Mê chụp ảnh tự sướng, coi chừng mắc chứng ‘cổ tay selfie’
Ngày càng có nhiều người bị mắc chứng ‘ cổ tay selfie’, một dạng bệnh của hội chứng ống cổ tay, ở Mỹ. Hiện trạng này mới đây đã được một bác sĩ phẫu thuật lên tiếng cảnh báo.
Động tác uốn cong cổ tay liên tục để chụp ảnh selfie có thể gây chứng cổ tay selfie, một dạng bệnh của hội chứng ống cổ tay – SHUTTERSTOCK
Người lên tiếng cảnh báo sự gia tăng của chứng cổ tay selfie là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình Levi Harrison ở thành phố San Francisco (Mỹ), theo Daily Mail.
Chính động tác uốn cong cổ tay đưa điện thoại ra xa để chụp ảnh selfie, được thực hiện lặp đi lặp lại và liên tục đã gây ra chứng cổ tay selfie, bác sĩ Harrison cho biết.
Video đang HOT
Triệu chứng của bệnh là gây viêm và đau dây thần kinh, khiến cổ tay và ngón tay tay bị tê, kèm theo cảm giác ngứa ran do động tác uốn cong cổ tay để chụp ảnh selfie.
Khi các ứng dụng và công nghệ chỉnh sửa hình ảnh ngày càng dễ sử dụng hơn thì số lượng ca mắc chứng cổ tay selfie cũng tăng lên, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ và các cô gái tuổi teen, bác sĩ Harrison nói.
Cổ tay selfie là một dạng của hội chứng ống cổ tay. Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh chạy từ giữa cẳng tay xuống đến lòng bàn tay bị đè ép, theo Daily Mail.
Một trong những cách giúp giảm nguy cơ mắc cổ tay selfie là hãy cầm điện thoại chụp ảnh selfie bằng gậy selfie hoặc nếu chụp bằng tay thì không quá uốn cong cổ tay, bác sĩ Harrison cho biết.
Ngoài ra, mọi người nên thực hiện các bài tập xoay cổ tay ở tư thế lòng bàn tay mở và nắm tay thành nắm đấm rồi xoay qua lại, ông nói thêm.
Theo thanhnien
Kéo giật tay trẻ đột ngột dễ làm trật khớp khuỷu
Nhiều người lớn khi nắm tay con thường kéo giật đột ngột khiến trẻ tổn thương khớp khuỷu tay, không thể gập duỗi.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, Bệnh viện Sài Gòn ITO (TP HCM) cho biết nhiều gia đình đưa trẻ đến khám cấp cứu vì bé đau nhiều ở khuỷu tay. Nguyên nhân thường là do khi dắt tay bé đi chơi, bé vấp ngã nên người nhà kéo giật tay lên. Có trường hợp trong lúc chơi đùa, người lớn nắm cổ tay bé kéo bổng lên.
Kéo giật đột ngột có thể gây bong gân khớp quay cánh tay, chấn thương dây chằng, thậm chí trật chỏm quay ở trẻ.
Theo bác sĩ Xuân Anh, sau khi bị kéo giật tay, các bé thường khóc ré, khuỷu tay không thể gập duỗi. Nguyên nhân là bé đã bị bong gân khớp quay cánh tay, chấn thương dây chằng, thậm chí trường hợp nặng là do trật chỏm quay. Loại chấn thương này thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.
Cách xử trí tốt nhất là nên đưa bé đến bệnh viện có chuyên khoa chỉnh hình để được khám, chụp X-quang và nắn chỉnh ngay. Không nên tự ý nắn hoặc đi thầy lang bó thuốc, thoa rượu thuốc sẽ làm tổn thương khuỷu nặng hơn.
Có thể sơ cứu bằng cách giữ nguyên tư thế khuỷu tay duỗi, dùng nẹp hoặc băng vùng khuỷu tay giúp giảm đau. Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật nắn, không cần phải vào phòng mổ. Sau nắn trẻ chỉ cần treo tay bất động nhẹ một vài ngày rồi vận động bình thường không cần bất động bó bột lâu.
Lê Phương
Theo VNE
Điểm mặt một vài nguyên nhân gây sưng ngón tay và những điều bạn cần lưu ý Sưng ngón tay có thể bắt nguồn từ nhiều lý do, từ nhẹ đến nặng. Trong một số trường hợp, tình trạng này là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Viêm khớp, đau khớp hoặc dị khiến ngón tay bạn sưng phồng, gây cảm giác khó chịu và bất tiện mỗi khi đeo nhẫn. Tuy có thể...