Mẹ già 80 tuổi nuôi 2 con suốt ngày chỉ biết cười
Ngôi nhà trống huơ trống hoác không có một vật dụng gì đáng giá, nhiều chỗ bị đục thủng do anh con trai những lúc lên cơn. Bà ngồi lụi cụi trước thềm nhà tước từng bẹ mùng đem muối chuẩn bị cho ngày mai ra chợ bán.
Chúng tôi đến nhà bà Phan Thị Ba (80 tuổi, đội 14, thôn Đông Gia, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) vào một buổi chiều. Căn nhà của ba mẹ con phía trước cỏ mọc um tùm; bên trong trống huơ trống hoác không có một vật dụng gì đáng giá, nhiều chỗ bị đục thủng, gạch vỡ bỏ thành đống. Bà Ba đang ngồi trước thềm nhà, tước từng bẹ mùng để muối chuẩn bị cho ngày mai đem ra chợ bán. Phía bên này anh Trần Đình Cư (sinh năm 1974) – con trai bà đang cặm cụi vót đoạn tre mà theo như bà Ba nói thì chẳng để làm gì cả. Bên trong nhà, cô con gái Trần Thị Thoại (sinh năm 1982) đang nằm cười nói một mình.
Bà Ba làm mùng để muối đưa ra chợ bán kiếm tiền nuôi hai người con bị bệnh tâm thần
Với giọng yếu ớt của người đàn bà đã ở tuổi xế chiều, bà Ba buồn bã kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời cũng như những tháng ngày chăm hai đứa con bị bệnh tâm thần. Vợ chồng bà có 6 người con thì đã 3 người bị bệnh. Một người con gái bị bệnh ung thư đã mất cách đây mấy năm. Anh Cư và chị Thoại bị bệnh tâm thần. Chồng bà mất cách đây 10 năm. Ba người con còn lại đã có gia đình nhưng ai cũng phải lo cho gia đình riêng của mình nên không có điều kiện để nuôi hai em bị bệnh. Ở cái tuổi của bà đáng lẽ ra phải được nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già nhưng đến nay vẫn chạy ăn từng bữa để nuôi hai người con bị bệnh tâm thần là chị Thoại và anh Cư.
Nhà có khách nhưng chị Thoại vẫn leo lên giường nằm cười nói một mình. Những lúc lên cơn là chị lại giật rụng hết tóc
Chị Thoại đổ bệnh khi đang là sinh viên năm thứ 3, trường Đại học Khoa học Huế.”Con bé nó học giỏi lắm, năm nào cũng được nhận học bổng. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên những năm học đại học nó luôn tự xoay xở kiếm tiền ăn học chứ không xin của bố mẹ đồng nào”, bà Ba nói.
Năm đó, sau khi về nhà ăn mồng 5, đang chuẩn bị đồ trở lại trường thì chị Thoại bỗng nhiên nhào đầu xuống đất, giật tay giật chân. Gia đình đưa chị đi Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng chạy chữa không khỏi, kể cả nghe đâu có thầy hay đều đưa đi nhưng vẫn không chữa được. Giờ chị lúc nhớ lúc không. Lúc lên cơn là cứ lấy tay giật hết tóc. Năm đầu mới bị bệnh, cứ ai cho được đồng nào là chị lại lấy tiền đó đi mua rau, củ đem về bán. Nhưng khổ nổi cứ mua đắt về bán rẻ, ai cản cũng không được.
Video đang HOT
Anh Cư cặm cụi vót khúc tre nhưng chẳng để làm gì
Hôm chúng tôi đến, chị Thoại đang nằm trên giường nói cười một mình. Khi chúng tôi bảo chụp ảnh, chị cười tỏ ra rất vui mừng vì được chụp ảnh. Còn anh Cư cũng đã từng có vợ và một đứa con đáng yêu. Nhưng từ khi anh đổ bệnh thì vợ ôm con bỏ về nhà ngoại từ đó đến nay không trở về.
“Trước đây nó làm nghề thợ xây ở trong TP. HCM. Bây giờ bị bệnh về cứ đục phá khắp nhà, cái nhà tắm và nhà vệ sinh bị nó đục đổ sập hết. Trong nhà, bữa thì nó đục đổ này bữa đục chỗ kia, xây lại rồi nó lại đục tiếp. Nếu tui mà nói nó là nó đánh. Nó thường hay bỏ nhà đi lang thang, bà con thấy thì dắt về nhà cho.”, bà Ba nói.
Đống gạch vụn do anh Cư đục từ ngôi nhà ra
Trong nhà mọi người đang nói chuyện nhưng anh Cư coi như không biết gì hết. Anh cứ cặm cụi vót khúc tre. Nhưng khi chúng tôi giơ máy ảnh lên để chụp hình thì anh bảo đừng có chụp và bỏ đi chỗ khác.
Theo bà Ba Cả anh Cư và chị Thoại nhiều lúc không ý thức được hành động của mình. Có những lúc anh chị lột hết quần áo rồi đứng trước nhà để đi vệ sinh.
Ba Bà và chị Thoại trước căn nhà của gia đình
Trao đổi với chúng tôi, ông Võ Văn Phúc, phó chủ tịch UBND xã Đại Minh cho biết, anh Cư và chị Thoại bị bệnh tâm thần nhiều năm nay. Gia đình thuộc diện hộ nghèo của xã. Hiện anh Cư và chị Thoại mỗi tháng được nhận trợ cấp 180 ngàn đồng/người.
Để ba mẹ con có cái ăn hàng ngày, cứ đến mùa gặt thì bà Ba đi lượm lúa ở các cánh đồng. Bà con thương tình, người cho một ít. Hết mùa gặt bà mua rau của bà con trong xóm rồi đem ra chợ bán. Không chỉ bán ở những chợ gần nhà mà bà còn bắt xe buýt ra tận Đà Nẵng để bán. Hiện cuộc sống của ba mẹ con Ba rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: Bà Phan Thị Ba (đội 14, thôn Đông Gia, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam)
Theo Dân trí
Con trai trưởng chiếm dụng tiền hỗ trợ chính sách của mẹ già
Với lý do đã bỏ tiền để xây nhà cho mẹ nên khi Mặt trận tổ quốc xã đến trao 10 triệu đồng hỗ trợ xây nhà cho gia đình nghèo, người con trai trưởng đã "thu hồi" lại số tiền đó mà không đưa cho mẹ mình một đồng nào.
Cụ Lê Thị Choắt rớm nước mắt kể lại sự việc
Chiếm tiền chính sách của mẹ
Theo đơn của ông Ngô Quang Văn ở thôn 8, gửi lên UBND và Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Quỳnh Lương (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), người anh trai cả đã tự ý chiếm dụng số tiền 10 triệu đồng hộ trợ chính sách của mẹ mình là cụ Lê Thị Choắt (84 tuổi).
Ngày 24.10.2013, Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Quỳnh Lương cùng ban mặt trận thôn 8 đến nhà trao 10 triệu đồng hỗ trợ xây nhà cho gia đình cụ Lê Thị Choắt (84 tuổi), hộ nghèo có hoàn cảnh neo đơn của xã. Do cụ đã cao tuổi, mắt kém lại ở cùng người con gái bị bệnh tật, thần kinh không ổn định nên mặt trận xã có mời ông Ngô Quang Thế (57 tuổi, con trai trưởng của cụ) đến chứng kiến.
Khi cụ Choắt điểm chỉ nhận số tiền trên, ông Thế kiểm kê đầy đủ. Nhưng ngay khi cán bộ xã ra về, thay vì trao lại cho mẹ già số tiền thì ông Thế lại chiếm dụng với lý do ông đã bỏ tiền làm nhà cho mẹ nên điều dĩ nhiên là ông phải "thu hồi" để bù vào những chi phí đã bỏ ra.
Căn nhà ông Thế đã làm cho mẹ mình. Với lý do là người đã bỏ kinh phí ra để làm nhà nên khi huyện hỗ trợ 10 triệu đồng cho mẹ ông, ông liền "thu lại"
Vì cuộc sống quá khó khăn, cụ Choắt đã nhiều lần sang nhà mong ông Thế trả lại số tiền đó để mua gạo và chi tiêu sinh hoạt nhưng ông Thế nhất quyết không trả. Cụ Choắt buồn bã: "Tôi sang nhà nó bảo nó trả cho một ít tiền để mua gạo nhưng nó nói đã làm nhà cho tôi nên tiền đó nó phải thu lại, rồi không đưa cho tôi một đồng mô cả. Tôi thì già cả đau ốm ở với đứa con gái lại bị bệnh thần kinh, giờ tôi biết sống sao đây".
Theo cụ Choắt, trước đây bà cùng con gái là Ngô Thị Hoe (62 tuổi) sống trong một căn nhà cũ bốn gian. Bà có cho ông Thế một miếng đất, trên miếng đất đó có ngôi nhà cũ của bà. Vì muốn bán diện tích đất đó nên ông Thế đã dỡ căn nhà cũ của bà, giải phóng mặt bằng và chuyển nhượng cho một người khác được hơn 150 triệu đồng. Sau đó, ông Thế đã làm lại cho cụ một căn nhà hai gian trên diện tích đất còn lại.
Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Quang Văn (con trai út của cụ Hoe) bức xúc: "Số tiền đó là xã hội hỗ trợ cho mẹ tôi chứ có phải hỗ trợ cho anh tôi đâu mà anh tôi được giữ. Việc anh ấy làm nhà cho mẹ hết bao nhiêu thì tôi không biết, nhưng anh ấy muốn bán đất đã dỡ nhà của mẹ thì phải làm nhà lại cho mẹ tôi".
"Tiền đó hỗ trợ xây nhà, tôi bỏ ra thì tôi thu hồi lại thôi"
Ông Hồ Anh Dũng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã Quỳnh Lương nói: "Sau khi sự việc xảy ra, chúng tôi đã mời các bên lên làm việc yêu cầu anh Thế phải trả lại số tiền đó cho mẹ mình. Nhưng tại buổi làm việc anh Thế vẫn khăng khăng lấy lý do mình đã làm nhà cho mẹ nên số tiền đó là anh ấy "thu hồi" lại. Hiện Mặt trận tổ quốc xã cùng UBND đang tiến hành thuyết phục anh Thế trả lại tiền cho mẹ, nếu không sẽ có biện pháp khác".
"Việc tranh chấp, xô xát đánh nhau giữa anh em trong gia đình này trước kia cũng đã nhiều lần và xã cũng đã hòa giải rất nhiều. Sự việc lần này xảy ra tôi cũng thấy rất đau lòng. Con cái lại đi tính toán với mẹ già... Đạo làm con cả đời còn chưa trả hết".Ông Hồ Công Sáu, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Lương kể.
Khi được hỏi lý do vì sao không trả lại tiền cho mẹ mình, ông Ngô Quang Thế vẫn khăng khăng: "Lúc trao tiền các đồng chí trong Mặt trận tổ quốc xã cũng đã nói tiền này là tiền hỗ trợ cho mẹ tôi làm nhà, chứ có hộ trợ cho mẹ tôi ăn đâu. Nên tôi là người đã bỏ kinh phí ra để làm nhà cho mẹ nên tôi phải thu lại chứ? Toàn bộ kinh phí làm hết 14.800.000 đồng, chưa kể số tiền thuốc nước, ăn uống cho thợ. Mà đây chỉ có 10 triệu, tôi còn chịu thiệt chứ có lấy hơn đâu".
Nhìn cụ Choắt lủi thủi trong căn nhà nhỏ, ánh mắt đờ đẫn nhìn xa xăm ngóng đợi đứa con gái bị bệnh thần kinh đã đi từ sáng sớm tới giờ chưa về, nhớ lại những câu nói của người con cả của cụ, chúng tôi khống cầm nổi nước mắt.
Theo Một thế giới
TNGT cướp trọn một gia đình: Bi kịch người mẹ Từ cái hôm xảy tai nạn, đêm nào bà Thuyển cũng mê sảng câu được câu mất, lúc nào cũng bảo mở cửa để đợi thằng Na về. Bên căn nhà vắng ngắt, bà Hoàng Thị Thuyển thẫn thờ ngồi trên chiếc ghế nhựa, nhặt từng nhánh củi khô, mắt nhìn vô định. Sau cái đêm tai nạn kinh hoàng ngày 20-10-2012 bà...