp và ý nghĩa, nhưng ngày qua các cơ quan đoàn thể tỉnh Bình Định cũng như các bạn trẻ, nhóm tình nguyện viên tổ chức Tết Trung thu cho các em. Trước đó, hơn 130 Đoàn viên thanh niên của CLB Kỹ năng công tác thanh niên tỉnh phối hợp với chi đoàn cơ quan Tỉnh đoàn, CLB Tình nguyện 77 - Bình Định, Đội Thanh niên xung kích Trường ĐH Quy Nhơn và Trung tâm đào tạo Hoàng Vinh tổ chức chương trình "Trung thu yêu thương" cho 220 học sinh là con em của bệnh nhân và hộ gia đình đang sinh sống quanh khu vực BV Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa, Quy Nhơn. Cùng ngày, tại huyện Hoài Nhơn (Bình Định), tổ chức điểm vui Trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, khó khăn và con gia đình chính sách trên địa bàn xã. Dịp này, huyện đã tặng trên 3.500 suất quà (20 ngàn đồng/suất) cho tất cả trẻ em đến vui hội trăng rằm. Trong đó, huyện đã chuyển 100 suất quà trị giá mỗi suất 150 ngàn đồng của Quỹ bảo trợ trẻ em Tỉnh tặng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em nghèo; 20 suất quà của Tỉnh cho trẻ em khuyết tật nặng, mồ côi trên địa bàn toàn huyện nhằm tiếp tục động viên trẻ em thi đua học tập, rèn luyện, vượt khó học giỏi, vượt lên hoàn cảnh...
Khánh Hồng - Công Sương
Theo Dantri
Ngồi chơi trước cổng nhà, bị xe ô tô tông chết Trời nóng, ông Tiềm ra cổng ngồi trên xe máy trò chuyện với hàng xóm, bất ngờ bị xe ô tô lao tới tông chết tại chỗ. Chiếc xe ô tô kéo lê ông Tiềm rồi bị sa lầy bên vệ đường Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra khoảng lúc 20 giờ 30 tối 7/6, tại km 5 Quốc lộ 9 thuộc...