Mẹ đơn thân tủi lắm ai ơi
Đứa trẻ bình thường sinh ra được bên nội, bên ngoại chào đón. Đứa trẻ của những bà mẹ đơn thân thì chẳng được ai quan tâm…
Đứa trẻ bình thường sinh ra được bên nội, bên ngoại chào đón. Đứa trẻ của những bà mẹ đơn thân thì chẳng được ai quan tâm… (Ảnh minh họa)
Vô tình đọc được bài của bạn gái muốn làm mẹ đơn thân sau hai cuộc tình tan vỡ. Tôi cũng là một người mẹ đơn thân, và muốn chia sẻ câu chuyện của mình cho bạn và những bạn trẻ muốn làm mẹ đơn thân.
Năm 19 tuổi, khi ấy tôi đang học một trường trung cấp dược thì có bầu với người yêu là bạn trai cùng lớp. Ngay sau khi biết tôi mang thai, anh ta đã từ chối không nhận cái thai và từ chối làm đám cưới, từ chối nhận trách nhiệm với đứa trẻ được sinh ra từ giọt máu của mình. Tôi tìm đến gia đình nhà người yêu, nhưng bố mẹ anh ta cũng từ chối, với lý do hai đứa chưa cưới nhau, tôi có thai, biết có phải con cháu nhà họ không mà nhận. Trớ trêu thay, ngoài con họ, tôi không có quan hệ với bất cứ một người đàn ông nào khác.
Con gái không chồng mà chửa, lại đang còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn bè thầy cô nhòm ngó. Bố mẹ tôi cũng man tiếng với xóm giềng, nên không muốn tôi về quê, sợ bị đám tiếu. Áp lực từ gia đình, áp lực từ dư luận và từ chính bản thân mình, nhiều lần tôi đã định phá bỏ cái thai, nhưng rồi lại thương đứa bé trong bụng chẳng có tội tình gì nên quyết định giữ lại.
Video đang HOT
Nhưng bấy nhiêu thôi vẫn chưa thấm vào đâu so với khi đứa trẻ được sinh ra, tôi một mình phải đối mặt với bao nhiêu vất vả, cực khổ khi làm mẹ đơn thân. Bố mẹ tôi ở xa, chỉ giúp đỡ được vài tháng đầu, nên sau đó tôi phải tự lo cho con mính. Vừa đi học, vừa đi làm để có tiền nuôi con, trẻ con thì nay ốm mai đau. Người ta, không có bố mẹ đẻ bên cạnh, thì có chồng và gia đình chồng giúp đỡ, còn tôi chẳng có ai, một thân một mình, trời nắng trời mưa, khi khỏe khi yếu cũng một mình chăm sóc con. Có những hôm, nhìn con khóc, mẹ bất lực chẳng làm được gì đành khóc theo con.
Tình cảm đã vậy, lại còn kinh tế nữa. Cũng chẳng ai san sẻ được với mình mà phải tự mình ý thức phải làm việc bằng hai, thậm chí bằng 3 người để có tiền nuôi con. Để khi con ốm, con đau không phải ngửa tay xin ai, vay ai vẫn có tiền đưa con đi viện, mua thuốc cho con.
Nhiều khi cũng thương con mình nữa, người ta sinh ra được bên nội, bên ngoại chào đón, còn con mình sinh ra không được bên nội chấp nhận, bên ngoại thì không nhiệt tình, với suy nghĩ chỉ vì nó mà gia đình mang tiếng với xóm giềng, họ hàng.
Đi đâu cũng chỉ có hai mẹ con, nhiều người vô ý cứ cố hỏi về bố đứa trẻ và đặt ra nhiều câu hỏi tò mò làm tổn thương tôi và tổn thương đứa trẻ. Đi làm, thiên hạ cũng xì xèo, chỉ vì mình là một người mẹ đơn thân, không có chồng mà có con. Kể ra thì nhiều lắm, nhưng cô gái nào muốn làm mẹ đơn thân cũng phải ý thức và chấp nhận được những điều này.
Theo Đất Việt
Bố mẹ tôi không cần con gái trả hiếu
Bố mẹ tôi không cần con gái trả hiếu, chỉ cần thấy con gái vui vẻ, hạnh phúc, được nhà chồng yêu quý...
Năm nay tôi hơn 30 tuổi, tôi không đồng ý với các ý kiến cho rằng trả hiếu bên nội- bên ngoại phải công bằng tuyệt đối. Tôi thích ý kiến của một số đọc giả cho rằng, việc trả hiếu là việc của con trai và con dâu, còn con gái, con rể chỉ nên thi thoảng đồng quà tấm bánh là được. Không cần quá nặng nề.
Bố mẹ tôi cũng có 3 người con, hai con trai và một con gái là tôi. Tôi đi lấy chồng được gần 10 năm, nhưng bố mẹ chưa bao giờ giao cho tôi trách nhiệm phải trả hiếu cho bố mẹ, với bố mẹ tôi, nhìn thấy tôi hạnh phúc, vui vẻ, được chồng và bố mẹ, anh em nhà chồng yêu quý là bố mẹ mừng rồi, chứ chẳng đòi hỏi gì hơn.
Có lần tôi cứ hay về quê thăm bố mẹ nhiều và biếu ông bà quà, tiền, bố mẹ tôi lại nhắc nhở tôi về nhà ít thôi, ở nhà chồng mà lo việc nhà chồng, cứ về đây nhiều, lo lắng cho bố mẹ nhiều quá mà nhà chồng họ lại để ý thì không hay. Rồi họ lại đánh giá là bố mẹ không biết cách dạy con thì mang tiếng.
Vợ chồng nhà tôi cũng cưới nhau được hơn 10 năm, nhưng chưa bao giờ chúng tôi nghĩ việc trả hiếu bên nội, bên ngoại phải công bằng tuyệt đối theo kiểu 1-1. Những năm mới cưới, kinh tế còn khó khăn, ngày lễ, ngày Tết có tiền biếu bên nội nhưng không có tiền biếu bên ngoại, tôi cũng chưa bao giờ tỵ nạnh vì điều đó.
Chồng tôi thấy thế cũng ngại biếu bên nội mà không biếu bên ngoại, nên toàn nhắc nhở tôi đem tiền về biếu ông bà ngoại ăn Tết, nhưng biếu rồi lại lấy tiền đâu để tiêu, chẳng lẽ đi vay để biếu bố mẹ, như vậy thì hình thức quá?.
Nếu đi vay để biếu, bố mẹ tôi biết chuyện thì còn buồn hơn là không biếu tiền cho ông bà, nên thôi. Khi nào gia đình nhỏ của mình thật êm ấm, ổn thỏa rồi, lúc ấy biếu bố mẹ mới có ý nghĩa.
Bố mẹ nào cũng vậy thôi, sinh con gái, nuôi lớn cho ăn học, gả chồng nhưng chưa bao giờ mong muốn sau này nó trả hiếu cho mình, nó hầu hạ mình lúc tuổi già. Vì con gái lớn lên phải đi lấy chồng, lo việc nhà chồng.
Việc chăm sóc, hầu hạ có trách nhiệm với bố mẹ lúc tuổi già là việc của con dâu và con trai. Còn con gái, chỉ là phụ thêm thôi, nếu có nhiều để biếu bố mẹ thì tốt, còn không có thì cũng không ai dám trách. Vì đất đai, nhà cửa có được hưởng gì đâu.
Nhưng con dâu thì lại khác, dù hai vợ chồng có tự mua được đất đai đi nữa, thì đất đai nhà cửa ở quê bố mẹ vẫn để dành cho một mảnh để có nơi, có chốn mà về. Do đó, việc hầu hạ, phụng dưỡng bố mẹ chồng lúc tuổi già là đúng.
Theo Đất Việt
Chồng tôi lúc nào cũng so đo từng tý Chồng lúc nào cũng sợ thiệt nên không muốn tôi mua sắm quần áo hay quà cáo biếu xén ông bà ngoại... Hai vợ chồng tôi cưới nhau được hơn 3 năm, có một đứa con trai gần 2 tuổi. Chúng tôi làm thu nhập cũng ngang nhau, mỗi tháng thu nhập của hai vợ chồng được gần 20 triệu đồng, chúng tôi...