Mẹ chồng và câu chuyện nàng dâu nghèo “đánh bại” em dâu giàu có, sang chảnh đầy vòng nhẫn kim cương đắt đỏ bằng thứ trang sức không ngờ này
Sau đó gần 1 năm, con trai út nhà bác nối tiếp kết hôn. Trước đây chỉ có một cô con dâu thì không sao, song khi đã có tới 2 nàng dâu, tất yếu 1 điều 2 đứa sẽ bị đem ra so sánh.
Câu chuyện dưới đây là của một người mẹ chồng có 2 cô con dâu với những đặc điểm về điều kiện, tính cách gần như trái ngược nhau. Nguyên văn lời bác Thắm (Ba Đình, Hà Nội) kể thì là: “Thú thực, có tới 2 cô con dâu khiến nhiều lúc tôi hơi nhức đầu. Dâu nghèo, dâu giàu, rồi tranh giành sự nổi bật của nhau. Điều đáng nói là, cô dâu út tiểu thư giàu có của tôi lại bị đánh bại bởi chị dâu nghèo trong công cuộc giành sự chú ý, sự yêu mến của mọi người chứ!”.
Bác kể, con trai lớn nhà bác cưới vợ trước, 2 người đi hưởng tuần trăng mật về là bác bố trí cho ra ở riêng luôn. “Tôi xác định không ở chung với đứa nào hết, chúng nó lớn rồi tự lập, còn tôi với ông nhà già rồi vui vẻ chăm nhau, sau này đau yếu cần người giúp đỡ tính sau. Từ đó, quan hệ của vợ chồng tôi với các con rất tốt, tôi vốn vẫn ít can thiệp vào việc riêng của chúng nó mà”, bác cười cho hay.
Ảnh minh họa
Sau đó gần 1 năm, con trai út nhà bác nối tiếp kết hôn. Trước đây chỉ có một cô con dâu thì không sao, song khi đã có tới 2 nàng dâu, tất yếu 1 điều 2 đứa sẽ bị đem ra so sánh. Không hẳn là bác ấy mà hơn nhiều là mọi người xung quanh, và thậm chí chính 2 cô con dâu của bác ấy tự so sánh bản thân với đối phương. Đàn ông mặc giống nhau thì hỏi thăm nhau, đàn bà mặc giống nhau thì so bì với nhau ý mà, thói thường rồi.
Bác tâm sự: “Dâu cả nhà tôi xuất thân có phần nghèo khó, tuy hiện tại vợ chồng nó đều có công việc ổn định, nhưng vẫn phải đi thuê nhà. Còn dâu út, gia cảnh khá giả, giàu có, công việc được bên thông gia giúp đỡ nên rất tốt. Chúng nó đã mua được chung cư, còn vừa tậu ô tô. Có điều kiện, dâu út chưng diện sang chảnh, đẹp đẽ bằng những món đồ quý giá, như quần áo, túi giầy hàng hiệu, trang sức kim cương. Mỗi lần gia đình có dịp tụ họp, hai đứa đứng cạnh nhau càng làm nổi bật sự khác biệt khiến nổi lên kha khá lời xì xào, bàn tán. Dâu cả của tôi, tất nhiên lép vế hoàn toàn.
Video đang HOT
Nhưng dần dà, dâu cả bằng một sự kiên trì, nhẹ nhàng, chẳng đao to búa lớn hay hiếu thắng, hằn học, đã đánh bại dâu út, làm lu mờ sự lấp lánh từ những thứ hàng xa xỉ trên người dâu út”.
Ảnh minh họa
“Dâu út có lẽ quen được người khác cưng chiều, cung phụng, nịnh nọt, nên khá kiêu kỳ, trịch thượng trong các mối quan hệ với đằng họ hàng nhà chồng. Đối với tôi là mẹ chồng nó cũng nhạt nhẽo. Trái lại, dâu cả luôn cởi mở và chu đáo quan tâm mọi người. Hỏi thăm bệnh khớp của bà cô chồng đã đỡ chưa, mua thuốc bổ cho ông cậu chồng, rồi dăm bữa lại hỏi tôi thích ăn gì nó làm mang sang cho. Nó làm cho ai cũng thấy thoải mái khi tiếp xúc, và càng ngày càng bị nó lấy lòng.
Ở nhà riêng, dâu út thường đành hanh bắt nạt chồng, chỉ thích chồng chiều như công chúa, động tí dỗi, hơi tẹo hờn mát. Khiến con trai tôi không ít lần phải lén kêu than với tôi. Nhưng chuyện vợ chồng chúng nó, tôi biết can thiệp thế nào? Trái lại, dâu cả lại luôn có cách thu phục chồng mình. Lúc nào cũng anh em, vợ chồng ngọt xớt, rồi xoay chồng nó mòng mòng mà chồng vẫn cười tít mắt hài lòng.
Tôi có thể khẳng định, 2 cô con dâu nhà tôi đều không phải người có tâm địa xấu. Nhưng rõ ràng cách làm của chúng nó khác hẳn nhau. Dâu cả, biết được khuyết điểm của mình liền đi theo hướng khác để cuối cùng thành công rực rỡ. Tôi thầm phục nó”, bác giãi bày tỉ mỉ về hai cô con dâu của mình.
Thế đấy. Phụ nữ, đâu chỉ có váy vóc thời thượng, giầy túi hợp thời trang và đeo trang sức lấp lánh mới là đẹp. Dâu giàu của bác Thắm phục sức đắt tiền nhưng trong mắt mọi người lại chẳng đẹp đẽ hơn nàng dâu nghèo, thậm chí còn đại bại trước chị dâu mình. Cái đẹp ấy chỉ khiến người khác dừng lại vài giây nhìn rồi trầm trồ về giá trị vật chất mình sở hữu đôi câu, lại thôi. Còn vẻ đẹp từ nhân cách, từ tấm lòng, từ sự dịu ngọt mới là mãi mãi, thu phục nhân tâm, là món trang sức làm tăng giá trị chính con người lên gấp nhiều lần.
Theo Afamily
Mẹ chồng tỏ ra khó chịu khi thấy con trai lúi húi rửa bát, tôi tỉnh bơ đáp lại một câu khiến bà phát ngượng
Ở nhà chồng tôi, đàn ông vốn chẳng bao giờ phải động tay động chân vào việc gì. Chính bởi vậy mà thấy con trai phải làm việc nhà, mẹ chồng tôi khó chịu ra mặt.
Tôi và ông xã vừa kết hôn được nửa năm. Trước đây chúng tôi sống chung với bố mẹ chồng. Tuy nhiên, cuộc sống với bố mẹ không thoải mái nên chúng tôi đã xin phép ra ở riêng. Ban đầu bố mẹ chồng tôi không thích lắm, ông bà chỉ có mình chồng tôi là con trai nên muốn sống chung. Nhưng tôi vẫn dứt khoát chuyển ra ở riêng, khi mối quan hệ của mọi người vẫn còn đủ tốt đẹp với nhau chứ nếu để mọi thứ quá xa rồi thì còn mệt nữa.
Chồng tôi dù vốn nghe lời bố mẹ nhưng cuối cùng cũng phải nghe theo lời vợ mà dọn ra ngoài. Để chiều lòng ông bà thì hai vợ chồng tôi cũng mua một căn chung cư ở gần nhà chồng, thỉnh thoảng chạy qua chạy lại. Thôi thì, không sống chung nhưng cũng ở gần nhau.
Tuy nhiên, đó có lẽ cũng là một sai lầm của tôi. Cuộc sống vợ chồng ở riêng thật thoải mái. Nhà của mình, thích ăn gì thì ăn, thích làm gì thì làm, chẳng phải để ý thái độ của ai, chẳng phải phụ thuộc vào người khác. Dẫu vậy, vì ở gần nên mẹ tôi suốt ngày chạy sang để " xem nhà cửa thế nào?". Bà còn yêu cầu chúng tôi cho bà một chiếc chìa khóa để tiện ra vào. Tôi thấy khó hiểu vô cùng vì đây là nhà của tôi, tiền của vợ chồng tôi mua cơ mà? Tôi dứt khoát không chịu nhưng chồng lại nịnh nọt, bảo chiều mẹ một tí, mẹ cũng có ý tốt thôi chứ không có ý xấu gì.
(Ảnh minh họa)
Thế là dù ở riêng nhưng mẹ chồng tôi sang suốt ngày. Có hôm đi làm về đã thấy bà ngồi trong nhà từ bao giờ rồi.
Sang chơi thì tôi chẳng nói làm gì, đằng này mẹ tôi sang lại bắt đầu chỉ đạo: "Sao cái này lại để đây?"; "S ao lại mua cái đồ đông lạnh ăn làm gì?"... rồi lại còn chê bai nhà cửa, phòng ốc không gọn gàng. Tôi khó chịu vô cùng nhưng không muốn nói qua nói lại cãi nhau mệt người.
Nhưng đến một hôm, khi vợ chồng tôi vừa ăn cơm xong. Chồng tôi rửa bát còn tôi ngồi gọt hoa quả thì mẹ chồng tôi sang chơi. Thấy con trai đang lúi húi rửa bát, mẹ chồng tôi ra vẻ xót xa, miệng nói: " Ô hay, đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm, sao thằng Hoàng lại phải rửa bát thế kia. Đàn ông mà cứ luẩn quẩn trong bếp là không khá lên được đâu, mất hết cả giá trị con người".
Quả thực trước giờ khi ở nhà, mẹ chồng tôi rất chiều con trai, anh ngoài việc đi học, đi làm thì không bao giờ phải đụng tay, đụng chân vào việc gì. Nhưng khi đã có gia đình riêng rồi thì phải khác chứ, đàn ông đàn bà bây giờ bình đẳng, anh đi làm, tôi cũng đi làm chứ đâu có đi chơi, phải biết giúp đỡ, san sẻ công việc cho nhau chứ làm gì có chuyện phụ nữ làm hết.
(Ảnh minh họa)
Không hài lòng vì câu nói của mẹ chồng, tôi tỉnh bơ đáp: " À, mấy hôm trước anh Hoàng sang nhà con chơi, thấy bố vợ nấu cơm, rửa bát nên cũng học theo đấy mẹ ạ. Ở nhà con, bố con vẫn đi công tác, về nhà vẫn giúp đỡ vợ con việc nhà bình thường, ai cũng khen bố con là người đàn ông giỏi giang, đảm đang mẫu mực, cả nhà tự hào lắm".
Nghe tôi nói thế, mẹ chồng ngượng chín mặt, đưa mắt lườm tôi một cái sắc lẹm nhưng không nói thêm câu gì, ngồi thêm một lúc rồi về. Cũng kể từ đó, điều gì mẹ chồng nói mà tôi cảm thấy chưa đúng là tôi sẽ nói lại ngay, đương nhiên là không phản kiểu cãi chem chẻm nhưng đó cũng là cách hay, để bà quen dần với việc để cho các con sống cuộc sống tự lập của riêng mình, không can thiệp quá sâu khi chúng đều đã trưởng thành.
Theo Afamily
"Ra đường võng giá nghênh ngang, về nhà hỏi vợ: cám rang đâu mày?" Khuyết danh có câu "Ra ngoài võng giá nghênh ngang, về nhà hỏi vợ: cám rang đâu mày". Đây là kiểu chồng được chị em phụ nữ hiện đại ví là tốt với cả thế giới nhưng tệ bạc với vợ. Họ là ai? Có những ông chồng hết sức kỳ lạ. Họ ăn cơm vợ nấu, đêm ngủ cần có vợ, con...