Mẹ đi rồi để lại ba cha con bơ vơ
Tiếng mưa rơi lộp bộp trộn lẫn tiếng tụng kinh vang liên hồi, mùi hương khói tịch mịch làm không khí trĩu nặng.
Người cha cùng hai con bần thần chưa ngờ rằng COVID-19 đã cướp đi người vợ, người mẹ… Chị đã đi xa mãi.
Anh Phong cứ mỗi tối đều nhớ và nghĩ tới vợ – Ảnh: MINH HÒA
Chiều 24-9, chúng tôi men theo con hẻm sâu để tìm đến phòng trọ anh Huỳnh Thái Phong (47 tuổi, quê Tiền Giang) trên đường Linh Đông (phường Linh Đông, TP Thủ Đức). Âm thanh vang vọng từ phòng trọ dội ra là những tiếng tụng kinh.
Đang tâm sự với anh Phong giữa chừng thì cơn mưa chiều chợt đổ, tiếng mưa rả rích, lòng anh Phong chùng xuống, khóe mắt cay cay khi nhớ về người vợ của mình. Chị đã không chiến thắng nổi COVID và bỏ lại ba cha con anh, không một lời trăng trối.
Anh Phong cho hay, vợ là Nguyễn Thị Loan (47 tuổi), hai vợ chồng có duyên gặp nhau ở Tiền Giang và rồi thành đôi. Họ sinh con trai lớn là cháu Huỳnh Phong Nhã (14 tuổi). Vợ chồng anh học ít, quanh năm làm thuê vất vả cứ lây lất ở quê.
Video đang HOT
Năm 2010, hai vợ chồng quyết định khăn khói lên TP.HCM kiếm đường mưu sinh. Tại đây, ai thuê gì làm nấy, kiếm tiền nuôi con, rồi 3 năm sau, hai vợ chồng có thêm đứa con trai nữa là Huỳnh Minh Thuận (8 tuổi).
Anh Phong sau đó bị tai nạn, nên đi làm thuê, lựa ve chai ở vựa kiếm ngày công, vợ thì giúp việc nhà cho người khác. Thu nhập cộng dồn mỗi tháng hai vợ chồng cũng hơn 10 triệu đồng. Cuộc sống đắp đổi qua ngày, vất vả có, song lúc nào cũng ấm áp sum vầy.
Ngày 24-7, anh Phong mắc COVID-19, đi cách ly điều trị tại ký túc xá Trường đại học Tài chính – marketing (quận 9 cũ). Một tuần sau, anh nhận được thông tin vợ và con trai lớn mắc COVID-19, vợ bệnh nặng nên điều trị tại Bệnh viện TP Thủ Đức. Cháu Nhã bị nhẹ nên chuyển đến điều trị cùng với ba.
“Thằng anh vào với tôi, mẹ nó điều trị ở bệnh viện Thủ Đức, còn thằng nhỏ ở phòng không ai trông nên tôi làm đơn bảo lãnh vào với tôi luôn. Ba cha con ở với nhau”, anh Phong chia sẻ.
Ngày vợ nhập viện, ba cha con ở khu cách ly lo lắng và lòng vẫn nguyện cầu chị Loan bình an trở về. Nhưng ba ngày sau tin dữ báo về, chị Loan qua đời. Ba cha con ôm nhau khóc nức nở. Mãi đến 10-8, ba cha con mới trở về căn trọ sau thời gian điều trị.
Anh Phong giờ thành gà trống nuôi con – Ảnh: MINH HÒA
Khoảng không nhỏ bé, ước chừng 15m 2 hiu quạnh cùng tiếng tụng kinh vang lên liên hồi, tiếng mưa cùng bầu trời tối sầm, không khí thiếu đi bóng dáng của người vợ, người mẹ. Khung cảnh buồn thêm buồn, trống vắng thêm trống vắng.
Đã gần chạm ngưỡng 50 tuổi, anh Phong giờ đây gánh cả trọng trách “người mẹ” để nuôi hai con tiếp tục lớn khôn. Chỉ vài tháng trước dịch, hình ảnh quen thuộc của hàng xóm với đôi vợ chồng, cha chở con đi học, mẹ ngày ngày nấu nướng chăm lo cho ba cha con rồi đi làm. Giờ chỉ còn cảnh gà trống nuôi con.
“Tới giờ là 50 ngày kể từ khi bả mất, tôi còn chưa tin là bả đã ra đi thật rồi, mới ngày nào đó cứ sáng là vợ tôi nấu cơm cho ba cha con ăn xong mới đi làm, hai đứa nhỏ đi học cho tiết kiệm. Mấy chục ngày qua, tối nào tôi cũng nhớ và khóc, chỉ dám khóc một mình mà không dám để cho hai đứa nhỏ thấy vì mình làm cha, phải tỏ ra mạnh mẽ để hai đứa dựa vào mà sống tiếp”, anh Phong trầm ngâm.
Anh Phong dự tính cố gắng làm lụng nuôi hai đứa nhỏ ăn học thành tài, địa phương và nhà trường cũng hỗ trợ giúp đỡ cho hai cháu khi vợ anh Phong qua đời vì COVID-19.
Nghe con riêng của chồng nói về chiếc váy ngủ đang mặc, tôi hận anh thấu xương, chỉ tiếc không thể băm vằm chiếc váy ấy
Kỷ niệm một năm ngày cưới, chồng tặng tôi một món quà khá bất ngờ. Trong suốt quãng thời gian sống cùng nhau, đây là lần duy nhất anh thể hiện sự lãng mạn.
Vợ chồng tôi quen nhau qua mai mối. Khi ấy tôi đã bước sang tuổi 30, không có nhiều thời gian hẹn hò như những người khác. Còn anh là người đàn ông góa vợ, sống cảnh gà trống nuôi con đã 3 năm.
Thấu hiểu hoàn cảnh của anh, tôi đồng ý tìm hiểu và nhanh chóng tiến đến hôn nhân. Cưới người đã một lần đò đối với tôi là sự thiệt thòi lớn. Chồng tôi thì thuộc tuýp người đơn giản, lại vô tâm. Thành ra, anh không muốn lấy vợ lần hai còn rình rang tổ chức, người ngoài nhìn vào sẽ đánh giá không hay. Thế là chúng tôi không tổ chức đám cưới, cũng chẳng có cơ hội để đi tuần trăng mật.
Sau khi kết hôn, tôi mới thấy chồng mình vẫn còn thương nhớ vợ cũ. Đồ đạc của chị ấy còn nguyên và được cất trong một căn phòng khóa kín. Vì sự tôn trọng dành cho người đã khuất, tôi cũng chưa từng bước vào căn phòng. Có điều tôi vẫn luôn cảm thấy ghen tỵ với chị ấy.
Thật không thể tin được là anh lại tặng tôi chiếc váy của người đã khuất. (Ảnh minh họa)
Hôm vừa rồi là kỷ niệm một năm ngày cưới của chúng tôi. Tôi đã nấu một bữa cơm thịnh soạn cho cả nhà. Tối hôm ấy, chồng có tặng tôi một chiếc váy ngủ. Lần đầu thấy anh lãng mạn như vậy, lòng tôi có chút phấn khởi. Vậy mà khi chuẩn bị tắt đèn đi ngủ, con riêng của chồng lại muốn ngủ chung. Thằng bé vừa nhìn thấy tôi liền kêu lên: "Sao dì lại mặc váy của mẹ con, dì trả cho mẹ con đi".
Khi tôi đưa mắt nhìn chồng, anh mới lắp bắp nói đó đúng là váy ngủ của vợ cũ. Chồng tôi giải thích rằng anh không có ý xấu. Chỉ là đợt này ở nhà giãn cách, không thể ra ngoài mua đồ. Hơn nữa chiếc váy ấy cũng đẹp và vợ cũ của anh mới mặc đôi lần mà thôi.
Thật không thể tin được là anh lại tặng tôi chiếc váy của người đã khuất. Nghe những lời giải thích của chồng, tôi càng giận nên đã nói mình hận người vợ đã khuất của anh vô cùng. Cũng vì chuyện này mà mấy hôm nay, chúng tôi không ai nói với ai câu nào. Bố mẹ tôi biết chuyện thì khuyên không nên để chuyện bé xé to, chuyện còn tình cảm với người vợ quá cố là điều có thể chấp nhận được. Còn tôi vẫn thấy ấm ức lắm. Tôi nên làm gì để chồng có thể quên vợ cũ và chấp nhận cuộc sống hiện tại đây?
(Xin giấu tên)
Rơi nước mắt cảnh "gà trống nuôi con": Lớn nhớ thương bố nghen Bố mẹ nào cũng muốn con cái mình có một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc đặc biệt có trọn vẹn cả tình thương của cả hai người. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh mà nhiều người bố lâm vào cảnh "gà trống nuôi con", thậm chí phải dắt díu con theo trong lúc làm việc, như câu chuyện của người đàn ông dưới...