Mẹ đảm 8x lập thói quen sống tối giản vật chấtgiúp bớt muộn phiền, thêm hạnh phúc sau sinh
Chị Ly bắt đầu áp dụng phương pháp tối giản vật chất từ năm 2018, sau khi sinh bé đầu tiên được 1 thời gian. Chị tối giản từ không gian sống, việc mua sắm, chi tiêu và đồ đạc trong gia đình.
Chị Nguyễn Khánh Ly (34 tuổi) hiện đang là Trưởng phòng kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT Online, nguyên CEO của hệ thống Cộng Cà phê. Chị Ly bắt đầu áp dụng phương pháp tối giản vật chất từ năm 2018, sau khi sinh bé đầu tiên được 1 thời gian với trải nghiệm cuộc hôn nhân có con nhỏ muôn vàn đồ đầy chật căn chung cư hơn 100 mét vuông của mình.
” Tới giờ mình chỉ ở căn 68 mét vuông bao gồm đồ đạc của 4 người thêm 1 người giúp việc vẫn khá là thoáng đãng, rộng rãi. Mình mới sinh bạn thứ hai được 10 tháng, nhờ phương pháp này cũng đã hoàn toàn tinh giản không mua sắm cồng kềnh nhiều đồ đạc như ban đầu. Mình ko dám nhận là người tối giản, mình chỉ giảm và điều chỉnh để phù hợp hơn với mong muốn cá nhân chứ không phải cứ cố vứt được đi càng nhiều càng tốt“, chị Ly chia sẻ.
Gia đình hạnh phúc của chị Khánh Ly.
1. Tối giản vật chất trong việc mua và thiết kế nhà
Trước đây, gia đình chị Ly sống trong căn hộ chung cư hơn 100 mét vuông và lúc nào cũng chật chội đồ. Sau khi áp dụng lối sống tối giản vật chất, chị đổi sang căn hộ diện tích nhỏ hơn, mặc dù gia đình có thêm thành viên vẫn thấy thoải mái.
Đầu tiên, khi đi mua nhà chị Khánh Ly luôn chọn căn hộ bán hoàn thiện hoặc thô để tự thiết kế toàn bộ. Chị quan niệm, không có chủ đầu tư hay kiến trúc sư nào có thể hiểu bạn và lối sống của gia đình bạn như chính bạn.
” Căn hộ hiện tại mình đang ở có diện tích là 68 mét vuông, mình tự tin làm vì cũng đã mua bán hơn 5 căn nhà. Căn nhà mình chọn có 2 phòng ngủ, hướng Đông Nam, 2 ban công tạo thành góc chữ L rất mát khi mở thông 2 cửa ban công. Loggia là ban công thứ 2 ở gần bếp và chạy theo chiều dài bếp chứ không bị hẹp và sâu nên cực ghi điểm. Là căn góc nên phòng nào cũng có cửa sổ.
Để khắc phục nhược điểm phòng ngủ nhỏ mà nhiều nội thất sẽ bị choán và hẹp, mình làm toàn bộ hệ giường như một tấm phản và bên dưới là các hộc tủ để đồ nên nhà giảm bớt được tủ to mà vẫn có đủ chỗ trữ đồ, đồng thời bỏ hẳn bàn trang điểm“.
Chị Ly kết hợp với phong cách tối giản, chú trọng nhiều cây xanh, làm cuộc sống dễ chịu hẳn. Phòng cho bé chị làm luôn giường tầng để con có nhiều chỗ chơi phong phú, hữu ích trong thời dịch. Tủ kệ ở phòng này rất hạn chế để con có nhiều không gian rộng. Gầm giường tầng cũng có 1 ngăn kéo to để đựng đồ chơi.
Phòng tắm có bồn loại góc mini, chất liệu composit rất tiết kiệm diện tích và chi phí vừa phải (sau này chuyển nhà mang theo được dễ dàng). Con tắm thoải mái từ nhỏ tới lớn, người lớn cũng dùng ké vào ngồi ngâm chân, ngâm người thư giãn được. Nước tắm xong dùng để cọ rửa toilet, dội cho sạch 2 ban công đỡ bụi bay vào nhà, khá tiết kiệm.
Tủ quần áo sẽ treo những đồ hay mặc, gấp những đồ ít mặc hơn và cho vào các rổ nhựa chữ nhật để trong tủ để dễ phân loại.
Máy giặt chị Ly mua loại có cả chế độ giặt sấy kết hợp. Chị mua máy Samsung Bubble chỉ 16 triệu rẻ hơn của Elextrolux mà đa chức năng. Chị mua dưới dạng trả góp qua thẻ tín dụng 6 tháng không lãi suất.
Cục nóng điều hòa bố trí dàn hàng ngang trên cao thì ở bên dưới ban công cảm giác thênh thang. Bố trí 1 kệ nhỏ ngay ban công cạnh bếp để đựng đồ với các rổ nhựa nhỏ. ” Nhà mình phân chia 1 ban công của chồng là cạnh phòng khách có bàn ghế ngồi uống nước, chill ngắm cảnh trồng cây xanh mát mắt. Còn ban công của vợ thì để máy giặt, phơi đồ, kệ dúi đồ, trồng các cây gia vị chủ yếu nấu nướng và có mùi thơm. Thuốc men, mỹ phẩm chưa dùng,… mình để ở tủ trong phòng ngủ phía ngoài, chỗ dễ nhìn, không nhồi nhét vào tủ nào.
2. Tối giản vật chất trong việc đi chợ
Chị Khánh Ly hay đi chợ 1 lần/tuần, mua đủ cả tuần ăn. Ban đầu thiếu kinh nghiệm nên thường bị hỏng rau tươi. Sau đó chị mua cái quay rau của nội địa Trung Quốc giá không quá mắc, quay khô ráo cả rau thịt mới cất nên tươi tới 2 tuần.
” Có 1 thực tế là chúng ta luôn bị no bụng đói con mắt. Ví dụ siêu thị bán 1 pack thịt xay gần 3 lạng, gia đình 4 người có thể ăn hết nhưng thường không chỉ ăn 1 món thịt xay mà còn các món khác. Do vậy sẽ dẫn tới tình trạng phải ăn cố hoặc bỏ thừa. Mình thường chia đôi, còn tới bữa nếu đông người thì chia làm nhiều món.
Nhà mình ăn lượng khá ít nhưng đa dạng món. Mình dùng set 18 hộp đựng thực phẩm nhỏ tầm 250ml cho các loại thịt xay, tôm, rau sống, hành lá, rau hấp sẵn, hoa quả cắt nhỏ cho con, đồ ăn mang theo đến cơ quan, đồ ăn thừa hôm trước,… và set 12 hộp khoảng 400ml cho các loại thịt bò, heo, gà,… Rau củ sơ chế xong quay cho ráo nước rồi dùng túi đựng thực phẩm bán theo cuộn chia bữa và cất, 3-4 ngày không hỏng nên mình nấu xen kẽ cách ngày cho đỡ nhàm“, chị Ly chia sẻ.
Lưu ý: Không dùng nhiều loại hộp và size khác nhau lưu trữ sẽ tốn diện tích. Hộp thì chị Ly dùng hộp nhựa nội địa Trung Quốc, size hộp phải bằng nhau. Mua hơn 100k/set/10 cái, đựng rau củ quả vẫn tươi cả tuần.
3. Tối giản vật chất trong các món đồ đạc, cách mua sắm online
Khi gói đồ để chuẩn bị chuyển tới căn hộ hiện tại, chị Khánh Ly đã cật lực cho đi rất nhiều đồ ít dùng/không còn phù hợp, bao gồm mấy tải quần áo. Chị còn dành thời gian xem xét từng khu vực trong nhà để lọc đồ. Lọc ra xong đem cho tặng.
Tắt toàn bộ quảng cáo trong facebook, thậm chí còn không ấn vào xem khi nó hiện.
Lọc friends list, unfollow hoặc unfriends các bạn bán hàng online linh tinh (chỉ giữ 1 vài mối quan trọng).
Rà soát lọc các hội nhóm, chỉ giữ lại khoảng 10 nhóm nghiêm túc và liên quan đến cuộc sống hiện tại.
Xoá tất cả apps mua sắm, thời gian hay lướt shopping online thì chị thay vào bằng cách đọc sách online, nấu ăn, trồng cây, tập pilates/yoga theo youtube, chơi với con (đọc sách, vẽ tranh,..) hay đơn giản là thay đổi lại vị trí cây cảnh trong nhà.
Muốn mua gì, chị Ly sẽ cho vào wishlist, xem xét và research trong 2-3 tuần. Thường sau 3 tuần chị xóa hẳn đi không mua nữa hoặc lại cảm thấy chưa cần thiết lắm nên để đó tính sau.
4. Tối ưu kinh tế
Chị Khánh Ly là người chi tiêu trong gia đình nên đã lập quỹ cất tiền đi và chỉ để lại 1 khoản khá sát với nhu cầu chi tiêu để hạn chế chi vung tay quá trán.
” 3 năm lập gia đình mình từng ghi hàng tháng chi tiết chi tiêu nhưng vẫn không kiểm soát hay giảm thiểu tốt được, vì đó là cách tính cộng dồn. Giờ mình làm ngược lại bằng cách trừ dồn“, chị Khánh Ly chia sẻ.
Cụ thể chị lập quỹ của mình như sau:
Lưu ý: TK 006 và 005 luôn được ưu tiên cất đi đầu tiên trước khi phân bổ vào các tài khoản còn lại và không được tùy ý rút 006 ra. Nếu thu nhập bị giảm thì phải cân đối giảm chi tiêu chứ không giảm tiền tiết kiệm ở 006.
Các khoản được chia ra như vậy và chỉ dùng các tài khoản đó để chi tiêu trong tháng nên dù không có thời gian ghi lại chị vẫn nhìn tổng thể được. ” Ví dụ hôm nay còn 13 ngày nữa mới có lương mà quỹ thực phẩm chỉ còn 2 triệu là mình phải xem lại việc giảm mua đồ trong tuần tới hay lấy từ quỹ nào bù sang”.
Bài viết ghi theo lời kể của nhân vật – Ảnh: NVCC
Mẹ Việt sống ở Nhật hướng dẫn phương pháp tối giản Marie Kondo áp dụng cho tủ lạnh vừa và nhỏ của gia đình
Chị Quỳnh Anh đã áp dụng phương pháp tối giản Marie Kondo để tối ưu không gian bên trong tủ lạnh và giúp công cuộc nấu ăn trong tuần dễ chịu hơn.
Chị Nguyễn Lê Quỳnh Anh hiện đang sống tại Kanagawa, Nhật Bản. Chị Quỳnh Anh đã sống tại Nhật được 11 năm và bắt đầu học theo lối sống tối giản từ 3 năm trước đây.
Phương pháp sống tối giản mà chị Quỳnh Anh làm theo là phương pháp tối giản của thánh nữ dọn dẹp Marie Kondo. Khi áp dụng phương pháp này, chị Quỳnh Anh nhận thấy việc làm bếp núc dễ chịu và nhãn nhã hơn rất nhiều.
Tiêu chí của chị Quỳnh Anh khi áp dụng phương pháp tối giản sẽ là:
- Gọn gàng dễ sử dụng.
- Không mất quá nhiều công sức, không cần quá đẹp. Quan trọng là phương pháp đơn giản để duy trì.
- Giảm rác thải nhựa, hạn chế túi dùng 1 lần.
Chị Quỳnh Anh sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm cá nhân của mình sau khi áp dụng phương pháp tối giản này cho chiếc tủ lạnh vừa và nhỏ của gia đình. Bạn cũng có thể học theo để áp dụng cho chính chiếc tủ lạnh của nhà mình để không gian bên trong tủ và công cuộc nấu ăn trong tuần dễ chịu hơn.
Mẹ Việt ở Nhật hướng dẫn sắp xếp tủ lạnh ngăn nắp. Nguồn video: Youtube Anhchankitchen.
Chiếc tủ lạnh trong căn bếp của gia đình chị Quỳnh Anh.
1. Với ngăn đông chị Quỳnh Anh sử dụng các túi zip silicon chịu nhiệt
Loại túi này có thể tái sử dụng được để đựng đồ. Túi zip silicon là loại túi được làm từ 100% silica gel có trong cát, không độc hại và thân thiện với môi trường. Những chiếc túi này được chị Quỳnh Anh mua ở trang thương mại điện tử Amazon của Nhật.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm diện tích tủ đáng kể so với khi sử dụng hộp đựng.
- Thân thiện với môi trường, mà gia đình lại dùng được lâu dài, tiết kiệm chi phí.
- Cẩn thận hơn, bà nội trợ có thể tìm mua loại túi zip silicon đáp ứng được tiêu chuẩn BPA Free (hiểu đơn giản là không chứa chất BPA nguy hiểm cho sức khỏe). Với chị Quỳnh Anh, chị không khắt khe về khoản này nên đã chọn các sản phẩm túi zip silicon có mức giá hợp lý là mua được.
Gia đình chị Quỳnh Anh thường sử dụng túi zip silicon để đựng thực phẩm tươi sống.
2. Chia thịt cá và cắt sẵn luôn theo mục đích sử dụng rồi bảo quản
Bằng cách này khi đến lúc cần nấu chị Quỳnh Anh sẽ không phải cắt thêm lần nữa.
3. Viết hoặc dán tem bên ngoài túi, hộp đựng
Chị Quỳnh Anh chọn cách viết lên túi cho nhanh, lúc dùng xong rửa xà phòng là đi hết.
Ưu điểm:
- Viết tem bên ngoài sẽ không cần mở cũng biết bên trong là gì.
- Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu nấu nướng nhanh chóng hơn.
- Cẩn thận hơn các bà nội trợ có thể ghi thêm ngày mua để biết hạn sử dụng của thực phẩm.
Chị Quỳnh Anh chọn cách viết lên túi cho nhanh, lúc dùng xong rửa xà phòng là đi hết.
Với các hộp nhựa thì sẽ dán tem cẩn thận như thế này.
4. Đồ cũ để riêng ở bên trên hoặc để ở chỗ dễ lấy, ưu tiên dùng trước
5. Sắp xếp đồ thẳng đứng, theo chiều dọc
Tuyệt đối không xếp kiểu chồng lên nhau vì lúc tìm đồ không thấy sẽ xảy ra tình trạng bới làm loạn thứ tự đã sắp xếp.
Bằng cách này sẽ tránh được cảnh lúc tìm đồ không thấy phải bới làm loạn thứ tự đã sắp xếp.
6. Tận dụng các túi giấy để đựng rau củ, chia ngăn.
Hiện tại, vợ chồng chị Quỳnh Anh đang sống trong một căn hộ khoảng 50 mét vuông. Nhà ở Nhật tuy nhỏ nhưng thiết kế rất tận dụng không gian nên hai vợ chồng vẫn thấy thoải mái trong sinh hoạt.
Căn bếp của gia đình chỉ tầm 4-5 mét vuông nên tất nhiên đồ bếp và tủ lạnh cũng nhỏ tỉ lệ thuận với không gian. Chị Quỳnh Anh cũng muốn đổi một chủ tủ lạnh lớn hơn nhưng điều kiện chưa cho phép, hoặc khi nào không gian sống lớn hơn sẽ suy nghĩ đến việc này.
" Trước đây mình cũng hay nấu sẵn đồ ăn để làm bento mà trong bối cảnh ít ra khỏi nhà như bây giờ thì mình không nấu sẵn nữa, trừ một số đồ muối chua.
Đối với siêu thị ở Nhật thì họ vẫn bán hàng bình thường nên chúng mình may mắn không phải dự trữ rau củ, trái cây nhiều.
Khi mua hàng ở siêu thị Nhật họ hay nhét cho túi nilon nhỏ để đựng thịt cá vào. Mình không thích kiểu này lắm nhưng vẫn tận dụng các túi này để chia thức ăn, xong dùng tiếp để đựng rác nhà bếp. Một tuần chúng mình chỉ có 1 ngày vứt loại rác này.
Khi đi chợ hay siêu thị mình đều có mang túi chuyên dụng hay giỏ xách. Hôm nào quên thì sẽ lấy luôn thùng carton của siêu thị để đựng" , chị Quỳnh Anh chia sẻ.
Ảnh và video: NVCC
5 lời khuyên về lối sống tối giản: Không chỉ giảm căng thẳng mà còn tiết kiệm được bội tiền Khi theo chủ nghĩa tối giản, bạn không chỉ tiết kiệm thời gian dọn dẹp nhà cửa mà còn tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ. Chủ nghĩa tối giản là lối sống tập trung vào việc giảm bớt sự lộn xộn trong cuộc sống kể cả về đồ vật bên ngoài và các yếu tố gây xao nhãng khác. Những người...