Mẹ đảm Hà Nội tự tay chuẩn bị hộp cơm cho con mang đi học, từ bữa chính đến bữa phụ đều đầy ắp, ngon miệng
Ngày nào cũng vậy, chị Bình thức dậy sớm để nấu cơm cho con trai học lớp 4 mang đi ăn trưa.
Chị Nguyễn Thị Bình, hiện đang làm giáo viên ở Hà Nội có con trai lớn tên Khôi Minh hiện đang học lớp 4. Chị Bình chia sẻ từ khi con học mẫu giáo đến hết lớp 2, chị lựa chọn cho con ăn cơm của căng-tin nhà trường vì các bữa ăn ở đây đều rất ngon và đảm bảo chất lượng, đó cũng là dịp để chị giáo dục con tính cộng đồng.
Còn từ khi Khôi Minh lên lớp 3, chị Bình bắt đầu chuẩn bị bữa ăn cho con từ nhà để bồi dưỡng con thêm nhiều điều.
“ Mình là một trong số những phụ huynh chọn việc chuẩn bị bữa ăn trưa và ăn nhẹ cho con từ nhà chứ không chọn cho con ăn cơm từ căng-tin của nhà trường. Sự lựa chọn này không phải vì vấn đề gì của bữa ăn nhà trường mà mình muốn tranh thủ những năm tháng ấu thơ của con hiểu được nhiều điều.
Mình muốn con ngày nào đến giờ ăn là cũng nghĩ đến sự chăm chút yêu thương từ những người thân trong gia đình. Mình muốn con lớn lên cùng với hương vị ẩm thực truyền thống để bồi dưỡng tình yêu với gia đình, quê hương, đất nước, để mai này nếu con có cơ hội đi đến nơi nào đi nữa thì con sẽ luôn tự hào về hương vị ẩm thực Việt Nam.
Những bữa cơm trưa mà chị Bình chuẩn bị cho con trai.
Mình muốn con hiểu rằng để tạo ra giá trị, con không nhất thiết phải làm giống theo người khác, muốn con được bồi dưỡng tâm hồn nhiều hơn, nhiều hơn nữa từ những bữa ăn trưa…” – chị Bình bộc bạch.
Bà mẹ đảm đang tiết lộ, buổi sáng chị thường thức dậy từ 6h, sau đó tập Yoga 30 phút và dành 1 tiếng để nấu bữa sáng cho cả nhà và bữa trưa cho con mang đi học, chị mang cơm đi làm. Vì muốn rèn cho con thói quen ăn uống lành mạnh nên các bữa ăn chị Bình nấu cho con luôn đảm bảo dinh dưỡng, đầy đủ các nhóm chất như: Tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ… Chị Bình chuẩn bị nhiều loại rau xanh để con được ăn đa dạng, tốt cho sức khoẻ và hạn chế các loại đồ chế biến sẵn, đồ chiên, rán nhiều dầu mỡ và nước ngọt.
Chị cũng thường xuyên thay đổi khẩu vị, làm đa dạng các món ăn như: Cơm gạo lứt, mỳ Ý, cháo, xôi… để con quen với nhiều loại đồ ăn khác nhau cũng như giúp bé hứng thú hơn với các bữa ăn mẹ nấu.
Video đang HOT
Chiều nào đi học về Khôi Minh cũng hào hứng kể chuyện các bạn ở lớp thích được mình đổi cơm cho.
Các bữa ăn nhẹ cho con chị Bình thường chuẩn bị những món như trái cây, bánh gạo, bánh quy, sữa tươi để cung cấp vitamin và giúp con có thêm năng lượng.
Mời cơm bình thường con không chịu ăn, mẹ 9x “đổi gió” trang trí đĩa cơm đẹp như phim hoạt hình, kết quả ngoài sức mong đợiĐỌC NGAY
Đặc biệt, trong mỗi bữa ăn chị thường gửi gắm thông điệp yêu thương cho con bằng cách viết lên vỏ quả chuối, cam… những dòng chữ như: “Ngon miệng”, “Mẹ yêu con”, “Yummy”…
Chi phí cho mỗi bữa ăn chị chuẩn bị cho con trai rơi vào khoảng 30-50 nghìn đồng, những hôm có các món như cá hồi thì chi phí có đắt hơn một chút, khoảng 100 nghìn đồng. Hàng ngày, Khôi Minh mang đồ ăn mẹ nấu đến trường rồi gửi vào lò vi sóng để hâm nóng trước khi ăn.
Chiều nào về, Khôi Minh cũng hổ hởi kể chuyện với mẹ: “ Đồ ăn mẹ làm siêu ngon, có nhiều bạn xin đổi đồ với con“. Thấy con kể chuyện mà mắt sáng ngời niềm vui, chị Bình cũng cảm thấy rất hạnh phúc. Chị dự định sẽ nấu cơm trưa cho con đến khi con học hết Tiểu học. Còn khi nào Khôi Minh học lên cấp 2, chị Bình sẽ hướng dẫn để con tự chuẩn bị cơm cho mình.
Cơm trưa chị Bình chuẩn bị cho con rất đầy đặn, đầy đủ chất dinh dưỡng.
Với mong muốn chia sẻ của mình sẽ giúp ích được cho nhiều người mẹ đang có con trong lứa tuổi Tiểu học, chị Bình bày tỏ: “ Những bữa ăn yêu thương mình làm cho con là xuất phát từ tình yêu và sự chăm chút mình dành cho bé và mình tin bất kì người mẹ nào cũng có thể làm được.
Để chuẩn bị những bữa ăn đó, mình đã nhìn vào nhu cầu của con để làm bởi vì mình biết cơ thể con cần được lớn lên bằng những bữa ăn ngon và lành mạnh, tinh thần con sau những bài học căng thẳng thì cần được chăm chút để có thêm sức mạnh“.
Các bữa cơm chị Bình nấu cho con mình đều đa dạng các chất dinh dưỡng.
Cơm gạo lứt với thịt rang, canh rau cải nấu thịt băm.
Cơm gạo lứt với thịt gà kho, đậu luộc.
Cơm gạo lứt với đùi gà luộc, rau cải xào.
Chị Bình còn thường xuyên gửi gắm thông điệp đến con trai bằng những dòng chữ viết trên trái cây.
Chị mong muốn con sẽ có những bữa cơm thật ngon miệng.
Chùm ảnh học sinh mầm non, Tiểu học mếu máo, nức nở ngày đầu trở lại trường: Cho con nghỉ thêm một hôm nữa thôi!
Chắc hẳn khi học sinh mầm non, Tiểu học quay trở lại trường, ông bà, cha mẹ và thầy cô đã phải rất kiên trì dỗ dành để các em thích nghi dần với nhịp sống sau thời gian nghỉ học kéo dài tránh dịch.
Vậy là sau một khoảng thời gian dài nghỉ học phòng tránh dịch COVID-19, sáng ngày 11/5, học sinh Tiểu học, Mầm non trên khắp cả nước đã chính thức đi học trở lại. Ngoài những bạn háo hức, phấn khởi muốn gặp thầy gặp bạn thì cũng xuất hiện không ít tình huống "dở khóc, dở cười" nhanh chóng được chia sẻ trong ngày đầu quay trở lại trường khiến cộng đồng mạng vừa thương lại vừa buồn cười.
Từ sáng sớm các bậc phụ huynh đã chủ động thu xếp đưa con em mình đến trường, hoàn thiện các hoạt động phòng dịch như tiến hành đo thân nhiệt và yêu cầu đeo khẩu trang, sắp xếp vị trí giãn cách tại nơi công cộng giữa các khối lớp, sát khuẩn kỹ lưỡng. Mọi thông tin thân nhiệt của các em học sinh và phụ huynh đều được lưu lại để kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên nhiều cô cậu tỏ ra vẫn tỏ ra khá bỡ ngỡ, òa khóc nức nở ngay tại cổng trường, níu kéo ông bà, cha mẹ mãi không thôi, thậm chí còn đi học muộn, không nhớ vị trí lớp học vì nghỉ dịch quá lâu.
Không quá khó để bắt gặp hình ảnh học sinh Mầm non, Tiểu học oà khóc trong ngày đầu đi học trở lại - Ảnh: Linh Ly/ Beatvn
Dường như ông bà, cha mẹ, thầy cô càng vỗ về, an ủi, tụi trẻ càng khóc to hơn! - Ảnh: Linh Ly/ Beatvn
Nhiều cha mẹ lo lắng nán lại hồi lâu chờ cô giáo thông báo con đã ổn thì mới yên tâm quay bước đi làm - Ảnh: Linh Ly/ Beatvn
Ánh mắt thẫn thờ cùng sự non nớt, bỡ ngỡ khiến bất cứ ai nhìn qua cũng cảm thấy rất thương! - Ảnh: Linh Ly/ Beatvn
Chắc do nghỉ dịch quá lâu, đã quen với nếp sinh hoạt ở nhà nên các bạn ấy cần thêm thời gian để thích nghi khi quay trở lại trường lớp.
Nhiều em mẫu giáo tỏ ra hơi lo lắng, mếu máo bám sát lấy bố mẹ hay thậm chí òa khóc không chịu vào trường.
Những hình ảnh này khiến dân tình nhớ lại hồi học Mẫu giáo, Tiểu học: Có khi nào ngày xưa mình cũng từng như vậy?
Hình ảnh cháu trai tranh thủ ôm ông trước khi vào lớp học.
Từng bị chê là quái vật trong lớp bởi chiều cao "khủng", cô gái trẻ lớn lên và khiến bạn bè phải ghen tị ngược lại Sự khác biệt về chiều cao đã khiến Aly trở thành đối tượng bị bạn bè trong trường bạo hành và bắt nạt. Sự khác biệt đôi khi không giúp chúng ta được yêu thích hơn mà thay vào đó lại trở thành đề tài bị mọi người xung quanh trêu chọc và sỉ vả. Nhưng tất cả những điều tiêu cực ấy,...