Mè đen: Bổ như tiên dược, ai cũng nên dùng
Y học hiện đại cũng như y học cổ truyền đã chứng minh tác dụng tốt của mè đen.
Đông Tây đều khen
Mè đen còn gọi là hồ ma, du tử miêu, vừng đen, tên khoa học là Sesamum indicum L., thuộc họ vừng (Pedaliaceae). Mè đen được xem là thực phẩm bổ dưỡng cổ truyền. Sách Danh y biệt lục xếp mè là loại thực phẩm thượng hạng. Lý Thời Trân trong Bản thảo cương mục có dẫn lời cổ nhân: “Thời cổ coi mè là tiên dược, ngày nay ít dùng, đâu biết rằng dùng lâu dài rất có ích?
Lưu Nguyễn nhập thiên thai, gặp tiên nữ, thấy họ ăn cơm với mè đen, có khi ăn mè thay cho cơm, vậy mè chính là thức ăn của thần tiên vậy”. Trong Thần tiên truyện có truyền thuyết Lỗ Nhĩ Sinh hơn 80 tuổi, chỉ ăn bánh mè mà vẫn trẻ khoẻ, ngày đi hơn 300 dặm mà người nhanh như hươu nai.
Theo y học hiện đại, mè đen chứa nhiều axít béo chưa no (45 – 55%) như sesamin, sesamon, sesamolin, sesamol, axít oleic, axít linoleic, axít palmitic, axít arachic, lecitin, glycerol, vitamin E, PP, axít folic, axít amin và nhiều chất khoáng như đồng, canxi, nhiều sắt, phospho… nên có nhiều tác dụng: dầu mè bôi lên niêm mạc có tác dụng giảm kích thích, chống viêm. Giảm lượng cholesterol trong máu, phòng trị xơ cứng động mạch, phòng ngừa cao huyết áp ở người lớn tuổi.
Dầu mè đen giúp nhuận tràng, thông đại tiện, chữa táo bón nhất là ở người già. Phòng chống suy dinh dưỡng do thành phần có nhiều chất dinh dưỡng nên thích hợp cho người già yếu suy nhược, trẻ em suy dinh dưỡng (phối hợp các loại đậu). Bổ khí huyết, làm mịn da, đen tóc giúp trẻ lâu nhờ chứa nhiều sắt và vitamin E, PP.
Video đang HOT
Cách dùng
Mè đen giúp bổ gan thận, bồi bổ tinh dịch, dưỡng huyết ích khí, làm đen tóc, mịn da, mạnh gân cốt, bổ hư, dưỡng ngũ tạng, thính tai, sáng mắt, rất tốt cho người thiếu máu, tóc bạc sớm, đặc biệt là rất bổ cho người già, sản phụ thiếu sữa.
Mè đen đãi sạch, rang sơ, tán bột, mỗi ngày ăn 15 – 20g, có thể ăn với cơm, xôi đậu hoặc hoà nước chín rồi uống.
Sản phụ thiếu máu, thiếu sữa: mè đen sao qua, giã nhỏ cho thêm ít muối ăn hàng ngày cho lợi sữa. Ăn chung với cơm hoặc nấu cháo nếp.
Táo bón ở người già và trẻ em: mè đen sao tán bột 1 – 2 muỗng canh, trứng gà một quả đổ nước sôi trộn đều, thêm ít mật ong rồi uống.
Chữa tóc bạc sớm: mè đen, táo nhục đồng lượng, sấy khô tán bột, vò thành viên nhỏ mỗi lần uống khoảng 20 viên, ngày hai lần, sáng và tối.
Bỏng nước sôi nhẹ: lấy mè đen giã nát đắp lên chỗ bỏng sẽ thấy mát ngay, hoặc thoa một lớp mỏng dầu mè ngay lên vết bỏng…
Chú ý, do tính nhuận trường của mè nên người bụng yếu hay bị tiêu chảy không nên dùng.
Theo VNE
Bài thuốc làm mượt tóc
Có một số bài thuốc từ xa xưa lưu truyền, giúp chúng ta sở hữu mái tóc đen, mềm mại, mượt mà, theo hướng dẫn của lương y Như Tá.
Quả dâu tằm
- Dùng nguyên liệu gồm: giao đằng (tên quen thuộc là hà thủ ô) - cả loại trắng và loại đỏ, mỗi loại chừng 0,5 kg, bạch phục linh 150 gr, ngưu tất 50 gr. Cách làm như sau: bạch phục linh bỏ vỏ ngoài, ngưu tất rửa sạch cắt nhỏ, sấy khô. Đem tất cả những loại trên tán mịn, trộn với mật ong, rồi vo lại thành viên nhỏ, cho vào lọ đậy kín, để dành dùng dần. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 20 gr. Bài thuốc này có từ rất lâu, có công dụng làm đen tóc.
- Mè đen và táo: Dùng 2 kg mè đen và 2 kg táo. Mè đen đem hấp chín rồi phơi. Táo hấp chín. Cho hai loại vào chung nghiền nhuyễn, vo lại thành viên nhỏ để dùng dần. Mỗi lần dùng 20 gr, mỗi ngày dùng 2 lần lúc bụng đang đói.
Mè đen
- Nguyên liệu gồm: 250 gr mật ong, 0,5 kg hà thủ ô, 1,5 kg sinh địa hoàng. Cách làm như sau: đổ 4 lít nước vào nồi, nấu với vị thuốc hà thủ ô cho chín mềm rồi gạn sạch lọc lấy nước. Lại đổ nước vào và nấu lấy nước lần hai y như vậy. Tương tự, làm y như thế với sanh địa hoàng. Rồi hòa hai nước lại đem sắc (nấu) đến khi cô đặc thì cho mật ong vào khuấy đều, đợi sôi lại là ngưng, để nguội, cho vào lọ để dành dùng dần; dùng mỗi lần nửa muỗng canh, ngày 2 lần lúc bụng đói, hòa với nước nóng.
- Nguyên liệu gồm: quyết tử minh 15 gr, kim ngân hoa 60 gr, phá cố chỉ 120 gr, khiếm thực 15 gr. Cách làm: đem các vị thuốc trên rửa sạch, phơi khô, tán thành bột rồi hòa cùng một ít mật ong, vo lại từng viên nhỏ, cho vào lọ đậy kín, để dùng dần. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 20 gr, pha với nước chín và ít rượu. Bài thuốc này giúp tóc đen, mượt, dùng cho người bị chứng tóc bị bạc sớm.
Ngưu tất - Ảnh: H.Mai
- Nguyên liệu gồm: quả dâu tằm chín 10 kg, vị thuốc thương truật, và địa cốt bì (mỗi loại 0,5 kg). Quả dâu ép lấy nước, để đó. Lấy nước vo gạo để ngâm thương truật độ 4 giờ, rồi cạo sạch vỏ, phơi khô, đem tán thành bột. Nước nóng ngâm địa cốt bì, phơi ráo nghiền thành bột mịn. Lấy hai loại bột trên trộn với nước dâu rồi cho vào lọ đậy kín, đem để ngoài trời (lấy nắng ban ngày, lấy sương ban đêm), sau đó cho mật ong vào, tạo thành viên. Mỗi lần dùng khoảng 20 gr, chung với nước cơm, ngày 2 lần lúc bụng đói.
Theo VNE
[Chế biến] - Chè mè đen Chè mè đen không đơn thuần là một món ăn ngon miệng, nó còn có tác dụng an thần, đặc biệt rất tốt cho phụ nữ mang thai. Nguyên liệu: - 400 g mè (vừng) đen, 100 g đường phèn. - 500 g dừa nạo, 500 ml nước dừa tươi. Cách chế biến: - Vừng rang thơm rồi cho vào cối giã hơi...