Mẹ chồng tuyệt thực lúc tôi đánh con cái
Bà còn để tôi đi đẻ một mình vì tiếc 15.000 đồng tiền xe ôm và ở nhà xem phim Hàn Quốc.
ảnh minh họa
Sau khi đọc xong bài viết Bố mẹ chồng bắt tôi quỳ xin lỗi của chị, tôi cảm thấy rất bức xúc. Thời buổi này mà còn cái cảnh đó, thật không hiểu nổi. Tôi cũng là phận làm dâu giống chị. Hoàn cảnh của tôi còn “nghiêm trọng” hơn là tôi và chồng không có điều kiện ở riêng như chị vì chồng tôi là con một và bố chồng tôi đã mất trước khi tôi về làm dâu.
Chị biết không, tôi cố nhịn mẹ chồng rất nhiều bởi cứ nghĩ rằng: “Vì chồng mà thương mẹ chồng, suy đi nghĩ lại chẳng bà con chi nên tôi cố mà sống chung với lũ”. Vả lại, từ đầu tôi xác định bà ấy chẳng sống với tôi trọn đời nên thôi cố mà nhịn cho cửa nhà êm ấm, để chồng vui lòng. Nhưng bà không bao giờ để cho tôi yên. Cứ đi làm 8 tiếng ở công ty về là tôi lao vào hì hục nấu nướng, làm việc nhà… Trong khi mẹ chồng tôi 63 tuổi hoàn toàn khỏe mạnh nhưng chẳng đỡ đần được chút gì.
Video đang HOT
Tôi về làm dâu bà ba năm thì sinh liền tù tì hai đứa cháu: một trai và một gái. Nhưng hai lần tôi leo bàn sinh đều không có bóng dáng của bà. Chị biết đó, cái cảnh “đàn ông đánh trận có đôi, đàn bà đi đẻ mồ côi một mình” thật là tủi cực. Hơn nữa, tôi mồ côi mẹ từ bé, ở đất khách quê người, tôi không có lấy một người thân. Lúc tôi cần bà bên cạnh nhất thì bà không có mặt, mặc dù từ quận Gò Vấp lên bệnh viện Đại học Y dược chưa tới 7 km. Trong lúc tôi một mình đau đớn, quặn quại vì chuyển dạ sinh con, chồng đi làm xa thì bà ở nhà xem phim Hàn Quốc. Lý do của bà là không ai chở đi, đi xe ôm tốn tận 15.000 đồng…
Nhiều lúc ngồi nghĩ lại, tôi hận bà tới xương tủy. Tôi hận đến độ mà ghét luôn cả người Bắc (vì mẹ chồng tôi là người Bắc). Nhưng hiện giờ tôi vẫn phải sống cùng bà và hằng ngày phải cơm dâng nước mời phục vụ bà. Nói chung, tôi chấp nhận như vậy nhưng chỉ riêng vấn đề nuôi dạy thằng con trai tôi – cháu đích tôn của bà thì bà hoàn toàn không có quyền can thiệp vì nó là con của tôi.
Thời buổi này trẻ em rất thông minh chị ạ. Nó biết có bà nội bênh vực nên dù mới 2 tuổi nhưng đã ra mặt hỗn láo với tôi. Tôi thì cứ thẳng tay quất roi vì tôi thuộc tuýp người nóng tính, với lại tôi cho con mình quyền bình đẳng nhưng không bao giờ cho nó được quyền ngang hàng với mình. Làm sao mà “áo mặc qua khỏi đầu” được hả chị? Mình là mẹ, là người sinh ra nó thì làm sao nó dám sống và ra điều kiện với mình được, đúng không chị?
Lúc đầu, thấy tôi dạy con lớn tiếng, đánh con, bà cũng xót cháu, lao vào bênh vực, thậm chí ôm nó chạy đi chỗ khác. Nhưng tôi thẳng thắn nói chuyện với bà và yêu cầu bà lập tức dừng lại hành động đó, để yên cho tôi dạy con tôi. Tôi đánh nó, con trai tôi không chết nhưng để nó hư hỏng thì xã hội này sẽ đào thải nó và sẽ giết chết nó.
Bà làm mình làm mẩy, bỏ ăn bỏ uống, nằm lì trong phòng, không thèm nói chuyện với tôi. Tôi cũng kệ và chỉ nói một câu duy nhất: “Xin lỗi mẹ, dù là phận làm dâu nhưng con chỉ làm những gì con có thể chứ không thể làm theo yêu cầu của mẹ được. Mong mẹ hiểu cho con”. Từ đó về sau bà cũng bớt yêu sách này nọ và chỉ đứng im lặng mỗi lúc tôi dạy con trai tôi.
Theo VNE
Em đã không còn nhận ra anh nữa
Chưa đầy năm năm bên nhau mà đã bao lần em phải kinh ngạc nhìn anh và tự hỏi: "Anh đây sao?".
Anh thay đổi nhiều quá, anh giờ đây chỉ còn biết nghĩ đến bản thân mình, chẳng chịu chia sẻ chút gì với người bạn đời suốt ngày đầu tắt mặt tối, và mắt mờ chân chậm đến nơi, cũng vì núi việc không tên mà anh vẫn hay gọi chung là việc vặt.
Em đẻ hai con rồi mà lúc nào anh cũng thắc mắc sao bụng không phẳng, đẹp như ngày xưa, và rồi anh chẳng giấu giếm những lần cầm điện thoại chụp ảnh những em xinh tươi đang dạo trên đường phố, những cô mà em tin chỉ mơn mởn bằng một phần của em ngày xưa. Em thức đêm thức hôm chăm sóc con, anh thì hôm nào cũng được ngủ thẳng giấc, rồi làu bàu trách em sao cứ để nó quấy. Đồng thời vẫn muốn em đẻ thêm đứa nữa bởi lúc nào anh cũng thích có con trai, trong khi đó đang đêm con khóc thì sẵn sàng lấy chân đá em một cái "sang dỗ con đi để anh ngủ". Lâu rồi quà không có, hoa càng không, thậm chí một lời nói dịu dàng cũng không cánh mà bay mất từ lúc nào không ai rõ tung tích.
Có bao giờ anh thầm hỏi sao mình có năng khiếu, tài đến nỗi biến một cô gái xinh xắn gọn gàng trở nên như vậy hay không? Còn em, chẳng thể làm gì khác bởi một ngày của em cũng chỉ có hai mươi tư giờ và lúc này đây em không thể tự biến hóa cho mình có thêm hai cái tay nữa để mà hoạt động liên tục.
Em vẫn nhớ rõ ngày xưa ấy em tự thấy mình có giá lắm, vì được nâng niu, coi trọng và được chăm sóc. Còn giờ đây em nhận ra mình chẳng còn một tí "tài sản" nào, ngoài hai đứa con mà em quanh quanh với chúng cũng hết cả một ngày, đến mức em chán chả buồn nói và "nhờ" anh giúp em quan tâm đến chúng nữa. Lúc nào anh cũng chúi mũi vào đồ công nghệ cao, đó mới chính là những đứa con gần gũi thân cận với anh nhất. Anh nói mình là trụ cột đi làm kiếm tiền, anh dành hết thời gian vào mục đích lớn nhất đó và lợi nhuận thu được anh lại phục vụ cho thú vui riêng của mình, trong khi em thì chẳng thấy vui gì cả, anh nói em chẳng biết gì.
Thì đúng rồi, mở mắt ra một cái là nghe tiếng con khóc, thôi thì đủ, đói có, đái có, khóc vì chẳng có lý do gì cũng có, loanh quanh phục vụ cả gia đình rồi đi làm. Về nhà lại long tóc gáy lên cho con ăn, tắm rửa và nấu ăn cho cả nhà, ngẩng mặt lên thì trời tối mò, ngồi nghỉ thôi, thời gian ấy quý giá cần phải hít thở thật sâu để còn tái sản xuất sức lao động, sẵn sàng cho một ngày mai hoạt động đều đặn như thế. Thử hỏi thời gian đâu để mà chăm sóc, thời gian đâu để mà spa thư giãn, làm gì có lúc nào mà tìm hiểu cái "thú vui" của anh. Chờ được đến lúc con lớn thì giá trị cũng đã hao mòn, còn điểm phấn tô son làm gì cho thêm buồn với dấu vết thời gian, thêm nữa em bực tức nghĩ anh không xứng đáng có được một người vợ vừa đảm đang vừa xinh đẹp.
Em ước mong anh sẽ bớt chút thời gian quý như kim cương của mình để chơi cùng con, bởi đứa con là tài sản chung lớn nhất, là điều cần vun đắp cùng với tình cảm vợ chồng. Em đã thể hiện niềm khao khát ấy từ lâu, thậm chí ghi cả điều ước gửi ông già Noel. Rồi dùng đủ hình thức, mặn, nhạt, ngọt, gắt để du đẩy cái quan niệm "việc vặt là của đàn bà" của anh vậy mà lòng anh "vẫn vững như kiềng ba chân". Em muốn xõa tung hết cả, biến mình thành một con người khác, sống vì mình, tự chau chuốt cho bản thân, cho mình chứ chẳng cần phải cho ai khác. Song thực sự em không có đủ thời gian và tâm trí nữa. Cuộc sống như vậy thử hỏi còn nghĩa lý gì?
Theo VNE
Ly dị vì chuyện ăn Tết nhà nội hay ngoại Gần mười năm cưới nhau, cứ mỗi lần Tết đến là Hùng luôn sống trong sợ hãi. Bên cạnh nỗi lo cơm áo gạo tiền cùng hàng trăm thứ nỗi lo ngày Tết thì quyết định "ăn Tết bên nào" (nhà nội hay nhà ngoại). Điều đó luôn là một thách thức căng thẳng, nó tốn không biết bao nhiêu mồ hôi (cãi...