Mẹ đơn thân ở Malaysia bị ép phá thai, lén lút sinh con vì sợ kỳ thị
Yvonne, 30 tuổi, đang ở những tháng cuối của thai kỳ, dự định cho đi đứa con của mình ngay sau khi sinh để trở lại cuộc sống bình thường như chưa từng mang thai.
Zing.vn trích dịch bài viết trên CNA nói về thực trạng xã hội Malaysia thiếu hiểu biết về kiến thức sinh sản, kỳ thị những bà mẹ đơn thân.
Mặc dù đã trưởng thành và là một doanh nhân thành công, Yvonne (nhân vật từ chối tiết lộ danh tính thực) vẫn phải che giấu việc mang thai với người thân, bởi vì cô chưa lập gia đình.
“Tôi thực sự đã rất hoang mang khi phát hiện ra mình có thai. Tôi lo lắng về việc con lớn lên không có cha sẽ thiệt thòi như thế nào cho dù tôi có đủ khả năng nuôi đứa bé mà không cần sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè”.
Yvonne tâm sự với người bảo mẫu tại OrphanCare (Petaling Jaya, Selangor) – nơi cô sẽ để lại đứa con của mình ngay sau khi sinh – rằng cô vẫn chưa sẵn sàng để nói với gia đình về đứa bé này.
Ở Malaysia, việc có thai trước khi kết hôn bị coi là phá vỡ thuần phong mỹ tục và bị lên án gay gắt. Chính vì thế, Yvonne đã phải nói dối gia đình rằng cô sẽ đi công tác nước ngoài trong vài tháng, thực chất là để chờ sinh.
Cô cho rằng mình thật may mắn vì đã được OrphanCare hỗ trợ. Tổ chức này không chỉ cung cấp viện trợ y tế và nơi tạm trú trong suốt thai kỳ mà còn là cơ hội để đứa trẻ sinh ra có gia đình tốt hơn.
Nhiều bà mẹ đơn thân chịu sự kỳ thị trong xã hội Malaysia. Ảnh: Cosmopolitan.
Nhưng nhiệm vụ quan trọng nhất của các tổ chức phi chính phủ như OrphanCare là cho trẻ em cơ hội sống. Dữ liệu từ Bộ Phụ nữ, Gia đình và Phát triển Cộng đồng Malaysia cho thấy 1.010 em bé đã bị bỏ rơi trong 9 năm qua. Và trong số đó, 64% trẻ sơ sinh được tìm thấy khi đã chết.
Ngoài các chương trình nâng cao nhận thức để giáo dục mọi người về sức khỏe sinh sản, chiến dịch Save A Life (tạm dịch: Giữ lại sự sống) đã được Bộ Phụ nữ, Gia đình và Phát triển Cộng đồng Malaysia đưa ra vào tháng 8, kêu gọi các bà mẹ chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi lỡ mang thai ngoài ý muốn.
Các tổ chức phi chính phủ tin rằng cần phải hành động nhiều hơn để chống lại sự kỳ thị của xã hội đối với các bà mẹ đơn thân. Chẳng hạn, cần tạo ra một hệ thống hỗ trợ để nâng cao nhận thức về quan hệ sắc dục trước hôn nhân hay xây dựng văn hóa “ không phán xét”.
Những người mẹ bị ép bỏ rơi con
Giám đốc điều hành của OrphanCare, Yuzila Yusof cho biết theo quan sát trong gần hai năm kinh nghiệm của mình, hầu như các bà mẹ bỏ lại con tại đều là do bị ép buộc.
Bà Yuzila cho rằng vấn đề của xã hội Malaysia là mọi người tập trung quá nhiều vào những gì đã xảy ra. Cụ thể trong trường hợp này, xã hội chỉ chăm chăm vào việc những phụ nữ đang mang thai, đã quan hệ trước hôn nhân.
“Nhiều phụ nữ và bà mẹ tuổi teen buộc phải từ bỏ em bé vì họ không thể đối mặt với chính gia đình mình, chứ chưa nói đến một xã hội xa lánh”, bà Yuzila nói thêm.
Tại OrphanCare, trẻ em có thể được ký gửi ngay từ khi chưa chào đời và các bà mẹ có quyền ẩn danh. Cũng có những trường hợp người đi đường gửi lại những đứa trẻ mà họ tìm thấy hay các bà mẹ tương lai như Yvonne tạm trú chờ ngày sinh.
Các bà mẹ bỏ lại con tại OrphanCare đều là do bị ép buộc. Ảnh: Simply Giving.
Bà Yuzila cho biết trong số 375 em bé được cứu bởi quỹ này kể từ khi thành lập năm 2008, tổng cộng 122 em đã được về nhà với mẹ đẻ của chúng, nhờ sự tư vấn và hỗ trợ của gia đình và bạn bè.
“Người thân và bạn bè không phán xét những bà mẹ đơn thân là một điểm rất quan trọng để đảm bảo rằng những sinh linh vô tội không bị phá bỏ ngay từ trong bụng mẹ”, bà nói thêm.
Video đang HOT
Trong trường hợp của Dewi (nhân vật từ chối tiết lộ danh tính thực), gia đình và người thân của cô đã quay lưng vào phút cuối khi cô mang thai năm 16 tuổi.
Cha của đứa trẻ là bạn học của Dewi. Cô kể lại rằng ban đầu gia đình cô chấp nhận, cho đến khi một người hàng xóm công kích, nhạo báng họ.
“Ông ta nói rằng bố tôi đang chứa ‘gái mại dâm’khi ở nhà và gọi nó là con gái. Bố về nhà và nói rằng một là tôi giữ đứa trẻ và rời khỏi nhà, hai là tôi phải từ bỏ con mình”.
Dewi đã lựa chọn phương án thứ hai, đứa bé sau đó được anh họ nhận nuôi. Đã 30 năm từ thời điểm đó, đến giờ cô vẫn lặng lẽ dõi theo con mình với tư cách một người anh em họ.
Cô nói rằng mình không thể tha thứ cho bản thân vì điều đó.
“Con trai tôi không hề biết tôi thực ra là mẹ ruột của nó. Tất cả là do những người ở thập niên 80 coi tôi là gái điếm chỉ vì lỡ mang thai ngoài giá thú”, Dewi nói.
Một xã hội lạc hậu
Nhìn lại mọi chuyện, Dewi nói rằng cô không nhớ toàn bộ sự việc đã xảy ra như thế nào. Cô chỉ nhớ đã nói dối bố mẹ là học thêm giờ ở trường nhưng thay vào đó lại lén lút đi chơi với bạn trai.
Đó là lần duy nhất cô quan hệ sắc dục trước khi mang thai.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Sức khỏe Sinh sản Malaysia (FRHAM) chỉ ra rằng, trong năm 2014, có ít hơn 30% thanh thiếu niên nhận thức về an toàn sức khỏe sắc dục.
Trong năm 2014, có ít hơn 30% thanh thiếu niên nhận thức được tác động của sắc dục không được bảo vệ. Ảnh: Everyday Feminism.
Junisya, giám đốc điều hành của FRHAM, cho biết theo kết quả điều tra dân số và gia đình Malaysia lần thứ 5, mức độ hiểu biết của thanh thiếu niên về sắc dục, sinh sản còn thấp.
“Chỉ có 33,7% số người được hỏi biết rằng một cô gái có thể mang thai ngay lần đầu tiên quan hệ sắc dục. Một phần ba biết rằng bao cao su có thể ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường sắc dục và chỉ 17,8% biết một cô gái vẫn có thể mang thai ngay cả khi bạn tình xuất tinh ngoài”, bà Junisya nói.
Syirin, thành viên của FRHAM, cho biết đã có 100.000 ca mang thai ở tuổi vị thành niên được ghi nhận tại Malaysia kể từ năm 2014.
Thứ trưởng Phụ nữ, Gia đình và Phát triển Cộng đồng, Hannah Yeoh cho biết từ năm 2010 đến tháng 5/2019, có tổng cộng 292 trường hợp trẻ sơ sinh bị bỏ lại gần khu dân cư trong khi 115 em bé khác được tìm thấy trong nhà vệ sinh.
Những tấm lòng hảo tâm
Nếu người mẹ sinh con ra an toàn, Bộ Phúc lợi Malaysia sẽ tạo điều kiện cho đứa trẻ được nhận nuôi bởi một gia đình phù hợp.
Ngày 3/8, tờ Star trích lời bà Yeoh rằng có 1.305 người đã nộp đơn lên Bộ phúc lợi để trở thành cha mẹ nuôi của những đứa trẻ tội nghiệp bị bỏ rơi.
“Có rất nhiều gia đình sẵn sàng nuôi những đứa trẻ này. Chúng tôi cầu xin mọi người đừng giết các bé bằng cách vứt bỏ chúng”, thứ trưởng nói.
1.305 người đã nộp đơn lên Bộ Phúc lợi để trở thành cha mẹ nuôi của những đứa trẻ bị bỏ rơi. Ảnh: Adoption Network Law Center.
Bà Yuzila cho rằng những phụ nữ đã tạm trú và quyết định để lại con của họ cho OrphanCare có đặc quyền chọn cha mẹ nuôi cho em bé.
“Chúng tôi sẽ đưa ra 3 gia đình để các bà mẹ này lựa chọn cho con của họ. Tổ chức phúc lợi xã hội cấp cho chúng tôi thủ tục để chính thức hóa việc nhận con nuôi.
Thường thì sẽ mất một tuần đến 10 ngày kể từ ngày em bé được trao cho chúng tôi cho đến ngày các cháu được nhận nuôi, ngoại trừ trường hợp trẻ có vấn đề về sức khỏe”, cô giải thích.
Đề xuất giáo dục giới tính và sửa đổi luật
Để hạn chế việc giao bán các em bé ở Malaysia, Syirin, thành viên của FRHAM, cho rằng giáo dục giới tính toàn diện nên được đưa vào giáo trình phổ thông.
“Điều này là để cảm hóa và xây dựng năng lực đàm phán tốt hơn với gia đình, bạn bè xung quanh cho các cô gái lầm lỡ”, cô nói.
Syirin chia sẻ rằng những lý do chính khiến các bà mẹ bỏ rơi con mình là tuyệt vọng và sợ bị truy tố theo các luật liên quan, chẳng hạn như Bộ luật Hình sự và quy định tội phạm của mỗi tiểu bang.
Điều quan trọng là người mẹ phải có một hậu phương luôn đồng cảm, thấu hiểu, không kỳ thị, không phán xét. Ảnh: Time.
“Trước đây đã có những trường hợp các bà mẹ đơn thân tìm được nơi ẩn náu an toàn, nhưng sau đó họ bị điều tra và truy tố theo luật hiện hành”, Syirin nói thêm.
Thành viên của FRHAM cho rằng điều này càng làm tăng thêm nỗi sợ hãi nên cần cải cách luật pháp như giảm nhẹ định kiến quan hệ sắc dục trước hôn nhân và cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản, sắc dục có liên quan.
Bên cạnh những nỗ lực nâng cao nhận thức, điều quan trọng với các những bà mẹ là một hậu phương luôn đồng cảm, thấu hiểu, không kỳ thị, không phán xét.
Suy nghĩ về những chuyện đã qua, Yvonne, người đã gửi con lại cho OrphanCare, nói rằng nếu được xã hội ủng hộ nhiều hơn, cô đã không bỏ rơi con mình.
Theo news.zing.vn
Tuổi trẻ bế tắc của tác giả Harry Potter: Ly hôn, nghèo, thất nghiệp
Trước khi bộ truyện nổi tiếng Harry Potter được ra mắt, nhà văn JK Rowling có cuộc sống khó khăn, thậm chí từng nghĩ đến cái chết.
Ảnh: Independent.
Con đường học hành không suôn sẻ: JK Rowling tên thật Joanne Rowling, sinh ngày 31/7/1965 tại Yates, Glouceshire, Scottland. Thời niên thiếu của Rowling không hạnh phúc. Bà từng trả lời trên The New Yorker: "Thời niên thiếu của tôi không lấy gì làm vui vẻ. Mẹ tôi bệnh nặng. Tôi và bố bất hòa đến độ không thể nói chuyện với nhau".
Ảnh: jkrowling.
Ngay từ khi còn nhỏ, JK Rowling đã thể hiện khả năng văn chương của mình nhưng cũng chính vì vậy cô trở thành đứa trẻ khác lạ trong mắt thầy cô, bạn bè. "Em thông minh. Phải rồi. Nhưng điểm số của em không bao giờ khá nổi bởi vì em không đứng trên mặt đất giống như người bình thường chúng tôi. Em ngồi ở trên mây!", một giáo viên từng nhận xét nữ nhà văn trước lớp.
Ảnh: jkrowling.
Năm 1982, Rowling tốt nghiệp trung học và nộp đơn vào trường ĐH Oxford danh tiếng nhưng bị từ chối. Điều này khiến Rowling suy sụp. Cha mẹ khuyên bà nên học một ngành nào đó thực tế hơn văn chương, như kinh tế hoặc ngôn ngữ. Cuối cùng, Rowling theo học tiếng Pháp và văn học cổ điển tại ĐH Exeter.
Ảnh: Instagram.
Bà mẹ đơn thân "nghèo nhất nước Anh": Năm 1992, Rowling kết hôn với bạn trai Jorge Alantes và sống tại Bồ Đào Nha. Một năm sau, cả hai có với nhau con gái đầu lòng nhưng cuộc hôn nhân của họ rơi vào bế tắc cùng thời điểm. Chồng Rowling thất nghiệp, cờ bạc, rưụ chè và vũ phu. Cuối cùng cả hai ly hôn sau 2 năm chung sống.
Ảnh: @kayzersos.
Vào đầu thập niên 90, Rowling trở lại Anh và định cư gần người em gái của mình tại Scotland. Chính lúc này bà nhận ra mình hóa ra chỉ là một kẻ thất bại: không gia đình, không công việc và không tiền bạc. Rowling bị trầm cảm và thậm chí từng nghĩ đến cái chết. "Khi ấy, tôi là một bà mẹ đơn thân, thất nghiệp và dường như là người nghèo nhất trong số những người không bị gọi là vô gia cư tại Anh", Rowling từng chia sẻ.
Ảnh: AFP.
Ở tuổi ngoài 20, Rowling phải chật vật chạy cơm từng bữa, sống nhờ vào tiền trợ cấp xã hội. Bà từng ngồi cả ngày trong một quán cà phê nhỏ ở Edinburgh để viết văn lên những tờ giấy ăn, trong khi con gái ngủ trong xe đẩy cạnh bàn.
Rowling. Ảnh: Getty Images.
Viết Harry Potter trong giai đoạn khó khăn nhất cuộc đời: Rowling từng chia sẻ bà có ý tưởng viết loạt truyện Harry Potter trên một chuyến tàu muộn chạy từ Manchester tới London trong thời kỳ đen tối nhất cuộc đời. Tất cả các nhân vật, hình ảnh, địa điểm trong tác phẩm kinh điển này đều có mối liên hệ với chính những trải nghiệm thật của
Ảnh: Getty Images.
Nhờ sự thành công của bộ truyện Harry Potter và phim điện ảnh chuyển thể cùng tên, Rowling từ một bà mẹ đơn thân nghèo khó giờ đây đã trở thành một tỷ phú giàu có của nước Anh. Nhìn lại quãng thời gian đã qua, nữ nhà văn nói chính văn chương là cứu cánh giúp bà thoát khỏi ngày bế tắc nhất của cuộc đời. Nhưng cũng chính những thử thách trong cuộc sống là chất xúc tác mạnh nhất để Rowling sống chết với đam mê văn học và cho ra đời "đứa con" Harry Potter.
Theo news.zing.vn
Muốn làm mẹ đơn thân nên xin tinh trùng ở trung tâm hay xin người quen biết? Làm mẹ đơn thân là một xu hướng mới ở Việt Nam khoảng chục năm nay. Tuy nhiên, việc xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng hay xin trực tiếp từ người quen cũng đang gây tranh cãi. Làm mẹ đơn thân thì nên xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng hay xin của người quen là băn khoăn của nhiều...