Mẹ đảm gợi ý cách để con hào hứng ngồi vào ghế ăn thay vì ép con ăn hay vừa ăn vừa xem tivi
Chỉ cần mẹ chuẩn bị chưa đầy 30 phút, bé Đôla đã tự ngồi vào ghế chờ đợi bữa ăn một cách đầy hào hứng.
Dành thời gian cho con từ những điều nhỏ nhất, như tự tay chăm chút từng bữa ăn luôn là mong ước của nhiều mẹ. Chị Bích Tỷ (26 tuổi, hiện đang sống tại Tp.HCM) cũng không là ngoại lệ. Mỗi ngày, dù bận đến mấy, chị Bích Tỷ cũng vẫn sắp xếp để biến những đĩa thức ăn của con thành một tác phẩm nghệ thuật, sinh động và phong phú vô cùng. Nhờ vậy bé Xuân Phú (tên ở nhà là Đôla, 27 tháng tuổi) luôn thích mê, háo hức đợi chờ đến giờ để trở thành “thực khách” thưởng thức bữa ăn mà đầu bếp mẹ dày công chuẩn bị.
Chị Bích Tỷ luôn cố gắng dành những khoảng thời gian chất lượng cho con.
Chị Bích Tỷ chia sẻ, chị bắt đầu trang trí các bữa cơm cho con khi bé Đôla được 2 tuổi: “Mình bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng bằng phương pháp 3 trong 1: Kết hợp giữa ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống và ăn dặm bé tự chỉ huy. Từ 11 tháng, bé đã ăn cơm như người lớn được. Nhưng phải đến khi bé được 2 tuổi, mình mới bắt đầu trang trí khay cơm cho con. Bởi đây là lúc mình thấy con đã biết về mọi thứ, tò mò học hỏi, biết thưởng thức cái đẹp, giai đoạn tập nói. Thêm vào đó, con cũng có chút lười ăn nên mình trang trí cơm để biến mỗi giờ ăn của con thành giờ khám phá, giờ chơi và thích thú thưởng thức hơn”.
“Vốn liếng dắt lưng” được chị Bích Tỷ gom lại từ khi bé Đôla mới bước vào hành trình ăn dặm. Khi đó, chị lướt các trang báo, các hội nhóm, nhìn thấy các mẹ trang trí đồ ăn hấp dẫn cho con là lưu ảnh lại và ấp ủ nghĩ tới việc cũng sẽ bày biện tương tự. Chị cũng tự mày mò tìm hiểu và nghiên cứu cách làm, dần dần vừa làm vừa học. Khi thực sự bắt tay vào, trong vài lần đầu cũng không tránh khỏi bày bừa, lúng túng, mất thời gian. Nhưng sau đó, mọi thứ đều dễ dàng, nhanh gọn vì đã có sẵn trải nghiệm, cộng với điều chỉnh từ những lần khó khăn trước.
Mẹ thích làm, con thích ăn là kết quả lớn nhất mà chị Bích Tỷ thu nhận được khi bắt tay vào hành trình trang trí bữa ăn cho con. “Mỗi bữa ăn dần trở thành từng tác phẩm. Con ăn uống thích thú làm mẹ cũng vui, sẵn tiện mẹ dạy con nói luôn. Đôla chỉ cần mẹ nói 1 lần là nhớ các con vật. Mỗi bữa ăn của con là 1 niềm vui, là 1 bài học, đem lại cảm giác thích thú, khơi gợi sự thèm ăn của con chứ không phải là nghĩa vụ con phải ăn hết suất cơm này. Có nhiều mẹ hỏi mình con có ăn hết không thì câu trả lời là tùy lúc. Bởi mình không ép con ăn, mà để con vui vẻ, tự giác. Người lớn có món ngon, món dở thì trẻ con cũng vậy. Mình tôn trọng con hoàn toàn, việc của mẹ là làm hết sức thôi”, chị Bích Tỷ chia sẻ.
Chị cho rằng thay vì xới một bát cơm rồi này nỉ con ăn đi, giục con ăn nhanh, cho con xem tivi, hoặc đi ăn rong cả tiếng đồng hồ, các mẹ hãy thử áp dụng cách trang trí bữa ăn đẹp mắt hơn để cải thiện sự lười ăn cho con. Với bé Đôla, mỗi ngày chị đều nói trước với con là sẽ làm “cơm gấu”, “cơm ếch”, “cơm hình cá”… cho con. Khi mẹ làm xong, đặt lên bàn và hỏi đây là con gì, bé đều trả lời được là “gấu”, “ếch” hoặc “cá”. Sau đó, mẹ bảo bé ăn con gấu/con cá/con ếch đi… hay nhắc bé về các bộ phận tay/chân… Bé sẽ vừa nói theo, vừa ăn ngon lành, vừa thu nhận được nhiều kiến thức một cách rất tự nhiên. Ngoài ra, mẹ sẽ hỗ trợ bé ăn thêm phần thịt cá, rau, bữa ăn nhờ thế luôn kết thúc trong vui vẻ và nhanh gọn.
Bé Đôla luôn háo hức để thưởng thức những bữa cơm được mẹ trang trí đẹp mắt.
Video đang HOT
“Nếu mẹ chỉ lấy cơm cho con ăn, kêu mãi con mới chịu ngồi 1 chỗ ăn mà phải có đồ chơi hoặc xem tivi. Nhưng với cơm trang trí, thấy mẹ làm là con đã chạy đi chạy lại để xem. Mẹ làm xong là con kêu “chụp hình” vì thấy mẹ chụp hình trước bữa ăn quen rồi. Sau đó con sẽ tự chuẩn bị ghế và ngồi chờ đợi. Đầu tiên, con sẽ bốc các chi tiết nhỏ như mắt mũi, cà rốt,… Cái nào thích thì ăn trước rồi mới ăn cơm”, chị Bích Tỷ tâm sự thêm.
Nhiều mẹ ngại làm vì tốn nhiều thời gian, chị Bích Tỷ cho rằng mỗi ngày mẹ làm một bữa trang trí sẽ chỉ mất khoảng 30 phút. Bố mẹ ăn gì, con ăn nấy chứ không phải nấu riêng. Chỉ cần mẹ có 1 chút sáng tạo, sắp xếp và trang trí thức ăn thì con đã có 1 bữa ăn đẹp mắt cho con.
Bật mí trong việc nhuộm màu sắc cơm, chị Bích Tỷ cho hay: “Về phần màu sắc của cơm, mình làm hoàn toàn từ màu tự nhiên của các loại rau củ như cà rốt, củ dền, rau bina… Mình ép lấy nước ép tươi cô đặc và trữ đông dùng trong tuần. Mỗi ngày mình lấy ra một viên rã đông và dùng khoảng 1 muỗng cafe hoặc hơn tùy lượng cơm, trộn vào cơm lúc nấu chín còn nóng, rồi cho vào màng bọc thực phẩm nặn hình con vật. Cái này như chơi trò nặn đất sét vậy, cũng rất thú vị”.
Mình sẽ lên thực đơn từ trước, ví dụ ngày mai gia đình mình sẽ ăn món gì, gồm những thực phẩm nào, sẽ lên ý tưởng tạo hình con gì cho phù hợp. Tới lúc bắt tay vào làm rất nhanh, vừa rã đông màu, cắm cơm, trong lúc đợi cơm chín thì làm đồ ăn, lúc sơ chế rau củ quả sẵn thì cắt tỉa một ít những chi tiết mình cần luôn, tùy vào mỗi món ăn”.
“ Các món hấp thì làm trước rồi cho vào nồi cơm hấp cùng luôn, cơm chín trộn màu rồi tạo hình. Đối với các món ăn như kho, chiên thì làm trong lúc nấu cơm. Đối với món xào thì tạo hình cơm xong mới xào, sau đó cho ra đĩa sắp xếp, thức ăn nhờ vậy vẫn còn nóng“. Chị cho rằng chỉ cần xác định bắt tay vào việc trang trí bữa cơm cho con, mẹ nào cũng sẽ tự đúc rút ra được kinh nghiệm để ngày càng thuần thục, rút ngắn thời gian hơn và không hề cầu kỳ hay khó khăn như vẫn nghĩ. Đổi chút thời gian lấy những gì nhận được thì quả thật rất xứng đáng.
Hãy cùng ngắm thêm một số đĩa thức ăn chị Bích Tỷ đã chuẩn bị cho bé Đôla để các mẹ có thêm những ý tưởng mới trong việc trang trí bữa ăn cho con:
Bạn cua màu cam được làm từ cà rốt.
Màu của cơm hoàn toàn được làm từ rau củ, ép lấy nước, trữ đông và dùng cho mỗi tuần.
Bức tranh nhiều màu sắc, đầy tính sáng tạo mà mẹ dành cho bé.
Theo Helino
Mẹ Việt Kiều chia sẻ thực đơn ăn dặm đẹp như tranh, hạnh phúc khi thấy con ăn 'thun thút' mỗi bữa
Ăn dặm cùng con với chị Kiều (hiện đang sinh sống tại Canada) chưa bao giờ là cuộc chiến, thay vào đó là những khoảnh khắc hạnh phúc khi nhìn thấy con ăn thun thút mỗi bữa.
Chị Kiều chia sẻ, chị cho con ăn dặm khi bé được vừa tròn 6 tháng và không nhất thiết theo phương pháp nào cả, bà mẹ trẻ linh động cho con ăn theo kiểu 3in1. "Mới đầu mình cho con ăn dặm kiểu Nhật. Khi con làm quen với từng loại và mùi vị thức ăn thì mình lại chuyển sang ăn dặm truyền thống. Khi con biết nuốt nhai tốt, mình cho con ăn dặm truyền thống và ăn xen kẽ BLW".
Chị Kiều và con trai (Ảnh: NVCC)
9X Việt Kiều cũng cho biết, ban đầu bé rất hợp tác, rất thích thú mỗi khi đến giờ ăn, tất nhiên cũng có thời gian bé biếng ăn theo giai đoan, biếng ăn sinh lý, nhưng chị rất tôn trọng con, không ép con ăn, mặc dù có những bữa bé chỉ nhìn rồi ăn 1-2miếng, khóc lóc đòi ra khỏi ghế không chịu ăn nữa, lúc đó chị sẽ cho con 3 cơ hội nếu con vẫn không chịu thì kết thúc bữa ăn luôn, chờ bữa kế tiếp mới cho con ăn.
Mộ ngày chị Kiều cho con ăn 2 bữa chính 3 bữa phụ. Ví dụ, bữa trưa cho con ăn dặm truyền thống thì tối sẽ ăn dặm BLW. Khi sinh bé đầu tiên, chị hoàn toàn thất bại về chuyện ăn uống của con, nên lúc mang bầu bé thứ 2, chị Kiều hay lên mạng tim hiểu và học hỏi kinh nghiệm các mẹ đi trước, thê nên bây giờ đối với chị mỗi bữa ăn cả mẹ và con rất vui vẻ, không có tiếng khóc hay tiếng nạt nộ.
9X Việt Kiều cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi (Ảnh: NVCC)
Trước khi cho con ăn dặm, chị cũng chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như bát, đĩa, thìa, công cụ chế biến đồ ăn riêng cho bé. Đồ ăn được chị Kiều đi chợ 2 ngày 1 lần để để đảm bảo đồ ăn tươi cho bé, về khâu chế biến đồ ăn thì con ăn cùng với gia đình, bố me ăn gì con ăn đó, chỉ là trước lúc nêm gia vị thi mẹ lấy ra phần của bé trước rồi mới nêm nếm gia vị.
"Lúc bé chưa được 1 tuổi, mình hầu như không nêm nếm gia vị gì cho bé, vì trong rau, đồ ăn của bé đã có vị ngọt tự nhiên rồi. Lúc bé được 1 tuổi cho đến bây giờ, mình có nên nhưng dùng loại gia vị tự nhiên đành riêng cho con.
Nhiều người cứ bảo ăn BLW con ăn chẳng được bao nhiêu, lại ném đồ bừa bãi, nhưng quan điểm của mình thì không ngại dọn dẹp khi con ăn vứt đồ ăn linh tinh. Mình chỉ mong mỗi bữa ăn của con được vui vẻ, được khám phá những đồ ăn mẹ nấu, qua đó mình có thể dạy con những thứ được mẹ trang trí trên đĩa thức ăn là những gì...", bà mẹ hai con đưa ra quan điểm.
Bé Micheall rất thích thú với mỗi bũa ăn của mẹ (Ảnh: NVCC)
Về khâu chế biến, chị Kiều rất ít khi chiên xào hay kho các kiểu, mà ưu tiên hấp hoặc luộc đồ ăn cho bé, bởi vừa tiết kiệm thời gian lại đảm bảo được dinh dưỡng. Chị cho bé ăn rau củ quả là chủ yếu, mỗi bữa ăn của con có đủ 4 nhóm dinh dưỡng, nhưng về nhóm đạm thì được ăn ít hơn.
Độ thô cho bé được 9X Việt Kiều tăng dần như sau: " Từ bắt đầu ăn dặm - 6 tháng tuổi, thức ăn dặm mình làm ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước. Cháo thì tỷ lệ 1:10 (1 muỗng gạo : 10 muỗng nước), rau củ quả cũng xay nhuyễn, mịn và rây. Nấu cháo đúng tỷ lệ trước, sau đó để riêng từng món cho bé ăn. Khi bé hết 7 tháng tuổi, mình cho bé ăn cháo hạt vỡ, đến 8 tháng bé ăn cháo nguyên hạt, 9 tháng đã ăn được cơm nát. Hiện tại, con đã có thể ăn cơm cùng với gia đình".
Với những trải nghiệm của mình về hành trình cho con ăn dặm chị Kiều đưa ra lời khuyên cho các mẹ, điều quan trọng nhất là hãy tin tưởng và tôn trọng con, mẹ phải luôn kiên trì vượt qua những giai đoạn biếng ăn của con. Không nên ép con ăn, nạt nộ con trong bữa ăn chỉ làm cho tình trạng biếng ăn của con thêm nặng hơn. Vậy nên các mẹ cứ hãy tin tưởng ở con thì con sẽ vì mẹ mà cố gắng.
Cùng chiêm ngưỡng thực đơn ăn dặm đẹp như tranh vẽ của chị Kiều chuẩn bị cho con mỗi bữa nhé!
Văn Anh
Theo emdep
Trẻ không chắc sẽ hết biếng ăn nhờ ăn dặm kiểu Nhật Nếu được thực hành thói quen ăn tốt như ăn dặm kiểu Nhật ngay từ ngày đầu tiên, liệu trẻ có hết biếng ăn? Câu hỏi này chắc chắn là mối quan tâm của nhiều cha mẹ. Biếng ăn là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là với nhóm trẻ ở độ tuổi từ 1-3. Ước tính, có đến 40% trẻ ở...