Mẹ đảm chia sẻ “tất tần tật” bí quyết tổ chức tiệc tại gia “chuẩn không cần chỉnh”, chị em tham khảo ngay cho mùa tiệc tùng cuối năm
Những ngày cuối năm, nếu bạn phải tổ chức tiệc tại gia thì đây chính là tất cả bí quyết dành cho bạn.
Chị Thùy Linh vốn là một người thích tiệc tùng và thường hay tụ tập bạn bè người thân ở nhà mình để tổ chức tiệc. Là “chủ xị” nên chị có nhiều kinh nghiệm tích lũy được để chia sẻ với mọi người, sau đây là 10 điểm quan trọng trước và trong ngày đại tiệc chị em cần lưu lại để thực hiện. Đảm bảo sẽ có một bữa tiệc tổ chức tại gia hoành tráng mà bản thân sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
TRƯỚC NGÀY ĐÃI TIỆC
1. Góc trang trí:
- Bong bóng: Tham khảo các shop bán đồ trang trí theo nguyên bộ và đặt mua trước một tuần. Lưu lại hình mẫu của shop và nhờ một số khách tới sớm giúp bơm bong bóng gắn lên như hình mẫu.
- Bánh kem: Nếu tự làm thì làm trước một ngày rồi để tủ lạnh. Nếu mua ở ngoài thì nên chọn mẫu và đặt trước một tuần, tránh chủ quan đặt cận ngày lỡ đơn hàng ngày đó nhiều rồi họ từ chối đơn của mình thì mệt.
- Hoa: Mua hoa và cắm sẵn vào ngày hôm trước hoặc sáng sớm ngày đãi tiệc.
(Nếu chỉ là tiệc họp mặt gia đình hoặc bạn bè thì bỏ qua bước trang trí này nhé).
2. Nếu không muốn rửa chén đĩa nhiều thì nhất định phải trang bị sẵn vài cái mẹt trong nhà. Đây là bí kíp mà mà chị Linh tâm đắc nhất. Dùng mẹt sau đó bên dưới lót lá chuối đã được rửa sạch sẽ đựng được nhiều thức ăn mà bày biện cũng đẹp.
3. Lên thực đơn trước càng sớm càng tốt , chọn lựa những món phù hợp với khả năng và quỹ thời gian của bản thân.
1. Gỏi gà 2. Gỏi cuốn 3. Chả giò 4. Canh rau củ
4. Nếu chỉ có một mình một bếp thì nên kèm thêm các món ăn liền như nem chua, chả lụa, kim chi, củ kiệu,… sẽ giảm được chút công nấu nướng.
5. Chọn những món chế biến đơn giản nhưng bao gồm nhiều nguyên liệu như lẩu hoặc các món cuốn để bàn tiệc trông hoành tráng hơn.
6. Chỉ có đồ hải sản tươi sống thì cần mua lúc sáng sớm ngày đãi tiệc, còn lại tất cả những đồ khác thì lên danh sách chi tiết rồi vào siêu thị mua hết một lượt vào ngày hôm trước.
1. Cari gà 2. Tôm hấp trái dừa 3. Beefsteak 4. Khoai tây xúc xích chiên 5. Salad
VÀO NGÀY ĐÃI TIỆC
7. Dành thời gian buổi sáng để sơ chế tất cả các nguyên liệu (cắt, rửa, tẩm ướp, luộc rau, tỉa hoa, phân loại ra từng hộp và túi để vào tủ lạnh). Những món nước như lẩu, cari, bò kho,… nên tranh thủ làm luôn. Nếu đãi tiệc trưa thì bước này làm vào chiều tối hôm trước nhé.
8. Sau khi ăn trưa, nghỉ trưa phè phỡn thì 3 giờ chiều bắt đầu cho món nướng vào lò hoặc cho thịt vào luộc, chiên lần 1 với những món như chả giò, khoai tây,… làm nước chấm, nước trộn gỏi. Tranh thủ đi gội đầu.
9. Làm món hấp, hâm nóng lại món nước đã nấu buổi sáng, chiên lần 2 với các món cần ăn giòn, hoàn thiện tất cả và trang trí. Nếu trong menu có beefsteak thì nhớ thực hiện cuối cùng vì để lâu ăn mất ngon.
10. Tắm rửa, thay đồ, trang điểm sương sương, tiếp khách và nhập tiệc.
Trăm hay không bằng tay quen, càng làm sẽ càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm để lần sau tốt hơn lần trước.
Video đang HOT
1. Mì xào 2. Gỏi bò 3. Cá sốt chua ngọt 4. Tôm hấp trái dừa 5. Gà nổ muối hột 6. Xôi gấc 7. Nem chả cuốn
Chuyên mục Ăn ngon đã có cuộc trao đổi ngắn với chị Linh để nghe chị chia sẻ thêm về những kinh nghiệm tổ chức tiệc tại gia của chị.
Chào chị Thùy Linh, có vẻ gia đình chị rất hay to chuc tiec tai nha?
Do mình rất thích nấu ăn nên thường chọn tự tổ chức tiệc tại nhà vào các dịp như: tất niên, tân niên, sinh nhật của từng thành viên trong gia đình, một sự kiện nào đó của hội bạn thân hoặc có khi chẳng cần lí do nào cả, được gặp nhau là vui rồi.
Vậy không biết, m oi lan to chuc tiec nhu vay chi se mat khoang thoi gian bao lau đe chuan bi tu luc len y tuong toi khi thuc hien?
Mỗi lần tổ chức thì chỉ cần suy nghĩ về thực đơn và ý tưởng trang trí trước một tuần, còn thời gian thực hiện thì chỉ mất một ngày rưỡi thôi.
1. Gỏi bò ngũ sắc 2. Chả giò rế 3. Sườn non kho 4. Tôm xào mướp, giá 5. Gỏi gà 6. Canh gà hầm rau củ 7. Cua hấp
Theo chi, khau nao la quan trong nhat trong qua trinh to chuc mot buoi tiec cho gia đinh?
Theo mình, khâu quan trọng nhất trong quá trình tổ chức tiệc tại gia đình đó chính là việc chọn thực đơn sao cho phù hợp với quỹ thời gian mà mình có và ước lượng phần ăn sao cho không bị thiếu hoặc không bị dư nhiều.
Với linh nghiệm dày dặn trong việc tổ chức tiệc tại nhà, chị rút ra được điều gì quan trọng nhất và muon chia se cho cac chi em khac?
Một kinh nghiệm tâm đắc mà mình muốn chia sẻ với các chị em, đó là: Nếu không có nhiều thời gian và không muốn tổn hao nhiều công sức nhưng vẫn muốn có một mâm tiệc nhìn đầy đặn, bắt mắt thì nên chọn những món chế biến đơn giản nhưng thành phần bao gồm nhiều nguyên liệu như là các món lẩu hoặc gỏi cuốn. Các món hấp và món ăn liền như nem chua, chả lụa cũng là lựa chọn lí tưởng cho chị em muốn tiết kiệm thời gian.
1. Nem chua, chả lụa 2. Tôm hấp 3. Cá hấp nước tương 4. Gỏi xoài 5. Mực xào 6. Kho quẹt rau luộc 7. Lẩu cá bóp nghêu
Tổ chức tiệc nhiều như vậy chắc chắn sẽ có rất nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Chị vui lòng chia sẻ một trong số đó với mọi người nhé!
Có một kỉ niệm vui mà mình nhớ nhất đó là lần đầu tiên làm tiệc tại nhà, mời khách 6 giờ chiều nhưng do chưa có kinh nghiệm nên tận 8 giờ mới hoàn thành. Lúc đấy mọi người đều đã đói lắm rồi nhưng vẫn phải đợi mình bày biện chụp hình xong mới được ăn.
1. Gỏi bò ngũ sắc 2. Tôm hấp nước dừa 3. Mực hấp gừng 4. Lẩu khổ qua, cá thác lác
Vào bếp đối với mình chưa bao giờ là gánh nặng, gượng ép hay áp lực. Mỗi lần vào bếp, dù là làm bất kì món gì thì đối với mình đó đều là một trải nghiệm thú vị.
1. Chả hấp 2. Tôm hấp 3. Mực xào 4. Canh rau củ 5. Sườn non kho 6. Gỏi bò ngũ sắc
Chị em cùng tham khảo thêm một số bữa tiệc do chị Thùy Linh chuẩn bị nhé!
1. Lẩu cá điêu hồng 2. Bánh mandu chiên giòn 3. Gà luộc 4. Gà nướng xôi lòng gà xào rau củ
1. Cá sốt cà 2. Gà hấp 3. Canh rau củ 4. Nem, chả
1. Chả giò rế, chả chiên cuốn rau 2. Gỏi tôm, dưa leo 3. Gỏi cà pháo, thịt bò 4. Nghêu hấp 5. Cari gà
1. Cơm cháy kho quẹt rau luộc 2. Chả ram tôm đất 3. Gà chiên nước mắm 4. Lẩu gà tiềm ớt hiểm
Một lần nữa cảm ơn chị Thùy Linh đã vui lòng chia sẻ cùng độc giả của aFamily. Chúc chị luôn mạnh khỏe, tràn đầy năng lượng và mỗi lần vào bếp luôn là một điều vui với chị!
GÓC TÁC GIẢ
Chị Phạm Thị Thuỳ Linh, sinh nam: 1986, hiện đang là nhân viên văn phòng (Điều hành tour du lịch trong và ngoài nước), sống tại: Quận 7, Tp. HCM
6 cách đơn giản trong quản lý chi tiêu để bạn không còn kêu trời mỗi dịp cuối tháng
Bạn không thể tiết kiệm tiền, luôn lạm chi, bạn phải ăn mỳ tôm mỗi cuối tháng...? Vậy thì hãy học 6 mẹo siêu đơn giản này.
Bạn có thấy rằng, thời kỳ đầu của dịch Covid, khi ở nhà nhiều hơn trước kia, bạn thậm chí còn chi nhiều tiền mua sắm hơn trước kia? Chán nản vì bị mắc kẹt trong nhà và phải hạn chế đi lại, bạn sẽ liên tục vào mạng, điều này đã dẫn đến việc mua sắm trực tuyến quá đà.
Chính vì vậy, việc có một kế hoạch và theo sát kế hoạch sẽ tốt hơn việc sử dụng tùy ý về số tiền bạn nghĩ mình nên tiết kiệm và chi tiêu.
Bất kể bạn đang ở đâu trong hành trình tài chính của mình, không bao giờ là quá muộn (hoặc quá sớm) để quản lý tiền tốt hơn.
1. Nếu bạn đang chi tiêu quá nhiều cho thực phẩm, hãy tự lên thực đơn cho cả tháng
Tất nhiên, sẽ là tiết kiệm nhất nếu bạn có thể tự nấu nướng. Nhưng nếu bạn vẫn quá bận rộn làm việc, hoặc không có thói quen nấu nướng, vậy thì hãy lên thực đơn cho cả tuần hoặc thậm chí cả tháng để gọi đồ ăn về - thay vì việc bạn sẽ rủ bạn bè đi ăn cùng, và bữa ăn có thể chỉ từ 30.000 - 50.000 đồng sẽ trở thành 200.000 đồng hoặc hơn.
Thỉnh thoảng bạn được phép chi một bữa thịnh soạn, nhưng hãy nhớ không phải ngày nào cũng chi một đống tiền cho đồ ăn. Ảnh minh họa
2. Nếu bạn có thói quen tiêu hết tiền trong tuần đầu tiên, hãy cân nhắc chia nhỏ ngân sách của bạn thành các tuần riêng lẻ
Có rất nhiều người mắc phải "hội chứng đầu tháng" - đó là khi bạn dùng tất cả số tiền chi tiêu của bạn trong tuần đầu tiên của tháng, và sau đó mới giật mình nhận ra để rồi lại thắt lưng buộc bụng cho những ngày còn lại trong khi đợi tới kỳ nhận lương.
Có vẻ như cách bỏ tiền vào phong bì này chỉ các bà, các cụ của chúng ta mới dùng - nhưng hãy thử, và bạn sẽ thấy "gừng càng già càng cay". Ảnh minh họa
Bạn có thể tránh sai sót này bằng cách chia nhỏ ngân sách của mình thành các khoản cho mỗi tuần. Sau khi bỏ riêng các khoản chi cố định trong tháng như tiền thuê nhà, tiết kiệm khẩn cấp và tiền nghỉ hưu, hãy lấy số tiền còn lại và chia nó làm 4 để lấy tiền tiêu cho mỗi tuần.
Điều này sẽ giúp việc quản lý tiền của bạn bớt căng thẳng hơn vì bạn sẽ chỉ phải lập kế hoạch cho một tuần thay vì cả tháng cùng lúc.
3. Nếu bạn là người phụ thuộc thẻ tín dụng, hãy cố gắng chỉ sử dụng tiền mặt
Bạn luôn lạm chi vào thẻ tín dụng và nghĩ khi lấy lương mình sẽ bù lại. Nhưng đó sẽ là chuỗi ngày nối không hồi kết.
Khi Internetbanking, Quickpay, Momo, Airpay, Viettelpay... đã quá phổ biến, có đôi khi sử dụng công nghệ lại là cách khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn. Ảnh minh họa
Chính vì vậy, nếu bạn muốn chi tiêu khoa học và tránh mắc nợ thẻ tín dụng hơn, hãy cân nhắc đến việc chỉ sử dụng tiền mặt. Vì một khi tiền mặt không còn nữa, bạn sẽ không có khả năng chi tiêu quá mức.
Thậm chí, nếu muốn, bạn có thể chia chúng thành các phong bì như tiền ăn, tiền cafe với bạn bè, tiền du lịch...
Nếu bạn không thích sử dụng tiền mặt, bạn vẫn có thể sử dụng ý tưởng này với thẻ ATM (không tích hợp với thẻ Credit Card) - nhưng hãy đảm bảo bạn sẽ không bị dụ dỗ khi trong thẻ vẫn còn tiền.
4. Nếu bạn đang chi quá nhiều vào việc shopping, hãy hủy theo dõi các kênh bán hàng
Điều này sẽ không có gì ngạc nhiên, nhưng nếu bạn thực sự không muốn chi tiêu quá mức cho ngân sách mua sắm của mình, thì việc loại bỏ càng nhiều cám dỗ càng tốt là điều quan trọng.
Bạn có thể làm điều này bằng cách hủy đăng ký nhận tất cả các email tiếp thị và xóa ứng dụng từ các trang mua sắm bạn đã từng vào như Amazon, Sephora, Ebay, ... bỏ theo dõi các shop quần áo, cửa hàng mỹ phẩm, chăn ga gối đệm.... trên Facebook và Instagram.
Hãy mạnh dạn unfollow các trang mua sắm hay các shop bán đồ. Ảnh minh họa
Việc này không có nghĩa là ngay lập tức bạn sẽ bắt đầu ít mua sắm hơn, nhưng bằng cách loại bỏ hàng loạt quảng cáo liên tục từ một ứng dụng bạn kiểm tra hàng ngày, bạn sẽ không bất ngờ truy cập các trang web bán lẻ trực tuyến đó trừ khi bạn đã có kế hoạch làm như vậy.
Mặc dù gần như không thể tránh tất cả các hình thức tiếp thị nhưng việc giảm thiểu khả năng hiển thị sẽ làm giảm cơ hội để bạn tự dụ mình vào những nơi mua sắm này và chi tiêu quá mức.
5. Nếu bạn chi tiêu thất thường, hãy cho ngân sách của bạn một khoảng trống thay vì một con số cố định
Tháng trước bạn chi khoảng 1 triệu tiền mỹ phẩm, tháng này bạn chi 500.000 tiền mỹ phẩm, và có tháng bạn không chi đồng nào?
Một chiến lược có thể giúp bạn trở nên nhất quán hơn một chút là đưa ra phạm vi mục tiêu cho các mục tiêu chi tiêu của bạn thay vì một số tiền cụ thể mà bạn phải tiêu dưới mức đó mỗi tháng. Ví dụ như bạn được phép chi từ 800.000 đến 1.000.000 đồng tiền mỹ phẩm mỗi tháng.
Ngoài ra, hãy đặt mục tiêu nếu bạn tuân thủ đúng như số tiền bạn quy định, bạn sẽ có tiền tiết kiệm để đi du lịch hay mua một món đồ giá trị mà bạn yêu thích.
Khi bạn nghĩ về ngân sách của mình như một công cụ được thiết kế để giúp bạn đạt được mục tiêu hơn là điều gì đó bạn phải làm, thì việc thực sự bám vào quy tắc bạn đề ra sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Trên hết, hãy dành cho bản thân một khoảng trống nhỏ để khiến việc đi đúng hướng trở nên khả thi hơn cũng như sẽ thúc đẩy bạn tiếp tục việc đi đúng hướng này. Nó cũng giúp bạn dễ dàng cắt giảm mọi khoản chi tiêu dư thừa mà không cảm thấy có sự thay đổi quá lớn.
6. Nếu bạn thường xuyên lạm chi do các chi tiêu bất thường, hãy sử dụng quỹ chìm
Có rất nhiều người thường nói rằng lý do lớn nhất khiến họ lạm chi là do những khoản bất ngờ. Thực tế, nhưng chi tiêu bất ngờ này đều có thể dự báo trước và chúng ta là người đã không lên kế hoạch chu đáo.
Chính vì vậy, hãy có một quỹ chìm - quỹ này sẽ khác với quỹ khẩn cấp. Bạn có thể dùng quỹ này cho tiền khám chữa bệnh thông thường (cúm, sốt...), quà tặng, đi chơi với bạn bè, sửa xe, du lịch ngắn ngày. ..
Một cách để tính số tiền cần tiết kiệm là tạo một danh sách sơ bộ về những thứ bạn chỉ phải trả một vài lần trong năm và ước tính chi phí của chúng. Tiếp theo, chia mỗi con số cho 12 để xác định số tiền tiết kiệm được chuyển để tự động hóa mỗi tháng.
Thay vì móc ví cho một lần sửa xe lên đến vài triệu, bạn có thể lấy từ quỹ chìm - khoản bạn đã tiết kiệm mỗi tháng. Ảnh minh họa
Ví dụ: nếu bạn thường chi 4 triệu cho quà tặng ngày lễ, bạn có thể tự tiết kiệm khoảng 300.000 đồng mỗi tháng cho những món quà trong tương lai. Bằng cách này, bạn sẽ được trang bị tốt hơn để trang trải chi phí mà không cần phải dùng vào quỹ khẩn cấp hoặc sử dụng thẻ tín dụng, do đó, bạn sẽ không bị thâm hụt ngân sách.
Biết 4 mẹo khi đi chợ này, chị em dễ dàng tiết kiệm cả triệu tiền thực phẩm mỗi tháng Chi tiêu sao cho tiết kiệm mà vẫn đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cho gia đình là điều chị em nội trợ nào cũng quan tâm. Với những mẹo khi đi chợ này, bạn sẽ tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ mỗi tháng. 1. Kiểm tra tủ lạnh Bước đầu tiên và rất quan trọng trước khi bạn đi chợ...