Mẹ đảm Hà Nội nặng 43kg vẫn vác từng bao đất lên sân thượng, được vườn 70m2 không thiếu gì
Bằng tình yêu thiên nhiên và mong muốn có rau sạch cho gia đình, chị Hoài Thương (Thanh Xuân, Hà Nội) không quản vất vả, tự mình hoàn thiện khu vườn 70m2.
Từng mơ ước có một ngôi nhà nhỏ nhìn ra khu vườn đầy hoa, chị Thương bắt tay thực hiện vườn sân thượng 70m2, không chỉ có hoa mà còn ngập tràn rau trái. Để từ chính khu vườn nhỏ do mình vất vả vun trồng, mẹ đảm U40 thu hoạch vô số quả ngọt cùng với một khoảng trời bình yên, bầu bạn với cây cỏ trong những ngày nghỉ dịch căng thẳng.
Một góc vườn sân thượng nhà chị Hoài Thương ở Thanh Xuân, Hà Nội.
Nếu làm lại lần nữa, mình sẽ “cầu cứu”
Chị Nguyễn Hoài Thương sinh sống ở Hà Nội, gần 40 tuổi, có vóc người nhỏ nhắn và chỉ nặng 43kg. Chồng chị sợ vợ vất vả nên không quá ủng hộ chuyện làm vườn sân thượng. Thế mà tình yêu thiên nhiên và ước mơ có một khu vườn đã tiếp sức mạnh cho người phụ nữ nhỏ bé ấy. Trong lúc ông xã đi công tác xa nhà, một mình chị khuân từng bao đất lên sân thượng, hoàn thành khu vườn 70m2 trong một tháng.
Nghĩ về khoảng thời gian đó, mẹ đảm Hà Nội vẫn nhớ như in những khó khăn, vất vả: “Mỗi ngày vài bao đất, vài cái chậu leo từ tầng 1 lên tầng 5. Tha lôi vác mấy tấm gỗ lên tầng thượng cưa cưa, xẻ xẻ, đóng thùng giữa cái nắng tháng 4. Mình đen thui, gầy khô, già khú già khắm không ai ngửi được. Bê được thùng nhựa, thùng xốp, đóng được chục cái chậu gỗ, bê vác chỉ vài tấn đất chứ mấy. Với cô gái có cân nặng 43kg, bê thế thì bỏ bèm gì đâu”.
Quyết tâm làm vườn, không quản khó nhọc là thế, nhưng chị Thương thật lòng tâm sự: “Bảo mình làm lại lần nữa thì chắc xin cứu”. U40 Hà Nội cho biết việc khuân vác nặng leo cầu thang ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ và khuyên chị em phụ nữ nên nhờ sự giúp đỡ của đội bê vác hoặc cánh mày râu, hòng giảm bớt gánh nặng.
Cô chủ nhỏ nhắn, tự khuân đất làm vườn 70m2.
Đầu tư 20 triệu đồng cho khu vườn 70m2 “không thiếu thứ gì”
Chị Thương bắt đầu làm vườn 3 năm trước. Mất một tháng để chị hoàn thiện khâu bưng bê đất, đóng thùng, làm khay,… trước khi gieo giống. Thời gian đầu làm vườn, chị nhận thấy có nhiều sâu bệnh, bươm bướm và có cả chim từ nhà hàng xóm sang mổ cây mầm nên chị quyết định đầu tư 10 triệu đồng làm nhà lưới và hệ thống tưới tiêu tự động. Tổng chi phí thực hiện khu vườn ngót nghét 20 triệu đồng.
Một nửa khu vườn là nhà lưới, chị chủ yếu trồng hoa và rau xanh. Còn lại chị làm giàn ngoài trời để trồng các loại cây leo và cây ăn quả. Khu vườn 70m2 gần như không thiếu thứ gì, có thể đáp ứng như cầu thực phẩm cho cả gia đình với các loại rau theo mùa như bắp cải, su hào, súp lơ,… Các loại cây ăn quả như mâm xôi, dưa, đu đủ, khế, ổi,… Tất nhiên là không thể thiếu các loại hoa tô điểm như đồng tiền, cúc, hoa hồng,…
Vườn sân thượng gồm 2 phần là nhà lưới và vườn ngoài trời.
Vốn là người yêu cái đẹp nên chị Thương đề cao tính thẩm mỹ của khu vườn. Chị chọn trồng đa dạng các giống rau nhiều màu sắc như bắp cải tím, súp lơ tím, súp lơ vàng,… để vườn rau thêm sinh động và thích mắt. Nhờ chị Thương chăm mát tay mà góc nào cũng có cây xanh tươi tốt và hoa trái nở rộ.
Video đang HOT
Vườn sân thượng không thiếu thứ gì.
Học hỏi như một kỹ sư nông nghiệp
3 năm làm nông dân sân thượng là khoảng thời gian chị Thương tìm tòi và học hỏi kiến thức trồng trọt như một kỹ sư nông nghiệp chính hiệu. Chị đọc tài liệu, tìm xem các video để biết cách làm đất và chăm sóc từng loại cây trồng. Chị Thương cho biết vườn sân thượng khác nhiều so với vườn mặt đất, do đất không có đủ dưỡng chất tự nhiên nên đòi hỏi người trồng cây phải thường xuyên cải tạo và bổ sung chất dinh dưỡng.
Thông thường cứ 10 – 15 ngày, chị Thương sẽ bổ sung dinh dưỡng cho đất một lần. Mỗi lần trồng giống cây mới, chị đều cải tạo để đất không bị bạc màu, giữ cho tơi đất xốp và nhiều nước. Mỗi loại cây trồng, chị đều có phương pháp gieo trồng và chăm sóc phù hợp, đúng mùa vụ nên cho năng suất cao.
Chẳng hạn như với bắp cải, chị Thương cho biết loại rau này chỉ trồng vào mùa đông vì đặc tính ưa lạnh. Tuy nhiên nhờ kỹ thuật phát triển nên có cả giống cây lai tạo chịu nhiệt. Có bắt đầu vụ rau sớm gieo vào cuối tháng 7 – đầu tháng 8, trồng vào cuối tháng 8 – trong tháng 9 và thu hoạch vào tháng 11 – 12. Khi cây có 4 – 6 lá thật là thời điểm trồng tốt nhất (trong khoảng 20 – 30 ngày).
Từ kiến thức mình học được và kinh nghiệm làm vườn lâu năm, chị Thương đã đúc kết những kinh nghiệm quý giá trong việc gieo trồng bắp cải:
- Việc làm đất là công đoạn đầu tiên nhưng rất quan trọng, cần phải làm đất kỹ, cho tơi xốp, mỗi luống rộng 80 – 100 cm, cao 25 – 30 cm. Sau đó, bón phân cho cây.
- Hạt giống trước khi gieo phải ngâm vào nước ấm 50 độ C trong 20 phút, sau đó ngâm nước lạnh từ 8 – 10 giờ. Lượng hạt gieo 1,5-2,0 g/m2. Gieo xong phủ lên một lớp rạ dày 1-2 cm, sau đó dùng ô doa tưới đẫm nước. Trong 3 – 5 ngày sau gieo tưới 1-2 lần/ngày, khi hạt nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất ngừng tưới 1-2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới 1 lần.
- Nhổ tỉa cây bệnh, cây không đúng giống, để mật độ 3 – 4 cm. Sau mỗi lần nhổ tỉa kết hợp tưới thúc bằng phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Không tưới phân đạm.
- Không nên trồng cây con non quá sẽ dễ bị chột, chết, tốt nhất nên để cây có 6 – 7 lá thật rồi mới trồng.
- Bắp cải thường dễ nhiễm sâu bệnh vào lúc mới trồng, khi còn non như sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy sọc cong, rệp, bệnh héo xanh… Riêng đối tượng rệp, bọ nhảy cần kiểm tra và xử lý triệt để, tránh lây lan và phát sinh mạnh ở giai đoạn sau.
- Có thể dùng biện pháp thủ công như ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh đem tiêu huỷ. Sử dụng các loại bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ trong suốt thời gian sinh trưởng của cây (cả vụ).
Ngoài rau trái, khu vườn còn mang đến những giá trị tinh thần cho mẹ đảm Hà Nội. Hàng ngày, chị đều dậy sớm thăm vườn, vừa tập thể dục vừa tưới cây. Nhìn khu vườn do chính tay mình vun trồng đơm hoa kết trái, cung cấp thực phẩm ngon ngọt cho cả gia đình, chị Thương cảm thấy rất đỗi hạnh phúc và thư thái. Khu vườn nhỏ cũng là nơi ươm mầm tuổi thơ con. Các con được sống gần gũi thiên nhiên, có không gian xanh vui đùa và biết thêm kiến thức trồng trọt dù ở nội thành Hà Nội.
Thông qua khu vườn nhỏ nhà mình, chị Thương hy vọng có thể lan toả tình yêu vườn đến nhiều người hơn. “Mình mong rằng mỗi nhà có thể trồng 5, 6 chậu cây nho nhỏ để các bé học trồng cây và gia đình cũng có thêm rau sạch ăn hàng ngày. Đặc biệt là trong thời gian giãn cách như hiện tại, chị em phụ nữ có thể tự cung tự cấp mà không cần đi chợ nhiều”, chị Thương tâm sự.
Tái chế thùng xốp dùng hơn chục năm, mẹ đảm bội thu vườn rau xanh sân thượng 30m2 giữa phố
Chị Mai Hương cho biết tận dụng thùng xốp giúp người thích làm vườn tiết kiệm chi phí, đồng thời giảm rác thải ra môi trường.
"Sống xanh" không vĩ mô như nhiều người nghĩ. Sống xanh hay bảo vệ môi trường xuất phát từ những hành động nhỏ trong sinh hoạt đời thường của mỗi chúng ta. Hơn chục năm làm nông dân sân thượng, chị Mai Hương (42 tuổi, quê Hải Phòng) đã mang cuộc sống mới đến cho thùng xốp và chai nhựa, thông qua việc tái chế chúng để làm vườn. Để rồi từ khu vườn thùng xốp, cả không gian nhà ở lẫn tâm hồn chị đều xanh mát, trong lành.
Khu vườn thùng xốp trên sân thượng nhà chị Mai Hương.
Khu vườn thùng xốp 30m2 giữa Hà Nội
Chị Mai Hương chia sẻ chị bắt đầu làm vườn hơn chục năm về trước, vào năm 2010. Khi đó vừa xây xong nhà, chị liền bắt tay bê đất lên sân thượng làm vườn với mong muốn phủ xanh không gian sống, có rau sạch cho con ăn dặm và cũng để thoả đam mê trồng trọt của chính mình. Khu vườn sân thượng rộng 30m2 vì thế mà ra đời.
Góp nhặt dần dần, phải hơn nửa năm chị Mai Hương mới hoàn thiện khu vườn nhỏ, từ khâu mang đất, trộn giá thể, làm thùng làm kệ,... Vì diện tích vườn không lớn nên chị Hương rất khéo léo trong việc sắp xếp, bố trí sao cho trồng được nhiều cây xanh nhất. Vườn nhà có khung sắt cho các loại cây leo giàn, bên dưới có kệ 2 tầng đặt thùng xốp. Ngoài ra gia đình còn làm thêm hệ thống tưới nhỏ giọt để đảm bảo những ngày nắng nóng hoặc đi vắng thì cây không bị chết.
Kệ 2 tầng giúp tối ưu diện tích khu vườn.
Chị trồng các loại cây leo, cây ăn quả trong thùng xốp lớn và xung quanh tường để tiện cho việc leo/ bám. Còn các thùng nhỏ hơn thì trồng rau ăn lá theo mùa. Chị Hương từng trồng đủ loại cà chua, hoa và cả dâu tây,... Hiện tại, dựa vào thời tiết ở Hà Nội, chị trồng mùng tơi, rau đay, hành, hẹ, đỗ ván, đậu biếc, rau muống, rau dền, cà tím,... Khu vườn đáp ứng được 50% nhu cầu rau sạch cho gia đình, mùa nào rau nấy, tươi ngon và dinh dưỡng.
Khu vườn có đủ loại rau trái theo mùa.
Cà chua.
Khu vườn thùng xốp 30m2 xum xuê.
Theo chị Mai Hương, khó khăn nhất khi làm vườn sân thượng là mang vác đất. Ngoài ra, vào mùa hè nắng nóng, phải đảm bảo che chắn và tưới nước thường xuyên tránh cho cây bị héo. Việc chống thấm phải được làm kỹ lưỡng. Mặt khác do trồng trong thùng xốp nên có những loại cây leo hoặc bộ rễ lớn khó mà đáp ứng nhu cầu phát triển để có thể cho thu hoạch.
Thêm 10 năm tuổi đời cho rác thải
"Nhân vật chính" trong vườn nhà chị Hương chính là thùng xốp xin bạn bè hoặc mua từ những cửa hàng hoa quả ở chợ. Chị Hương từng sử dụng nhiều vật liệu khác nhau. Tuy nhiên theo người mẹ quê Hải Phòng, thùng xốp có ưu điểm nhẹ, bền, dễ kiếm và đặc biệt rất rẻ. Thùng xốp mua lại chỉ 10.000 đồng/thùng. Đối với những chiếc thùng đi xin, chị dường như mất 0 đồng để có được một luống rau xanh rì.
Chị Mai Hương chủ yếu trồng rau trong thùng xốp.
Hơn 10 năm trồng cây trong thùng xốp, chị Mai Hương mới phải thay thùng một lần. Như vậy, chị đã giúp rác thải - những chiếc thùng xốp vốn sẽ bị vứt đi sau khi đựng đồ, có thêm 10 năm tuổi đời và góp phần giảm rác ra môi trường. Chia sẻ kinh nghiệm trồng cây xanh tốt trong thùng xốp, chị Hương cho biết: "Hồi đầu mình cứ mua thùng về là bỏ đất rồi đục mấy cái lỗ dưới đáy, khi tưới hoặc mưa nó trôi hết đất xuống sàn rất bẩn.
Sau đó mình có học được các anh chị trong hội trồng rau cách làm thùng là đục lỗ cạnh thùng và làm cái phễu thoát bằng chai nhựa. Làm thùng kiểu này luôn giữ được một lượng nước dưới đáy thùng, không bị thoát đi hết và chỉ có nước thừa bị chẩy ra ngoài qua chai nhựa cũng không bị trôi chất dinh dưỡng và giá thể".
Cận cảnh thùng xốp được chị Hương xử lý giúp trồng cây xanh tốt, tránh thất thoát nước và chất dinh dưỡng cho cây.
Cụ thể hơn, để thùng xốp trở thành thùng trồng cây bền đẹp, chị Mai Hương tái chế trong 4 bước là ghép thùng, dán thùng, đục lỗ thoát nước, tạo phễu thoát nước bằng chai nhựa. Các vật dụng cần có gồm băng keo, kéo, chai nước, dao rọc giấy và mỏ hàn nhựa.
Chị Hương cho biết ghép thùng xốp giúp tăng diện tích trồng.
Sử dụng băng keo ghép và quấn quanh thùng để dính chặt và tăng độ bền cho thùng xốp.
Đục lỗ ngang hông cách đáy thùng 5-10cm để thoát nước.
Nhét chai nhựa đã đục lỗ để làm"phễu" thoát nước. Nước sau khi ngấm hết vào đất, phần thừa sẽ thoát ra đây, hạn chế tối đa thoát theo đất và phân, giữ cho sàn sạch sẽ
Chị Hương chia sẻ, trồng rau bằng thùng xốp cũng là một cách tái chế và sống xanh. Từ khi có khu vườn, mọi mệt mỏi và căng thẳng đều tan biến. Người mẹ quê Hải Phòng cho biết thời gian mày mò trồng cây, xới đất, thu hoạch rau quả,... mang đến những niềm vui nho nhỏ nhưng không gì sánh được. Hơn thế, chị còn góp phần bảo vệ môi trường và tạo ra không gian xanh trong chính ngôi nhà của mình.
Mướp táo là gì mà đang khiến người yêu trồng cây phát sốt? Giàn mướp trên khoảng không sân thượng nhỏ xíu nhưng trái thì lúc lỉu, vỏ xanh mướt như mướp hương, còn mình thì tròn bụ bẫm như trái táo. Mướp táo là cây gì mà đang khiến nhiều người mê mẩn, muốn trồng ngay? Mướp táo lúc lỉu trên vườn sân thượng - ẢNH BÙI THỊ NGA Gần đây, mướp táo là gì...